messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Công chức Thuế là gì? Thi công chức thuế cần bằng gì?

Được trở thành Công chức Thuế, thuộc biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hẳn là mục tiêu của rất nhiều người. Vậy công chức Thuế là gì? Thi công chức thuế cần bằng gì? Kỳ thi

Nội dung bài viết:

Được trở thành Công chức Thuế, thuộc biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hẳn là mục tiêu của rất nhiều người. Vậy công chức Thuế là gì? Thi công chức thuế cần bằng gì? Kỳ thi công chức thuế gồm bao nhiêu vòng? Có những lưu ý ra sao? UB Academy sẽ giải đáp những thắc mắc này ngay qua bài viết dưới đây!

1. Công chức thuế là gì? Chức trách, nhiệm vụ của công chức thuế

1.1 Công chức thuế là gì?

Hiểu nôm na, công chức thuế là tên gọi chung của tất cả các ngạch công chức chuyên môn xử lý nghiệp vụ thuế. Công chức thuế sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện một phần hành công việc thuộc nghiệp vụ quản lý thuế theo sự phân công của đơn vị.

Theo Khoản 2 Điều 3, Thông tư số 29/2022/TT-BTC được ban hành ngày 03/06/2022, công chức thuế gồm các chức danh và mã số ngạch như sau:

Chức danh Mã số ngạch
Kiểm tra viên cấp cao thuế 06.036
Kiếm tra viên chính thuế 06.037
Kiểm tra viên thuế 06.038
Kiểm tra viên trung cấp thuế 06.039
Nhân viên thuế 06.040

 

