messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Rủi ro tín dụng là gì? Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng

Chuyên viên Tín dụng mỗi Ngân hàng luôn có cơ hội gặp gỡ nhiều khách hàng vay vốn từ cá nhân nhỏ lẻ đến doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, không phải lúc nào những vị khách của bạn cũng là những vị “khách tốt”. Có những khách hàng khiến chuyên viên Tín dụng phải nghi ngờ về độ tin cậy và tính rủi ro khi vay vốn. Khi khách hàng có những dấu hiệu đáng ngờ không đồng nghĩa với việc chuyên viên Tín dụng không cho vay. Bạn hoàn toàn có thể cho vay được nếu làm rõ được nguyên nhân tại sao khách hàng lại có các dấu hiệu mà bạn đang cho là rủi ro đó. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm nhận diện các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng, cùng UB ACademy tham khảo ngay trong bài viết sau. 

1. Rủi ro tín dụng là gì?

Rủi ro tín dụng là gì

Định nghĩa Rủi ro tín dụng

Trước khi tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng UB Academy sẽ cùng bạn phân tích rủi ro tín dụng là gì ngay trong nội dung sau đây. 

Rủi ro tín dụng được hiểu là rủi ro do mà khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận với ngân hàng trước đó. Các hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu cơ bản cho các ngân hàng thương mại. Và tất nhiên, nó cũng sẽ có những rủi ro nhất định, đó gọi là rủi ro tín dụng.

Các rủi ro tín dụng sẽ gây ra các tổn thất về tài chính và thậm chí có thể gây thua lỗ nghiêm trọng gây phá sản cho ngân hàng tổ chức ngân hàng đó. Các tổn thất cụ thể do rủi ro tín dụng có thể kể đến như: 

  • Khiến tổ chức ngân hàng đó mất cơ hội thu tiền lãi cho vay
  • Lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút
  • Ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng
  • Vốn sử dụng để cho vay tín dụng chủ yếu là vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng, vì thế nên các trường hợp nợ xấu tín dụng cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn. Ngân hàng phải tự dùng tiền vốn để trả cho người gửi tiền đúng kỳ hạn. 
  • Một khi ngân hàng không đủ khả năng vốn để trả cho người gửi sẽ dẫn đến việc phá sản.

Đó cũng chính là lý do mà các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng lại rất được quan tâm. 

2. Các loại rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là gì

Phân loại rủi ro tín dụng

Thực tế các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng cũng chính là cách giúp bạn phân loại các rủi ro tín dụng. Cùng UB Academy phân tích các loại rủi ro tín dụng ngay trong nội dung sau: 

2.1 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng

Nếu dựa vào nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng sẽ 2 loại chính đó chính là:

  •  Rủi ro tín dụng theo danh mục (Portfolio risk)

Trong rủi ro danh mục sẽ được phân ra hai loại rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (Concentration risk). Từng loại rủi ro sẽ có sự khác biệt như thế nào? 

Rủi ro nội tại được xác định là xuất phát từ các yếu tố mang tính cá thể của từng chủ thể và từng ngành kinh tế.

Rủi ro tập trung được xác định là các dư nợ do một số khách hàng, một số ngành kinh tế, một số loại cho vay hoặc một khu vực địa lý nào đó. 

Vì thế cũng là rủi ro tín dụng nhưng cần xác định xem dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng đó là thuộc của đối tượng nào. 

  • Rủi ro tín dụng theo giao dịch (Transaction risk)

Trong rủi ro tín dụng theo giao dịch sẽ có các loại rủi ro như: 

Rủi ro lựa chọn xuất phát từ việc thẩm định và phân tích tín dụng của bên cho vay.

Rủi ro bảo đảm xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo

Rủi ro nghiệp vụ xuất phát từ quản trị hoạt động cho vay

2.2 Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng 

Phân loại dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng này dựa vào khả năng thanh toán nợ của khách hàng vay tín dụng. CIC của từng ngân hàng sẽ phân tích & đánh giá lịch sử tín dụng của khách hàng và phân loại vào các nhóm sau đây: 

  • Nhóm 1: Dư nợ đủ chuẩn. Khách hàng thanh toán nợ đúng hạn hoặc chỉ dưới 10 ngày.
  • Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý. Khách hàng nợ thanh toán tín dụng từ 10 – 90 ngày.
  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn. Khách hàng có khoản nợ quá hạn từ 30 – 90 ngày.
  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn. Khách hàng có khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày.
  • Nhóm 5: Nợ xấu. Khách hàng có khoản nợ quá hạn dưới 180 ngày.

