Có thể bạn sẽ quan tâm
REVIEW CÔNG VIỆC VỊ TRÍ KẾ TOÁN/ GIAO DỊCH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
Vietcombank là ngân hàng mơ ước của rất nhiều sinh viên mới ra trường. Hai vị trí được quan tâm nhất khi ứng tuyển vào Vietcombank là Kế toán/ Giao dịch viên. Sở dĩ hai vị trí này được xếp chung một nhóm vì có nhiều điểm chung trong mô tả công việc và có khả năng linh hoạt vị trí công tác tại ngân hàng. Cùng tìm hiểu về thực tế công việc của hai vị trí này trong bài viết dưới đây.
- 1. Mô tả công việc Vị trí Kế toán/ Giao dịch viên
- 1.1. Mô tả công việc chung của vị trí Kế toán/ Giao dịch viên tại ngân hàng Vietcombank
- 1.2. Các nghiệp vụ ngân hàng của vị trí Kế toán/ Giao dịch viên tại Ngân hàng Vietcombank
- 2. Lộ trình thăng tiến của vị trí Kế toán/ Giao dịch viên tại Ngân hàng Vietcombank
- 3. Điều kiện để trở thành một Kế toán/ Giao dịch viên
- 3.1. Kỹ năng
- 3.2. Phẩm chất
- 3.3. Kiến thức Nghiệp vụ
- 4. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP CỦA VỊ TRÍ KẾ TOÁN/ GIAO DỊCH VIÊN
1. Mô tả công việc Vị trí Kế toán/ Giao dịch viên
Kế toán/ Giao dịch viên là người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhằm giải đáp các thắc mắc cũng như thực hiện các yêu cầu của khách hàng trong khả năng và nhiệm vụ của mình với mục đích cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.
Tính chuyên nghiệp, văn hóa ngân hàng và nhiều giá trị vô hình khác được thể hiện qua cường độ làm việc, thái độ phục vụ và khả năng xử lý chính xác của giao dịch.
1.1. Mô tả công việc chung của vị trí Kế toán/ Giao dịch viên tại ngân hàng Vietcombank
- Giao dịch tài chính: Kế toán/ Giao dịch viên thực hiện các giao dịch tài chính hàng ngày cho khách hàng và ngân hàng. Điều này bao gồm mở tài khoản, rút/gửi tiền, chuyển khoản tiền, thanh toán hóa đơn và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng: Họ tư vấn và hỗ trợ khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, giải quyết thắc mắc và cung cấp thông tin liên quan đến tài chính.
- Kiểm soát tiền mặt: Kế toán/ Giao dịch viên quản lý và kiểm soát tiền mặt trong quầy giao dịch, đảm bảo số tiền trong quầy luôn cân đối và an toàn.
- Đối ứng với thủ tục và quy định: Kế toán/ Giao dịch viên phải tuân thủ các quy định, thủ tục và chính sách của ngân hàng và ngành ngân hàng để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ trong các giao dịch tài chính.
- Báo cáo và ghi chép: Kế toán/ Giao dịch viên thường phải lập báo cáo về các giao dịch đã thực hiện, kiểm tra tính chính xác của các số liệu và ghi chép các giao dịch vào hệ thống của ngân hàng.
- Chăm sóc KH & Phát triển quan hệ lâu dài: Chăm sóc khách hàng và đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ phục vụ cho khách hàng theo quy định của ngân hàng. Quan tâm, chăm sóc khách hàng sau bán nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp, thúc đẩy khách hàng sử dụng thêm sản phẩm dịch vụ khác hoặc giới thiệu thêm các khách hàng mới.
>>> Xem thêm: Review Môi trường làm việc và Chế độ đãi ngộ tại Vietcombank
1.2. Các nghiệp vụ ngân hàng của vị trí Kế toán/ Giao dịch viên tại Ngân hàng Vietcombank
Một Kế toán/ Giao dịch viên cần nắm được 5 mảng nghiệp vụ cơ bản như sau:
Giao dịch Tài khoản: Trong hệ thống giao dịch, Kế toán/ Giao dịch viên cần nắm rõ khá nhiều các loại tài khoản cơ bản, bao gồm:
- Tài khoản tiền gửi: Bao gồm Tiền gửi không kỳ hạn (là Tài khoản thanh toán hoặc Tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn) & Tiền gửi có kỳ hạn (gồm các SP Tiết kiệm thông thường, TK thả nổi, TK cho con,… và các Giấy tờ có giá cơ bản như Kỳ phiếu, Trái phiếu, Chứng chỉ tiền gửi..)