1.2 Chức trách, nhiệm vụ các ngạch công chức thuế 

 
Chức danh Chức trách Nhiệm vụ
Kiểm tra viên cao cấp thuế 
  • Kiểm tra viên cao cấp thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực thuế;
  • Bố trí đối với các chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục, lãnh đạo Vụ, Cục và tương đương, lãnh đạo Cục thuế tỉnh, thành phố.
  • Có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về thuế tại Tổng cục Thuế và Cục thuế tỉnh, thành phố và thực hiện các phần hành nghiệp vụ thuế ở mức độ phức tạp cao, tiến hành trong phạm vi tỉnh, nhiều tỉnh hoặc toàn quốc.
Chủ trì nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển ngành; nghiên cứu đề xuất chủ trương chính sách và biện pháp quản lý thuế phù hợp với chiến lược phát triển ngành và chiến lược phát triển kinh tế địa phương.
Đề xuất các chủ trương hoạch định chính sách thuế, giải pháp quản lý thu để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu nội địa trong phạm vi, trên địa bàn quản lý.
Chủ trì nghiên cứu, tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; quy trình, quy chế nghiệp vụ quản lý thuế.
Chủ trì đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các chế độ, chính sách, các quy định trong từng lĩnh vực quản lý thuế.
Kiểm tra viên chính thuế
  • Kiểm tra viên chính thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao của ngành thuế;
  • Có nhiệm vụ giúp lãnh đạo chủ trì, tổ chức thực hiện quản lý thuế;
  • Trực tiếp thực hiện các phần hành của nghiệp vụ thuế theo chức năng được phân công tại các đơn vị trong ngành thuế.
Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch thu thuế, thu nợ thuế, cưỡng chế thuế và thu khác theo chức năng phần hành công việc; tổ chức thực hiện quy trình quản lý thu; trực tiếp xử lý đối với các trường hợp có tình tiết phức tạp.
Tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thu; tham gia xây dựng quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ và các văn bản, quy định liên quan; đề xuất sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý, quy trình thu phù hợp với tình hình thực tế.
Chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ quản lý thuế, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức thuế.
Chủ trì hoặc tham gia xây dựng đề tài, đề án, dự án được ứng dụng vào công tác của ngành; chủ trì hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực quản lý thuế.
Tham gia tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo thẩm quyền và quy định hiện hành.
Kiểm tra viên thuế
  • Kiểm tra viên thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản của ngành thuế; 
  • trực tiếp thực hiện phần hành công việc của nghiệp vụ quản lý thuế.
Tham gia xây dựng các quy định cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý thu; xây dựng kế hoạch thu thuế và thu khác, thu nợ thuế, cưỡng chế thuế và kế hoạch công tác tháng, quý, năm theo nhiệm vụ được giao.
Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong và ngoài đơn vị để thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế thuộc phạm vi quản lý.
Tổ chức thực hiện:
  • Hướng dẫn và tiếp nhận các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, hoàn thuế;
  • Theo dõi, đôn đốc đối tượng nộp thuế, nộp đầy đủ kịp thời số thuế và số thu khác vào Kho bạc Nhà nước;
  • Tham gia quản lý thông tin người nộp thuế theo nhiệm vụ được giao;
  • Nắm rõ tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế theo phạm vi quản lý để có biện pháp quản lý đạt hiệu quả cao;
  • Phân tích đánh giá tình hình tài chính, lãi lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đối tượng nộp thuế, đề xuất biện pháp quản lý và xử lý kịp thời các khoản nợ thuế;
  • Đề xuất và cụ thể hóa các chính sách, pháp luật thuế cho phù hợp với tình hình quản lý của ngành và địa phương.
Thực hiện kiểm tra công việc thuộc phần hành quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật.
Chấp hành sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của công chức chuyên môn ở ngạch trên và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn ở ngạch dưới.
Quản lý hồ sơ tài liệu theo quy định của Nhà nước.
Kiểm tra viên trung cấp thuế
  • Kiểm tra viên trung cấp thuế là công chức thực thi các nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ của ngành thuế; 
  • Trực tiếp thực hiện một phần hành nghiệp vụ trong công tác quản lý thuế tại đơn vị.
Tham gia xây dựng kế hoạch công việc tháng, quý, năm, kế hoạch thu thuế và thu khác với đối tượng nộp thuế theo phạm vi quản lý.
Tổ chức thực hiện:
  • Hướng dẫn các thủ tục đăng ký thuế, cấp mã số thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, hoàn thuế;
  • Tiếp nhận tờ khai nộp thuế, kiểm tra căn cứ tính thuế, đối chiếu so sánh để có nhận xét chính thức vào tờ khai của đối tượng nộp thuế theo lĩnh vực quản lý;
  • Tính thuế phải nộp, lập bộ sổ thuế, phát hành thông báo nộp thuế, lệnh thu thuế và thu khác. Theo dõi đôn đốc đối tượng nộp thuế nộp đúng, nộp đủ kịp thời tiền thuế vào Kho bạc Nhà nước;
  • Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và những biến động về giá cả và tiêu thụ sản phẩm của đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý có liên quan đến việc khai thuế, nộp thuế, nợ đọng tiền thuế;
  • Quản lý thông tin của người nộp thuế để sử dụng vào công việc hoặc cung cấp cho đồng nghiệp khi cần thiết.
Phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả cao.
Kiểm tra công việc thuộc chức năng quản lý theo quy định của pháp luật thuế.
Báo cáo kịp thời những diễn biến phức tạp trong công tác thu thuế, thu nợ tiền thuế và thu khác của người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý để cấp có thẩm quyền chỉ đạo, điều hành và xử lý theo pháp luật thuế.
Nhân viên thuế
  • Nhân viên thuế là công chức thừa hành, thực hiện nhiệm vụ đơn giản về chuyên môn nghiệp vụ của ngành thuế; 
  • Trực tiếp thực hiện một phần hành công việc thuộc nghiệp vụ quản lý thuế theo sự phân công của đơn vị.
Tham gia xây dựng kế hoạch công việc tháng, quý, năm và kế hoạch thu thuế và thu khác của đơn vị thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:

