messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

[HÀ NỘI] RECAP Sự Kiện Học Gì Để Trở Thành Banker?

"Lựa chọn là chai nước suối hay là lon coca là quyền của bạn. Cả 2 cùng trải qua những cú lắc, nhưng việc có tuôn trào hay bình lặng khi mở nắp thì dựa vào lựa chọn mỗi của mỗi người” Thật vậy, mọi việc diễn ra đều có hai mặt của nó, quan trọng là cách bạn chọn đối diện với vấn đề đó theo hướng tích cực hay tiêu cực. Và nghề Ngân hàng cũng không ngoại lệ. Khi bạn lựa chọn đối mặt với vấn đề bằng cái nhìn tích cực bạn sẽ học hỏi nhiều điều từ trải nghiệm đó. Ngược lại nếu chỉ nhìn mọi việc theo hướng tiêu cực thì môi trường nào cũng là môi trường toxic. Đây là những chia sẻ đầy cảm hứng từ anh Đoàn Việt Công - Host của sự kiện Học gì để trở thành Banker? tại Hà Nội

Ngày 14/03/2023 vừa qua sự kiện Học gì để trở thành Banker? đã nổ phát súng đầu tiên tại thành phố Hà Nội với sự tham gia của hơn 80 bạn sinh viên. Sự kiện quy tụ dàn diễn giả chuyên gia, có nhiều năm kinh nghiệm làm trong nghề ngân hàng như chị Phạm Mỹ Linh - Cán bộ Khách hàng doanh nghiệp (SME) ngân hàng Vietcombank, anh Nguyễn Quang Trí - Chuyên viên Sản phẩm doanh nghiệp Ngân hàng TPBank và host sự kiện anh Đoàn Việt Công - 10 năm kinh nghiệm làm việc tại Vietcombank và lĩnh vực bảo hiểm.

Mở đầu chương trình, anh Công chia sẻ về chủ đề của buổi trao đổi, những vấn đề cơ bản mà các bạn sinh viên đang gặp phải là gì khi đi tìm cho mình con đường vào nghề Bank. Anh Công hy vọng, qua buổi chia sẻ ngày hôm nay, anh có thể phần nào giúp các bạn hiểu được triển vọng phát triển trong nghề Ngân hàng, những lộ trình sự nghiệp các bạn sinh viên có thể chọn và những tips giúp các bạn thi tuyển ngân hàng.

1. Triển vọng ngành ngân hàng tại Việt Nam

Đặt vấn đề, anh Công đưa ra câu hỏi: “Tại sao các bạn tin tưởng ngành ngân hàng?”, “Các bạn có nghĩ trong tương lai AI sẽ thay thế ngân hàng hay không?"

Có bạn đưa ra ý kiến rằng, vì thị trường ngân hàng, chứng khoán, bất động sản rất lớn, khó có thể mất việc làm. Có bạn bổ sung thêm, vì cấu trúc thị trường hiện nay chủ đạo là Market-Based còn ở Việt Nam giờ đang là Bank-Based nên ở Việt Nam, ngành ngân hàng vẫn rất quan trọng.

“Chính xác là vậy!” Anh Công nói. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, anh Công chia sẻ biểu đồ trực quan về triển vọng ngành. Trong cơ cấu lợi nhuận toàn thị trường chứng khoán, Ngân hàng đóng góp khoảng 31% lợi nhuận (2016). Trong tất cả các ngành nghề niêm yết, Ngân hàng chiếm ⅓. Đến năm 2022 lợi nhuận Ngân hàng đóng góp đã tăng gấp đôi lên đến 63%. Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của ngân hàng gần như là nhanh nhất. Bởi vậy nghề ngân hàng rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và “nhân sự ngân hàng được xem trọng, tưởng thưởng xứng đáng” anh Công nhận xét.

Chia sẻ thêm, anh cho biết, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bởi tín dụng, tín dụng tăng thì GDP cũng tăng. Bởi vậy Việt Nam luôn luôn khát vốn. Khi thiếu thanh khoản, hàng năm tăng trưởng Chính phủ sẽ phải tăng thêm room, cấp thêm tín dụng cho doanh nghiệp. Có thể nói, tăng trưởng tín dụng làm tăng trưởng lợi nhuận ngành bank cực bền vững. Anh đưa ra kết luận “Ngành Ngân hàng Việt Nam có thể không đột phá nhưng bền vững”.

Đây vừa là triển vọng nhưng cũng là thách thức lớn của lớp Banker trẻ ngày nay, khi các bạn vừa phải cố gắng theo đuổi tiến bộ của ngành, vừa phải cập nhật thêm kiến thức và nghiệp vụ để trụ lại trong ngành. Điều này dễ dạng khiến các bạn hoang, mang lo lắng, liệu không biết mình có hợp với nghề Ngân hàng hay không? Tính cách mình hướng nội như vậy liệu có thể làm GDV/QHKH/Sale ngân hàng hay không?