Việc phân loại tín dụng là điều rất quan trọng đối với Bộ phận quản lý tín dụng của các ngân hàng. 

3. Tác động của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là gì

Vậy các dấu hiệu rủi ro tín dụng có tác động gì đến tổ chức ngân hàng và nền kinh tế, xã hội?

Có thể thấy rằng, các tác động của rủi ro tín dụng là rất lớn, nó không chỉ ảnh hưởng đến tổ chức ngân hàng mà còn gây các ảnh hưởng liên lụy đến kinh tế xã hội của đất nước. Vì thế, các rủi ro tín dụng cần được giải quyết kịp thời để không gây ảnh hưởng đến sự toàn toàn và ổn định của cả hệ thống ngân hàng. Cùng UB Academy tìm hiểu xem các tác động do rủi ro tín dụng đối với từng đối tượng là như thế nào nhé: 

  • Đối với ngân hàng

Tất nhiên, rủi ro tín dụng trước tiên sẽ ảnh hưởng đến phía ngân hàng. Tác động ở đây chính là các tổn thất, thiệt hại về tiền lãi. Trong trường hợp nợ xấu phát sinh quá nhiều ngân hàng sẽ phải dùng “tiền túi” để chi trả cho người gửi tiền. Trong các trường hợp không còn khả năng thanh toán thì ngân hàng sẽ dẫn đến phá sản, gián đoạn các hoạt động và uy tín của ngân hàng.

  • Đối với nền kinh tế – xã hội

Các rủi ro tín dụng còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế – xã hội. Vì các ngân hàng vốn là một tổ chức trung gian tài chính. Người có tiền nhàn rỗi muốn gửi tiết kiệm và người có nhu cầu vay sẽ tìm đến ngân hàng. Nếu có rủi ro tín dụng, ngân hàng và cả người gửi tiền đều sẽ bị ảnh hưởng. Đồng loạt người gửi tại ngân hàng khi có báo động rủi ro tín dụng sẽ đồng loạt  “bank runs” khiến nền kinh tế – xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Các tổn thất do rủi ro tín dụng nếu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng của quốc gia đó. 

Tóm lại, việc rủi ro tín dụng sẽ gây rất nhiều tác động xấu đến kinh tế – xã hội của một quốc gia. Vì thế, các tổ chức ngân hàng cần có các chính sách, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng thật chặt chẽ để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. 

4. Dấu hiệu Nhận biết rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là gì

Có những dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng nào?

4.1 Đối với Khách hàng cá nhân vay vốn có dấu hiệu rủi ro

  • Khách hàng nói dối

Đây là dấu hiệu đầu tiên và cũng khá dễ kiểm chứng trong một số trường hợp. Nếu khách hàng nói “quan hệ với chúng ta là lần đầu, chưa từng đi tìm hiểu ở đâu”, nhưng khi tra CIC ta thấy dư nợ hoặc đơn giản ta thấy danh sách các Ngân hàng khác cũng từng tra CIC về khách hàng này thì có nghĩa khách hàng đã nói dối! Hoặc khách hàng cung cấp thông tin sai so với hồ sơ cung cấp (dễ dàng kiểm chứng qua hồ sơ).

Việc khách hàng nói dối chứng tỏ họ đang che đậy một điều gì đó. Đừng vội từ chối, hãy động viên họ nói thật. Bạn có thể quyết định sau khi nghe khách hàng trình bày lý do.

  • Làm giả hồ sơ

Với đối tượng khách hàng này thì bạn nên quên khách hàng này đi (nếu họ cố ý làm giả vì mục đích vay vốn).

Những hồ sơ khách hàng cá nhân hay làm giả bao gồm: hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ,… (đặc biệt đối với KHCN làm việc tại các tổ chức không trả lương qua tài khoản, công ty nhỏ…)

Không cung cấp đầy đủ thông tin: Có những khách hàng chỉ nói những gì chuyên viên QHKH hỏi, không chia sẻ thông tin. Với những khách hàng này, có thể do khách hàng không biết, nhưng cũng có thể họ có ý muốn che giấu. Nếu chuyên viên QHKH ít kinh nghiệm thì gần như không thể tránh được khác có dấu hiệu này. Ở một mức độ nào đó, trách nhiệm của tình huống này thuộc về chuyên viên QHKH.