  • Xác định các đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý để có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định của pháp luật thuế;
  • Hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện việc đăng ký thuế, khai thuế, cấp mã số thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ thuế. Đồng thời giải thích cho đối tượng nộp thuế hiểu rõ chính sách thuế thuộc phần hành quản lý;
  • Tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, kiểm tra xác định tính đúng đắn, chính xác căn cứ tính thuế để có nhận xét chính thức vào tờ khai nộp thuế của đối tượng nộp thuế;
  • Tính thuế, lập sổ bộ thuế, phát hành thông báo nộp thuế, lệnh thu thuế, nộp phạt tiền thuế;
  • Theo dõi đôn đốc để thu đúng, thu đủ, kịp thời số tiền thuế vào Kho bạc Nhà nước;
  • Thực hiện kiểm tra về nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế trong phạm vi quản lý, lập biên bản trường hợp vi phạm chính sách thuế để trình cấp có thẩm quyền xử lý.
Phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế.
Quản lý hồ sơ tài liệu thuộc phần hành quản lý theo quy định hiện hành.
Chịu sự hướng dẫn quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của công chức chuyên môn ngạch cao hơn và của cấp trên.

2. Tiêu chuẩn trình độ đào tạo của công chức thuế

Với từng ngạch công chức khác nhau thì yêu cầu về trình độ đào tạo cũng khác nhau, cụ thể như sau:

Ngạch Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Kiểm tra viên cao cấp thuế 
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
  • Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.
Kiểm tra viên chính thuế
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.
Kiểm tra viên thuế
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.
Kiểm tra viên trung cấp thuế Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
Nhân viên thuế Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.

3. Xếp lương công chức thuế như thế nào?

Công chức thuế hiện đang được xếp lương theo quy định tại Điều 24 Thông tư 29/2022/TT-BTC như sau:

Ngạch Xếp hạng lương theo ngạch Hệ số lương
Kiểm tra viên cấp cao thuế Loại A3, nhóm A3.1 6,2 - 8,0
Kiếm tra viên chính thuế Loại A2, nhóm A2.1 4,4 - 6,78
Kiểm tra viên thuế Loại A1 2,34 - 4,98
Kiểm tra viên trung cấp thuế Loại A0 2,10 - 4,89
Nhân viên thuế Loại B 1,86 - 4,06

Như vậy:

Lương công chức thuế = Hệ số x Lương cơ sở

Trong đó:

Từ 01/7/2023, lương công chức thuế năm 2023 tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng

>> Đọc thêm: Bảng lương và phụ cấp của cán bộ, công chức loại C mới nhất 

4. Quy trình đăng ký thi công chức thuế

4.1 Hướng dẫn hồ sơ thi công chức thuế

4.1.1 Tiêu chuẩn bộ hồ sơ

STT Đối tượng Danh mục hồ sơ
1 Tất cả các đối tượng Phiếu đăng ký dự tuyển công chức.
Bản sao không cần công chứng: Bằng tốt nghiệp và kết quả học tập
  • Đối với văn bằng tốt nghiệp Đại học, sau Đại học ở nước ngoài: Phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt;
  • Đối với thí sinh tốt nghiệp Đại học tại các cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam: phải kèm bản dịch sang tiếng Việt và bản xác nhận của cơ sở đào tạo đã đào tạo bằng tiếng nước ngoài (trừ trường hợp trên bảng điểm do cơ sở đào tạo cấp đã ghi rõ đào tạo bằng tiếng nước ngoài)
03 phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận.
02 ảnh (4×6)

Chụp trong thời gian gần nhất, từ 03 tháng tính đến thời điểm thông báo.

Lưu ý: Mặt sau của ảnh cần ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh.