2. Hướng nội có làm sale ngân hàng được không?

“Không có người hướng nội hay người hướng ngoại, chúng ta phải đặt mình vào công việc đó và mình sẽ làm được.”

Đây là lời anh Công khẳng định trong phần Team-up của sự kiện. Các bạn được chia làm 4 nhóm và được đưa ra thử thách trong 10 phút, các bạn sẽ đi quanh phòng và làm quen nhiều người nhất có thể, bạn nào nhớ được nhiều người nhất sẽ nhận được phần quà hấp dẫn từ chương trình.

Lúc đầu nhiều bạn còn e ngại vì phải bắt chuyện, giao tiếp với các bạn mới, nhưng chỉ ngay vài phút sau đó các bạn đã quen với không khí sự kiện, bắt đầu kết thêm nhiều bạn mới, biết thêm những sự thật thú vị về nhau.

Điều này thể hiện, người hướng nội không có nghĩa là không bán được hàng. Người bán được hàng là người có khả năng thích nghi và chấp nhận thay đổi bản thân. Chỉ trong thời gian ngắn ngủi anh Công đã giúp các bạn nhận ra được những tiềm năng mà ngay chính các bạn cũng chưa biết đến.

Và để bổ trợ cho ý kiến của anh Công, chị Phạm Mỹ Linh đánh giá những người hướng nội cũng có điểm mạnh của họ. Có thể người hướng nội sẽ không chốt nhiều đơn như hướng ngoại nhưng số người mà họ chốt sẽ thân thiết và có khả năng cam kết với ngân hàng lâu hơn, tạo tiền đề phát triển các dịch vụ, sản phẩm khác sau này.

Anh Công chia sẻ thêm, Giao tiếp là bản năng của con người. Chúng ta ai cũng có thể giao tiếp, nó là chìa khóa mở cánh cửa thành công trong cuộc sống. Vì vậy trong chúng ta không có ai là không sale được. Người sống nội tâm vẫn sale được, nếu như đặt vào hoàn cảnh và luôn có ý chí hoàn thành công việc. Vậy nên các bạn không cần phải e ngại khi được giao công việc này nhé!

3. Sinh viên cần chuẩn bị gì để trở thành Banker tương lai?

Tiếp nối chương trình, anh Công chia sẻ một số kinh nghiệm của anh khi ứng tuyển ngân hàng: 

  • Trước khi làm gì, bạn cần phải đọc tiêu chuẩn của ngân hàng, đối chiếu xem điều kiện mình đã xét tuyển được chưa, từ đó đưa ra chiến lược ứng tuyển ngân hàng;
  • Tiếp theo, để sẵn sàng ứng tuyển công việc, bạn cần bổ trợ kiến thức nghiệp vụ. Có nhiều cách để bổ trợ kiến thức, thứ nhất là tự ôn, tìm tài liệu qua các nguồn học hoặc đi học. Với phương pháp đi học bạn sẽ có người đốc thúc, học cùng và học đúng trọng tâm;
  • Đừng tập trung lo sợ quá nếu không bằng những bạn học đúng chuyên ngành. Thực ra trình độ các bạn là tương đương nhau chỉ khác nhau về ngành học trên bằng mà thôi.

Sau khi nghe những chia sẻ từ anh Công, có bạn thắc mắc rằng vào ngân hàng rồi thì có làm cái khác được không? 

Anh Công khẳng định là có thể. Bạn có thể làm song song cả 2 hoặc nghỉ ngân hàng làm cái mình yêu thích bởi vì làm bank sẽ là bệ đỡ vững chắc cho các bạn ở những vị trí cao hơn. Ví dụ như nếu bạn muốn làm chuyên gia phân tích tài chính thì chắc chắn nếu mới ra trường bạn sẽ khó làm chuyên gia luôn nhưng nếu làm bank một thời gian thì vị trí sẽ mở hơn, sau vài năm đã có kinh nghiệm thì nhảy về nhiều hướng.

Và người đã từng làm mảng khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank, hiện giờ đã nghỉ để theo đuổi mục tiêu của bản thân - chị Phạm Mỹ Linh là minh chứng rõ ràng nhất. Chị Linh nghỉ Vietcombank sau đó đi du học và với chị Vietcombank là trải nghiệm tuyệt vời, là tiền đề để giúp chị có được những cơ hội mới!

4. Hỏi đáp cùng diễn giả

Kết thúc phần chia sẻ của diễn giả, các bạn sinh viên cùng với diễn giả đã thảo luận sôi nổi với nhiều chủ đề xung quanh những khó khăn, góc khuất của ngành và những kinh nghiệm khi thi tuyển ngân hàng từ các đàn anh, đàn chị đi trước.