- Tài khoản tiền vay
- Các loại tài khoản khác như Tài khoản ký quỹ, Tài khoản chuyên chi, chuyên thu,
- Tài khoản trung gian…
Quy trình cơ bản như:
- Quy trình liên quan đến mở Tài khoản KHCN, KHDN;
- Quy trình mở sổ tiết kiệm
- Quy trình nộp/rút tiền;
- Quy trình truy vấn/phong tỏa tài khoản,…
Giao dịch Thẻ: Với các giao dịch Thẻ, Kế toán/ Giao dịch viên cần nắm được các thông tin cơ bản, gồm:
- Phân loại Thẻ: Có 3 loại thẻ là Thẻ ghi nợ (Debit), Thẻ trả trước (Prepaid) và Thẻ tín dụng (Credit)
- Thẻ ghi nợ là SP thẻ tiêu tiền trong phạm vi số tiền đã có trong tai khoản
-
Thẻ trả trước là SP thẻ theo đó KH số tiền đang có trong thẻ. Nếu sử dụng hết tiền
trong thẻ thì phải chuyển thêm tiền vào thẻ này. Tóm lại thẻ này hoàn toàn cách ly với tài khoản thanh toán ngân hàng của bạn. Loại thẻ này giống với các loại thẻ cào điện thoại. - Thẻ tín dụng là thẻ tiêu trước trả sau, miễn lãi tối đa 45 ngày (về bản chất đây là 1 khoản vay)
Quy trình phát hành Thẻ
Giao dịch thanh toán: Thanh toán qua Ngân hàng là hình thức thanh toán bằng
cách ngân hàng trích từ tài khoản của khách hàng này sang tài khoản khách hàng khác theo lệnh của chủ tài khoản. Với các giao dịch thanh toán, về tổng thể Kế toán/ Giao dịch viên cần nắm được các nghiệp vụ cơ bản gồm:
- Các phương thức thanh toán trong nước: Ủy nhiệm chi; Ủy nhiệm Thu; Thẻ; Séc
- Quy trình chuyển tiền/nhận tiền đến trong nước
- Các phương thức thanh toán quốc tế: Điện chuyển tiền TTR, Nhờ thu, L/C, C.A.D
Giao dịch Ngân quỹ: Các kiến thức nghiệp vụ về Giao dịch Ngân quỹ phục vụ cho Kế toán/ Giao dịch viên nắm được các giao dịch tiền mặt giữa: Kế toán/ Giao dịch viên & CV Kho quỹ; Kế toán/ Giao dịch viên và Khách hàng trong các giao dịch gửi tiền, chuyển tiền,…; giữa chi nhánh A và chi nhánh B hoặc giữa Chi nhánh & các PGD,... Theo đó, Kế toán/ Giao dịch viên cần nắm được Quy trình kiểm đếm tiền, xử lý tiền thừa/giả, cách thức bó tiền,... cũng như các lưu ý, quy tắc trong giao dịch tiền mặt (Ví dụ Kế toán/ Giao dịch viên phải nhận tiền trước khi thực hiện thao tác nghiệp vụ, cách thức xử lý tiền giả khéo léo,…)
Giao dịch mua bán ngoại tệ/kiều hối: Nghiệp vụ giao dịch mua bán ngoại tệ/hay kiều hối là nghiệp vụ tương đối cơ bản trong nhóm nghiệp vụ cần thực hiện. Theo đó, cần nắm được Đối tượng được phép giao dịch ngoại tệ, Tỷ giá tham chiếu, cũng như cách thức hoạch toán giao dịch,...