2 Thí sinh được miễn môn ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển Bản chụp (bản photo) bằng tốt nghiệp đối với người dự tuyển đã tốt nghiệp Đại học, sau Đại học về ngoại ngữ.
3 Thí sinh tốt nghiệp Đại học, sau Đại học tại các cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam Khi nộp hồ sơ dự tuyển cần nộp bản photo văn bằng và bảng điểm học tập (tất cả kèm bản dịch sang tiếng Việt) và bản xác nhận của cơ sở đào tạo đã đào tạo bằng tiếng nước ngoài (trừ trường hợp trên bảng điểm do cơ sở đào tạo cấp đã ghi rõ đào tạo bằng tiếng nước ngoài)
4 Thí sinh được miễn môn ngoại ngữ do dự tuyển công tác ở vùng dân tộc thiểu số Bản chụp (bản photo) chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số đối với người dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
5 Thí sinh thuộc diện ưu tiên trong các trường hợp: 
  • Anh hùng Lực lượng vũ trang, con anh hùng Lực lượng vũ trang;
  • Anh hùng Lao động, con anh hùng Lao động;
  • Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, con thương binh loại B;
  • Con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước);
  • Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Bản sao không cần chứng thực: 
  • “Anh hùng Lực lượng vũ trang”;
  • “Anh hùng Lao động”;
  • “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ”;
  • Thẻ (thương binh, bệnh binh…);
  • “Quyết định được hưởng chính sách là thương binh”;
  • “Quyết định trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học”.
Giấy xác nhận được hưởng chế độ ưu đãi do Phòng Lao động thương binh và xã hội cấp huyện trở lên xác nhận.
6 Thí sinh thuộc diện ưu tiên trong các trường hợp:
  • Sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp;
  • Người làm công tác cơ yếu chuyên ngành;
  • Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân;
  • Đội viên thanh niên xung phong, đội viên tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
Quyết định xuất ngũ hoặc các giấy tờ xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân, tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ…
7 Thí sinh thuộc diện ưu tiên trong trường hợp: là người dân tộc thiểu số Giấy khai sinh của thí sinh ghi rõ dân tộc thiểu số.

Nếu giấy khai sinh không ghi thành phần dân tộc, thí sinh bổ sung sổ hộ khẩu và CMND.

Lưu ý:

  • Đặc biệt, trong kỳ tuyển dụng 2023, Tổng cục Thuế không yêu cầu thí sinh dự tuyển nộp phải chứng chỉ ngoại ngữ, tin học ở trình độ tương ứng khi nộp hồ sơ dự tuyển mà có thể bổ sung sau;
  • Hồ sơ ưu tiên phải được cấp trước ngày hết hạn nhận phiếu đăng ký dự tuyển công chức thuế thì mới được cộng điểm ưu tiên theo quy định;
  • Người dự tuyển phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của hồ sơ đăng ký dự tuyển. Sau khi có kết quả thi, nếu trúng tuyển thí sinh phải nộp đầy đủ văn bằng tốt nghiệp, chứng chỉ theo quy định.

>> Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết Hồ sơ dự tuyển Công chức Thuế

Quy trình nộp hồ sơ

Bước 1: Ứng viên truy cập website https://dangkydutuyen.gdt.gov.vn/. Thí sinh nhập thông tin đăng ký dự tuyển

Bước 2: Sau khi nhận được thông tin lịch hẹn nộp hồ sơ, thí sinh in phiếu thông tin dự tuyển và phiếu hẹn nộp.

Bước 3: Thí sinh đến cơ quan thuế nộp phiếu thông tin dự tuyển và phiếu hẹn theo thông tin lịch hẹn

Lưu ý: Thí sinh chỉ có thể nộp hồ sơ dự tuyển công chức Thuế duy nhất một cơ quan thuế. Bất kỳ hồ sơ nộp đến cơ quan thuế mà không in phiếu thông tin dự tuyển từ website sẽ không được phê duyệt.

>> Đọc thêm: Hướng dẫn nộp Hồ sơ dự tuyển Công chức Thuế 2023

4.2 Một số lưu ý nộp hồ sơ thi công chức thuế

Phiếu đăng ký dự thi

Có thể đánh máy hoặc viết bằng tay. Tuy nhiên thí sinh phải ký tên trên tất cả các trang của phiếu đăng ký.

Thí sinh không phải nộp các loại chứng chỉ, giấy tờ dưới đây

Khác với quy định tại Thông tư 13/2010/TT-BNV theo quy định hiện nay thí sinh dự thi không cần chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học văn phòng, Giấy khám sức khỏe, Sơ yếu lý lịch, Giấy khai sinh.

Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ thi công chức Thuế

Thời gian đăng ký trực tuyến: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày 12/06/2023 đến 17 giờ 00 ngày 11/07/2023.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: thường chỉ trong vòng 5 ngày làm việc từ 08 giờ 00 ngày 07/07/2023 đến 17 giờ 00 ngày 11/07/2023.