4.1 Khi các anh chị chia sẻ, em thấy review môi trường Ngân hàng toàn là màu hồng vậy những góc khuất của ngành là gì?

Đúng, nghề Ngân hàng không chỉ có màu hồng mà còn cả những điều trái chiều không thể phủ nhận được. Điều khác biệt ở chỗ thái độ của mọi người đối với sự việc.

Theo ý kiến của anh Nguyễn Quang Trí, trong 7 năm làm nghề, anh đã cộng tác với rất nhiều tổ chức, ở nhiều vị trí khác nhau như tín dụng cá nhân, doanh nghiệp, thẩm định. Đúng là ngân hàng nhiều khi toxic nhưng tùy vào góc nhìn mà các bạn lựa chọn vấn đề sẽ mang sắc thái khác nhau.

Theo chị Linh, toxic là từ con người chứ không phải từ môi trường. anh Công bổ sung thêm, khi hiệu ứng tiêu cực đó được lan tỏa, dần dần mọi người sẽ nghĩ ngành Ngân hàng chính là tiêu cực như vậy. Nếu ta nhìn nhận vấn đề một cách tích cực thì những vấn đề đó sẽ trở nên tích cực hơn.

4.2 Học trái ngành thi ngân hàng BIG4 được không? 

Chi Linh giải đáp, nếu ngành học không liên quan về ngân hàng, với những kinh nghiệm cũ đã có, các bạn cần xem lại xem có kỹ năng gì bổ trợ được cho vị trí ứng tuyển không? Cố gắng ghi hồ sơ ra sao để thể hiện được kinh nghiệm, tố chất của bản thân phù hợp với vị trí ứng tuyển.

4.3 Hiện nay, mức độ cạnh tranh trong nghề ngân hàng rất gay gắt. Các anh chị có thể chia sẻ thêm về kinh nghiệm, mẹo phỏng vấn gây ấn tượng không ạ?

Anh Công chia sẻ rằng, để có thể cạnh tranh các bạn sinh viên nên bắt đầu chuẩn bị kiến thức, kỹ năng (phải tập luyện và trải nghiệm), đó là điều kiện cần. “Còn điều kiện đủ là phải có duyên nữa” anh hóm hỉnh chia sẻ. Vì bản thân anh cũng đã đỗ phỏng vấn MBbank nhưng vì nhiều yếu tố khác mà anh đã lựa chọn vào Vietcombank.

Chi Linh nói thêm, khi các bạn ứng tuyển ngân hàng như BIG4 các bạn sẽ không chỉ cạnh tranh với các ứng viên đồng trang lứa mà còn là những người đi làm có kinh nghiệm lâu năm. Tuy nhiên, “Các bạn sinh viên mới ra trường có điểm mạnh cực lớn là có nhiệt huyết lớn”, chị Linh khẳng định. Theo kinh nghiệm của chị, khi ứng tuyển, nhất là vòng phỏng vấn các bạn cần thể hiện tâm thế muốn, cần làm và phải đạt được. Các bạn có thần thái, điểm mạnh về kiến thức - điều mà người đi làm không có. Với chị, để thi đỗ ngân hàng BIG4, quan trọng là cách mà các bạn thể hiện, sẵn sàng đóng góp cho ngân hàng.

4.4 Tại sao một số vị trí thì ngân hàng ưu tiên tuyển dụng nội bộ, những người đã đi làm hơn?

Anh công trả lời, do những vị trí đó là vị trí đòi hỏi kinh nghiệm cao, phải có nghiệp vụ, biết nghiệp vụ, từng tiếp xúc với ngân hàng thì mới làm được (như thẩm định ngân hàng).

Về mặt tuyển dụng sẽ có 2 loại là:

  • Tuyển dụng không có kinh nghiệm
  • Tuyển dụng có kinh nghiệm

Thường ngân hàng mô tả các vị trí rất kỹ như vị trí thẩm định thường phải có kinh nghiệm, vậy nên các bạn cần lưu ý nhé. Nếu vị trí bạn hướng đến tuyển có kinh nghiệm nhưng bạn chưa thật sự có thì đừng lo, các bạn có thể bắt đầu từ các vị trí thấp sau đó phấn đấu lên các vị trí cao hơn theo lộ trình.

Có 2 dạng lộ trình nghề nghiệp trong ngành Ngân hàng như:

  • Theo chiều đi lên, Ví dụ: GDV - Kiểm soát viên - trưởng phòng dịch vụ khách hàng - phó giám đốc phụ trách DVKH- giám đốc khu vực -....
  • Theo chiều ngang: Tín dụng - hỗ trợ Tín Dụng - Thẩm định ngân hàng - Phát triển kinh doanh - Phát triển sản phẩm - kiểm toán -...