THAM GIA NHÓM ZALO HƯỚNG DẪN ÔN THI VIETCOMBANK TẠI ĐÂY
2. Lộ trình thăng tiến của vị trí Kế toán/ Giao dịch viên tại Ngân hàng Vietcombank
Lộ trình thăng tiến của Kế toán/ Giao dịch viên được mô tả cơ bản theo số năm kinh nghiệm làm việc, với điều kiện hoàn thành được chỉ tiêu đề ra tại các kỳ đánh giá.
- Từ 0 – 1 năm đầu tiên: Kế toán/ Giao dịch viên
- Từ 1 – 3 năm: Kiểm soát viên
- Từ 3 – 5 năm: Trưởng/phó phòng Dịch vụ khách hàng
- Từ 5 – 7 năm: Phó giám đốc Vận hành
- Từ 7 – 9 năm: Giám đốc chi nhánh
- > 9 năm: Các vị trí khác tại Hội Sở
Thực tế, trong quá trình công tác, Kế toán/ Giao dịch viên có sự điều chuyển sang các vị trí như CV Tư vấn tài chính cá nhân, Điều phối sàn, CVQHKH, CV Thanh toán quốc tế, Hành chính nhân sự,… Việc này sẽ tùy thuộc vào định hướng của mỗi cá nhân.
>>> Xem thêm: Chế độ lương thưởng của Vietcombank theo từng vị trí
3. Điều kiện để trở thành một Kế toán/ Giao dịch viên
Như đã nói, Kế toán/ Giao dịch viên là người tạo nên ấn tượng tốt đẹp đầu tiên và lâu dài với khách hàng. Theo đó, để trở thành Kế toán/ Giao dịch viên chuyên nghiệp, cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
3.1. Kỹ năng
- Kỹ năng làm việc nhóm & độc lập tốt.
- Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe
- Kỹ năng xây dựng, tạo lập mối quan hệ cá nhân
- Kỹ năng đặt câu hỏi & xử lý tình huống
3.2. Phẩm chất
- Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ
- Thích những công việc ít đi lại
- Hòa nhã, ưa thích giao tiếp. Có khả năng giao tiếp, tiếp thị sản phẩm là một lợi thế.
- Tiếng Anh giao tiếp tốt, thành thạo tin học văn phòng;
- Biết cách lắng nghe & kiểm soát tốt cảm xúc. Thái độ cầu thị trong công việc
3.3. Kiến thức Nghiệp vụ
- Nắm bắt nền tảng cơ bản về Kế toán Ngân hàng, Kho quỹ
- Kiến thức chung về khách hàng, thị trường và ngân hàng cạnh tranh
- Kiến thức về Ngân hàng: sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sản phẩm bán chéo, Văn bản nghiệp vụ liên quan..
- Chuyên môn: Tốt nghiệp các trường đại học kinh tế. Vị trí Kế toán/ Giao dịch viên không quá kén chuyên ngành học. Các bạn học kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp,…vẫn có thể thi và làm Kế toán/ Giao dịch viên
4. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP CỦA VỊ TRÍ KẾ TOÁN/ GIAO DỊCH VIÊN
Cùng với Tín dụng/ Quan hệ khách hàng, Kế toán/ Giao dịch viên là vị trí có chỉ tiêu tuyển dụng lớn, cơ hội được mở rộng với tất cả các bạn ứng viên khối ngành kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc, các bạn học trái ngành vẫn có thể tự tin thi đỗ được vị trí này.
Để có thể được trang bị kiến thức và kĩ năng giúp bạn tự tin khi thi tuyển vị trí Kế toán/ Giao dịch viên; bạn có tham khảo khóa học Luyện thi và đào tạo vị trí Kế toán/ Giao dịch viên tại UB Academy.
NHÂN 3 LẦN TỶ LỆ ĐỖ KHI ĐĂNG KÝ SỚM KHÓA LUYỆN THI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
- Mua 1 được học 3 lần, mở ra cơ hội học vào đầu năm 2024 cho ứng viên nếu không kịp thi đợt cuối năm 2023
- Học viên tự chọn thời điểm học lại, không lo khu vực mình học không có chỉ tiêu
Đồng hành cùng học viên cho đến khi trúng tuyển vào ngân hàng Vietcombank