Địa điểm nhận hồ sơ: 

  • Thí sinh đăng ký dự tuyển vào Cơ quan Tổng cục Thuế: Trụ sở Cơ quan Tổng cục Thuế, số 123 Lò Đúc, phường Đông Mác, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
  • Thí sinh đăng ký dự tuyển vào 62 Cục Thuế tỉnh, thành phố và 342 Chi cục Thuế trực thuộc: Trụ sở Cục Thuế các tỉnh, thành phố hoặc địa điểm do Cục Thuế thông báo.

5. Thi công chức thuế cần bằng gì? Kỳ thi công chức thuế 2023

5.1 Địa điểm thi công chức thuế 2023

Theo thông báo của từng khu vực:

  • Thí sinh đăng ký dự tuyển vào Cơ quan Tổng cục Thuế: Trụ sở Cơ quan Tổng cục Thuế thành phố Hà Nội.
  • Thí sinh đăng ký dự tuyển vào 62 Cục Thuế tỉnh, thành phố và 342 Chi cục Thuế trực thuộc: Trụ sở Cục Thuế các tỉnh, thành phố hoặc địa điểm do Cục Thuế thông báo.

5.2 Lịch thi công chức thuế năm 2023

Hiện tại, chưa có lịch thi công chức thuế 2023 cụ thể. Lịch thi sẽ được cập nhật sớm nhất sau khi có thông tin!

5.3 Chỉ tiêu tuyển dụng công chức thuế 2023

Chỉ tiêu tuyển dụng Công thức Tổng cục Thuế năm 2023 tại Cơ quan Tổng Cục Thuế và 62 Cục thuế tỉnh, thành phố (Cục thuế tỉnh Hà Nam không có chỉ tiêu tuyển dụng) là 1.634 chỉ tiêu, cụ thể theo từng ngạch công chức như sau:

- Ngạch Chuyên viên: 278 chỉ tiêu, trong đó:

  • Chuyên viên làm chuyên môn nghiệp vụ: 156 chỉ tiêu
  • Chuyên viên làm công tác quản lý xây dựng cơ bản: 07 chỉ tiêu
  • Chuyên viên làm công tác Đảng: 07 chỉ tiêu
  • Chuyên viên làm công nghệ thông tin: 108 chỉ tiêu

- Ngạch cán sự: 19 chỉ tiêu

- Ngạch Kiểm tra viên thuế: 1.215 chỉ tiêu

- Ngạch Kiểm tra viên tring cấp thuế: 46 chỉ tiêu

- Ngạch Văn thu viên: 49 chỉ tiêu

- Ngạch Văn Thu viên trung cấp: 27 chỉ tiêu

Bảng chỉ tiêu chi tiết xem TẠI ĐÂY.

5.4 Lệ phí đăng ký thi công chức thuế 2023

Lệ phí đăng ký thi công chức thuế là 300.000 VND/người. Nếu thí sinh không đủ điều kiện dự tuyển hoặc đăng ký nhưng không tham gia thi thì sẽ được trả lại lệ phí thi.

5.5 Quy trình tuyển dụng công chức Thuế

Cơ cấu kỳ tuyển dụng công chức Thuế

Về cơ bản, kỳ thi công chức Thuế sẽ gồm 2 giai đoạn chính là giai đoạn sơ loại hồ sơ và giai đoạn thi test. Thi test gồm 2 vòng:

  • Vòng 1: Thi trắc nghiệm
  • Vòng 2: Thi tự luận

Thời gian giữa các vòng thi

  • Từ lúc hết hạn nhận hồ sơ đến thi tuyển Vòng 1: 1 tháng
  • Từ lúc thi tuyển Vòng 1 đến thi tuyển Vòng 2: 3 tuần
  • Từ lúc thi tuyển Vòng 2 đến nhận kết quả: 1.5 tháng

>> Đọc thêm: Quy trình tuyển dụng công chức ngành Thuế 2023

5.6 Giới thiệu về các vòng thi trong kỳ thi tuyển công chức Thuế

Vòng 1: Trắc nghiệm

Hình thức thi: Thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên máy tính

Nội dung thi và thời gian thi: gồm 2 phần

Nội dung

Kiến thức chung Tiếng Anh
Số câu hỏi 60 câu hỏi 30 câu hỏi
Thời gian làm bài 60 phút 30 phút
Kiến thức ôn tập Hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển Kiến thức ôn theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam:

– Trình độ bậc 3 đối với ngạch chuyên viên;

– Trình độ bậc 2 đối với ngạch kiểm tra viên thuế;

– Trình độ bậc 1 đối với ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế;

(Đối với ngạch cán sự, văn thư viên và văn thư viên trung cấp không phải thi ngoại ngữ)

Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.

Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 1 trên máy tính

>> Đọc thêm: Trọn bộ tiếng Anh thi công chức Thuế

Vòng 2: Tự luận

Hình thức thi: Thi viết

Thời gian thi: 180 phút

STT Vị trí Kiến thức ôn thi
1 Ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế làm chuyên môn, nghiệp vụ; cán sự và kiểm tra viên trung cấp thuế Kiến thức về thuế (Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân) và Luật Quản lý thuế.
2 Ngạch chuyên viên làm công nghệ thông tin Kiến thức về công nghệ thông tin (kỹ thuật máy tính; khoa học máy tính; kỹ thuật phần mềm – mạng máy tính và truyền thông); kiến thức về hệ điều hành Windows; kiến thức về quản trị cơ sở dữ liệu; sử dụng các ứng dụng của Office 2010 (chủ yếu là Microsoft Excel và Microsoft Word).
3 Ngạch chuyên viên làm công tác quản lý xây dựng cơ bản Kiến thức về quản lý đầu tư xây dựng công trình; quản lý chi phí đầu tư công trình; quản lý chất lượng công trình.
4 Ngạch văn thư viên, ngạch văn thư viên trung cấp Kiến thức về lưu trữ học và quản trị văn phòng; về hành chính văn thư; về văn thư – lưu trữ.

* Nội dung đề thi được xây dựng phù hợp riêng đối với yêu cầu theo từng ngạch tuyển dụng.

5.7 Xác định, thông báo thí sinh trúng tuyển công chức Thuế

Xác định, thông báo thí sinh trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng công chức thực hiện theo quy định tại Khoản 9, Điều 16 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức ngành Thuế phải có đủ các điều kiện sau:

  • Có kết quả điểm các môn thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;
  • Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên theo quy định (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí dự tuyển tại đơn vị.

Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định hủy bỏ kết quả thi tuyển.

Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét quyết định việc trúng tuyển đối với người dự tuyển có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển đã bị hủy bỏ kết quả trúng tuyển theo quy định.

Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề mà bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển theo quy định.

Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.

5.8 Hồ sơ trúng tuyển

Đối với trường hợp trúng tuyển: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển, thí sinh cần phải hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ:

  1. a) Bản sao có chứng thực: văn bằng tốt nghiệp, chứng chỉ tiếng dân tộc (nếu được miễn thi ngoại ngữ) theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có)
  2. b) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Đối với thí sinh tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài nếu trúng tuyển: Thí sinh phải nộp bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại Quyết định số 21/VBHN-BGDĐT ngày 16/6/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp. Trường hợp văn bằng được miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh phải nộp các tài liệu chứng minh văn bằng được miễn thủ tục công nhận văn bằng theo quy định. Trường hợp không có giấy công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các tài liệu chứng minh văn bằng được miễn thủ tục công nhận văn bằng sẽ không được tuyển dụng.

Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định hủy bỏ kết quả trúng tuyển.

Trường hợp người đăng ký dự tuyển có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo.

6. Tài liệu thi công chức Thuế

Để hỗ trợ cho bạn đọc ôn thi công chức Thuế tốt nhất, UB Academy đã thiết kế bộ Tài liệu tổng ôn: Công chức ngành Thuế 2023. Vậy, bộ tài liệu tổng ôn này có gì?

Tài liệu tổng ôn: Công chức ngành Thuế 2023 gồm 2 Nội dung chính:

  • Kiến thức tổng ôn vòng 1: bao gồm Kiến thức chung và trọng tâm kiến thức tiếng Anh;
  • Kiến thức tổng ôn vòng 2: bao gồm các kiến thức về luật, các loại thuế và tháo gỡ khó khăn khi ôn luyện.