  • Không nhiệt tình trong việc cung cấp tài liệu, hỗ trợ thẩm định thực tế

Giống trường hợp khách cung cấp không đủ thông tin. Nếu không có lý do chính đáng (bận việc thật sự, đi công tác…) thì đây cũng là một vấn đề cần lưu ý.

  • Khách hàng có những dấu hiệu bất thường một cách bất ngờ

Đa phần người vay vốn đều quan tâm đến lãi suất. Tuy nhiên với một số khách hàng tuyên bố: lãi thế nào cũng được, cứ cho anh/chị vay tối đa có thể, hoặc khách nói mới đi vay vốn lần đầu nhưng mang nguyên bộ hồ sơ đầy đủ như ngân hàng yêu cầu,… thì chuyên viên quan hệ khách hàng cần thẩm định kỹ, xem xét rõ lý do và nguyên nhân.

  • Những dấu hiệu khác

Có quá nhiều tài sản mà không lý giải được nguồn gốc.

Mỗi ngày đi một xe ô tô khác nhau.

Hẹn hò chuyên viên QHKH ở quán cafe hơn là tại nhà riêng và cơ quan…

4.2 Đối với khách hàng doanh nghiệp vay vốn có dấu hiệu rủi ro

  • Báo cáo tài chính không trung thực

Doanh nghiệp ở Việt Nam (có thể) có nhiều hệ thống báo cáo tài chính phục vụ các mục đích khác nhau. Nếu báo cáo cung cấp cho Ngân hàng không trung thực (Chuyên viên QHKH có thể kiểm tra theo cách của kiểm toán độc lập với một số chỉ tiêu chính có thể so sánh với tài liệu bên thứ 3 như: Nợ ngắn hạn, dài hạn (so sánh với CIC), tiền gửi Ngân hàng (so sánh với sao kê tài khoản), khoản phải thu, phải trả (so sánh với bảng kê, hồ sơ khách hàng cung cấp) tài sản cố định (so sánh với bảng kê, so sánh bảng kê với thực tế…).

Nếu báo cáo của khách không trung thực, hãy yêu cầu họ làm lại hoặc giải thích.

Xem thêm: Phân tích Báo cáo tài chính – Những dấu hiệu nguy hiểm

  • Hồ sơ tài chính méo mó, cắt dán, không trung thực

Kiểm tra phần này tương đối dễ. Cách đơn giản nhất là so sánh với tờ khai thuế GTGT hàng tháng, và bảng kê hóa đơn đi kèm. Xem kỹ các hợp đồng đầu ra đầu vào xem có cắt dán không (vì thường là bản photo khách hàng tự sao y nên khả năng tự chế khá cao).

Phương thức kinh doanh phức tạp, không rõ ràng về tài chính

Trong quá trình đọc báo cáo, phỏng vấn khách hàng, nếu bạn thấy mâu thuẫn về vấn đề này thì cần phải tìm hiểu thật kỹ, đặc biệt đối với các tình huống khách hàng kinh doanh các mặt hàng đặc thù.

  • Tư cách lãnh đạo Doanh nghiệp yếu

Nếu tư cách lãnh đạo doanh nghiệp yếu thì chắc chắn và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Hãy thận trọng với các thông tin liên quan đến tư cách của lãnh đạo doanh nghiệp.

  • Tình hình vay nợ các Tổ chức tín dụng khác

Doanh nghiệp chưa đi vay bao giờ và doanh nghiệp đi vay quá nhiều nơi với kiểu vay mỗi nơi một ít cần lưu ý như nhau. Chuyên viên QHKH cần làm rõ lý do dẫn đến hiện tượng này.

Kết luận

Trên đây là một số cách để bắt bài những khách hàng vay vốn đáng ngờ mà bạn có thể tham khảo. Để tránh những rủi ro cho công việc của mình, chuyên viên QHKH cần cẩn trọng trong khâu đánh giá khách hàng vay vốn. Hy vọng bài viết do UB Academy biên soạn đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc của mình. Đừng quên theo dõi chuyên mục Chia sẻ kiến thức của UB AcademyDiễn đàn U&Bank để cập nhật tin tức mới về ngành.