Tùy thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp mà các bạn sẽ có lộ trình khác nhau.

4.5 Sinh viên mới ra trường thường được offer vào vị trí nhân viên front (QHKH/GDV) hoặc CTV back (vận hành: CNTT,..) vậy sinh viên nên chọn vị trí nào?

Anh Công chia sẻ, chặng đường sự nghiệp của các em ra sao phụ thuộc vào phẩm chất của các em như nào. Phẩm chất thể hiện ở kiến thức, kỹ năng, ý thức. Các em có thể làm bất cứ việc gì các em thích. Làm Ngân hàng vị trí back cũng được, front cũng được, sếp cũng được, chuyên gia cũng được. Nhưng quan trọng hơn là cần phải biết với vị trí đó mình sẽ cần kiến thức kỹ năng gì và trang bị sẵn sàng cho bản thân.

5. Cảm nhận của các bạn sinh viên khi tham dự sự kiện Học gì để trở thành Banker?

Qua những chia sẻ và giải đáp chân thành từ diễn giả, các bạn sinh viên phần nào đã hiểu thêm về ngành Ngân hàng, sự thật về ngành và những tố chất để trở thành một Banker đúng nghĩa. Sự kiện phần nào đã chạm đến mong muốn, thắc mắc của các bạn ứng viên:

Bạn An - Sinh viên năm nhất Đại học Ngoại thương chia sẻ rằng khi nghe những lời khuyên và câu chuyện từ các diễn giả, bạn cảm thấy rất tích cực. Trên góc độ sinh viên học trái ngành, bạn đã học được nhiều thứ hơn. Bạn đã có hình dung mới hơn về ngành ngân hàng, với mục tiêu nghề nghiệp của mình bạn thấy Ngân hàng là ngành phù hợp trong những năm đầu tiên mới đi làm

Bạn Linh - sinh viên ngành Tài chính ngân hàng xúc động chia sẻ, 1 năm trước, sau khi ra trường bạn từng đọc được những vấn đề toxic trên group học và làm nghề ngân hàng. Bạn cảm thấy lo lắng nếu theo nghề bank nên bạn đã theo nghề khác. Nhưng sau một thời gian, bạn thấy bản thân mình không thực sự thuộc về ngành đó nên bạn đã quyết định quay về ngành ngân hàng lại. Khi đến đây, nghe được những chia sẻ thật lòng từ anh Công, anh Trí và chị Linh, bạn nhận ra hóa ra ngân hàng không hề tệ, cũng có sự trong sáng, vẫn có thành công nên bạn quyết định theo đuổi ngành học

Quả thực khi nghe được tâm sự từ Linh, các anh chị diễn giả cùng BTC UB Aacdemy đã được tiếp thêm động lực to lớn! Đây là thành công của sự kiện cũng như là thành công của các vị diễn giả trong sự kiện ngày hôm nay!

Cuối sự kiện các bạn sinh viên cùng diễn giả và BTC đã chụp tấm ảnh lưu niệm, nhận những phần quà đến từ UB Academy như:

  • Sách Banker có gì vui?
  • Áo Banker có gì vui?
  • Cẩm nang luyện thi Ngân hàng

Đặc biệt, với những bạn tham dự sự kiện sớm, các bạn được các chuyên viên tư vấn của UB Academy tư vấn 1:1 về định hướng nghề nghiệp ngành ngân hàng!

Các bạn được giải đáp những thắc mắc về nghề Bank. Thi Bank có khó không? Có bao nhiêu đợt thi tuyển? Sinh viên mới ra trường liệu có cơ hội thi vào ngân hàng BIG4 không?

Không chỉ vậy các bạn còn được hướng dẫn lộ trình nghề nghiệp chi tiết.

Giúp các bạn chuẩn bị hành trang thi tuyển vững vàng trên con đường chinh phục nghề Bank sắp tới!

Lời cuối, UB Academy xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị diễn giả cùng các bạn sinh viên đã đồng hành và ủng hộ để tạo nên một buổi sự kiện OFFLINE "Chuyện người trong nghề: Học gì để trở thành Banker?" thành công rực rỡ! UB Academy mong rằng sẽ tiếp tục có được sự đồng hành của các bạn trong những sự kiện sắp tới.

>>> Xem thêm: [HÀ NỘI] Record sự kiện HỌC GÌ ĐỂ TRỞ THÀNH BANKER? 

------------
UB Academy - 11 năm kinh nghiệm đào tạo luyện thi ngân hàng
Liên hệ hotline: 097 5151 777 | 0243 999 2518
Tham gia cộng đồng Học và làm nghề ngân hàng: https://www.facebook.com/groups/uandbank