6.1 Review tài liệu tổng ôn công chức Thuế 2023

Kiến thức tổng ôn vòng 1

Vòng 1 gồm 2 phần thi chính là phần thi Kiến thức chung và phần thi tiếng Anh. 

Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2 và không thực hiện phúc khảo. Tuy nhiên vì đề thi trải rộng nên có nhiều thí sinh không biết nên học từ đâu và học như thế nào trong thời gian gấp rút như hiện tại!

Vì vậy, Tài liệu tổng ôn: Công chức ngành Thuế 2023 sẽ là giải pháp tối ưu nhất dành cho các bạn ngay lúc này. Tài liệu đã tổng hợp và chắt lọc những nội dung ôn tập sát với đề thi nhất dựa trên đề thi mỗi năm.

Kiến thức chung gồm:

  • Hệ thống chính trị;
  • Luật Cán bộ Công chức;
  • Luật tổ chức Chính phủ;
  • Luật tổ chức chính quyền địa phương;
  • Luật tổ chức Quốc hội;
  • Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII;
  • Nghị quyết số 76/NQ-CP về cải cách hành chính giai đoạn 2021 – 2030;
  • Văn bản quản lý Nhà nước;
  • Văn bản quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ chức năng của Tổng cục Thuế/Cục Thuế.

Phần ngoại ngữ gồm:

  • 360 động từ bất quy tắc;
  • 600 từ vựng theo chủ đề;
  • 500 câu hỏi mẫu;
  • Đề mẫu thi tiếng Anh công chức Thuế.

Nếu ôn tập đúng phương pháp với bộ tài liệu tổng ôn này, bạn có thể đạt đủ điểm an toàn để vượt qua vòng 1 và bước tiếp vào vòng 2

Kiến thức tổng ôn vòng 2

Sang đến vòng 2, kiến thức sẽ được chuyên môn hóa hơn cho từng ngạch. Bộ tài liệu tổng ôn sẽ tập trung kiến thức cho Ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế làm chuyên môn, nghiệp vụ; cán sự và kiểm tra viên trung cấp thuế.

Kiến thức tổng ôn vòng 2 gồm:

  • Luật quản lý Thuế;
  • Thuế giá trị gia tăng;
  • Thuế thu nhập cá nhân;
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Tháo gỡ khó khăn khi ôn luyện.

Tuy nhiên đây chỉ là những phần kiến thức nền phụ trợ cho các bạn trong vòng 2, với hình thức thi viết, bạn sẽ cần bổ sung thêm các kỹ năng làm bài khác như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng phân tích đề bài,… nên hãy luyện tập cùng một số các đề tham khảo hoặc đăng ký các khóa học bổ trợ để vượt qua bài thi một cách tốt nhất nhé!

6.2 Hướng dẫn tải tài liệu ôn thi công chức Thuế 2023

Bước 1: Truy cập link tải tài liệu tổng ôn: Công chức ngành Thuế 2023 TẠI ĐÂY.

Bước 2: Đọc cách sử dụng tài liệu hiệu quả.

Bước 3: Đăng ký và nhận ngay bộ tài liệu tổng ôn.

7. Các câu hỏi thường gặp khi thi tuyển công chức Thuế

7.1 Có bằng tốt nghiệp tạm thời thì có nộp hồ sơ dự tuyển Thuế được không?

Chấp nhận nộp hồ sơ. Tuy nhiên, bạn cần bổ sung bằng chính thức trước vòng 1.

7.2 Mới chỉ có phiếu điểm TOEIC được đăng ký thi công chức Thuế không?

Yêu cầu là chứng chỉ, trường hợp nếu không kịp bạn điền thông tin theo phiếu điểm, rồi liên hệ IIG xin cấp chứng chỉ. Và vòng hồ sơ thi công chức Thuế chưa yêu cầu phải nộp chứng chỉ.

7.3 Chứng chỉ TOEIC, phần cơ sở đào tạo trong phiếu dự tuyển thi thuế ghi như thế nào?

Ghi “ETS – IIG”

7.4 IC3, MOS có dùng được để nộp vòng hồ sơ công chức Thuế không?

Theo hướng dẫn mới nhất bên Tổng cục Thuế, chứng chỉ MOS phải đủ 4 kỹ năng: word, excel, powerpoint, access. IC3 chuẩn CNTT cơ bản.

7.5 Cách thức xem lại để tải, in phiếu hẹn, phiếu đăng ký trên website của Thuế?

Vào “cập nhật hồ sơ” -> kéo xuống “lưu thông tin” -> tải phiếu đăng ký, phiếu hẹn (tham khảo năm 2021)

Ứng viên có bằng đại học chuyên ngành công nghệ thông tin thi ngạch chuyên viên làm công nghệ thông tin công chức Thuế được miễn chứng chỉ tin học (theo danh sách tổng cục liệt kê). Vậy thì trong phần đăng ký trực tuyến sẽ điền như thế nào?

Bạn dùng bằng đại học của bạn để khai -> Chọn trình độ là đại học tin học …

7.6 Trường hợp thí sinh có giấy chứng nhận TOEFL ITP thì có được chấp nhận trong kỳ thi công chức Thuế không?

Không. Yêu cầu là chứng chỉ TOEFL ITP từ 400 trở lên với chuyên viên và tương đương; 347 trở lên với cán sự và tương đương. Tuy nhiên, bên IIG chỉ chấp nhận cấp chứng chỉ TOEFL ITP từ 460 trở lên. Như thế các bạn được từ 400 -> 459 sẽ hên xui tùy độ linh hoạt xét duyệt hồ sơ (vì không đăng ký cấp chứng chỉ được).

7.7 Các chuyên ngành kinh tế không được liệt kê trong công văn thông báo tuyển dụng công chức Thuế có đáp ứng không?

Các cục Thuế tạm thời tiếp nhận hồ sơ dự tuyển và ứng viên làm cam kết theo mẫu nộp kèm hồ sơ dự tuyển.

7.8 Các chứng chỉ tiếng Anh nộp công chức Thuế có phải dịch thuật công chứng không?

Chỉ cần dịch thuật với các bạn thuộc đối tượng được miễn thi tiếng Anh.

7.9 Các chứng chỉ tiếng Anh được chấp nhận nộp vào công chức Thuế là những loại chứng chỉ nào?

Thí sinh đăng ký dự tuyển ngạch chuyên viên và tương đương có thể nộp một trong các chứng chỉ sau thay thế chứng chỉ tiếng Anh B:

  • TOEFL 400 trở lên (PBT), 97 trở lên (CBT), 42 trở lên (IBT);
  • IELTS 3.0 trở lên;
  • TOEIC 150 trở lên;
  • Chứng chỉ tiếng Anh A2 khung châu Âu trở lên.

Thí sinh đăng ký dự tuyển ngạch cán sự và tương đương có thể nộp một trong các chứng chỉ sau thay thế chứng chỉ tiếng Anh A:

  • TOEFL 347 trở lên (PBT), 95 trở lên (CBT), 40 trở lên (IBT);
  • IELTS 2.0 trở lên;
  • TOEIC 120 trở lên;
  • Chứng chỉ Tiếng Anh A1 khung Châu Âu trở lên

Đối với những chứng chỉ ngoại ngữ có quy định thời hạn, bạn phải đảm bảo chứng chỉ phải còn giá trị tới thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển công chức thuế.

Vừa rồi là tổng hợp toàn bộ thông tin liên quan đến kỳ thi Công chức Thuế. UB Academy hy vọng bài viết đã phần nào hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của bạn với kỳ thi này. Nếu bạn muốn nhận tư vấn thêm về lộ trình học thi và khóa học ôn thi Thuế 2023, đăng ký tư vấn ngay TẠI ĐÂY nhé!

 

Nếu bạn đang cần hỗ trợ hướng dẫn hồ sơ trực tiếp và cập nhật các điều kiện thi tuyển mới nhất, Tham gia ngay sự kiện "Dẫn lối thành công - Chuẩn bị hồ sơ thi công chức Thuế" 19h00 ngày 19/06/2023. Sự kiện hoàn toàn MIỄN PHÍ, duy nhất cho 200 người đăng ký đầu tiên. ĐĂNG KÝ NGAY: