Có thể bạn sẽ quan tâm
[RECAP] Sự kiện Training Nghiệp vụ Ngân hàng - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: LÀM CHỦ RỦI RO & TRÁNH BẪY LỪA ĐẢO
Để giúp các làm chủ rủi ro và tránh các bẫy lừa đảo, UB Academy đã tổ chức Sự kiện Topic 1 - Phân tích báo cáo tài chính: Làm chủ rủi ro & Tránh bẫy lừa đảo
- 1. Tổng quát Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp
- 1.1. Phân tích Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp để làm gì?
- 1.2. BCTC của Doanh nghiệp thế nào là đẹp?
- 2. Hệ thống báo cáo tài chính
- 2.1. Mối quan hệ giữa 3 báo cáo
- 2.2. Thuyết minh Báo cáo tài chính
- 2.3. Bảng Cân đối kế toán
- 2.4. Báo cáo kết quả kinh doanh
- 2.5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- 3. Khóa học Hướng dẫn thẩm định Khách hàng doanh nghiệp
Báo cáo tài chính thế nào là đẹp, chúng ta lo sợ AI sẽ thay thế chúng ta nhưng nhìn vào thực tế, số liệu báo cáo tài chính của Việt Nam về cơ bản các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có báo cáo kiểm toán, chỉ dùng báo cáo nội bộ, AI chỉ giúp Banker nhàn hơn và đạt được hiệu suất làm việc hiệu quả hơn.
Để giúp các làm chủ rủi ro và tránh các bẫy lừa đảo, UB Academy đã tổ chức Sự kiện Topic 1 - Phân tích báo cáo tài chính: Làm chủ rủi ro & Tránh bẫy lừa đảo (nằm trong chuỗi sự kiện training Nghiệp vụ Ngân hàng) vào ngày 21/09 vừa qua. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tóm gọn những kinh nghiệm đắt giá được chuyên gia phân tích chi tiết trong sự kiện vừa qua.
1. Tổng quát Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp
1.1. Phân tích Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp để làm gì?
Bản chất của phân tích báo cáo tài chính là phải hiểu, đọc được và sau đó mới tiến hành phân tích.
Mục tiêu của việc HỌC ĐỌC BCTC: thu thập thông tin về một số ưu nhược điểm trọng yếu của Doanh nghiệp => Hiểu các khoản mục trong BCTC thể hiện tài sản nợ, doanh thu và chi phí thực tế như thế nào,...
Banker sau khi thẩm định phải đưa ra câu trả lời là CÓ CHO VAY ĐƯỢC HAY KHÔNG (khác hoàn toàn với các chuyên gia tư vấn).
1.2. BCTC của Doanh nghiệp thế nào là đẹp?
- Quy mô của Công ty (hay tổng tài sản) phải lớn hơn trung bình của ngành mà công ty hoạt động
- Thành phần trong tài sản phải tốt (chất lượng các khoản mục trong bảng CĐKT phải tốt)
- Tỷ lệ tài sản phải cân đối (phân bổ tài sản trên báo cáo phải cân đối): Các chỉ số tài chính phải hợp lý
Tóm lại Xu hướng về hiệu quả tài sản phải đi lên (các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận…)
2. Hệ thống báo cáo tài chính
Hiện tại Việt Nam có 2 thông tư:
- Thông tư 200/2014/TT-BTC: áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, có đặc điểm rất chi tiết và nhiều khoản mục.
- Thông tư 133/2021/TT-BTC: áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên các khoản mục đơn giản hơn, có thiết kế cho mẫu báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ.
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả kinh doanh;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
2.1. Mối quan hệ giữa 3 báo cáo
- Số tiền cuối kỳ của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ là số tiền đầu của Bảng cân đối kế toán (phải khớp nhau);
- Lợi nhuận sau thuế của Báo cáo kết quả kinh doanh nằm trong khoản mục Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Bảng cân đối kế toán;
- Lợi nhuận trước thuế của Báo cáo kết quả kinh doanh là khoản mục đầu tiên của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nếu lập theo phương pháp gián tiếp.
2.2. Thuyết minh Báo cáo tài chính
- Khái niệm: Thuyết minh báo cáo tài chính là bản dùng để phân tích một cách chi tiết những thông tin và số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán trước đó. Đồng thời, thuyết minh báo cáo tài chính là văn bản báo cáo kết quả của hoạt động kinh doanh – sản xuất và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Mục đích:
- Thuyết minh tài chính là văn bản để cung cấp số liệu và thông tin nhằm phục vụ cho công tác đánh giá, phân tích chi tiết về kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thu chi của doanh nghiệp.
- Cùng với đó, nhờ vào số liệu và thông tin mà thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp để có thể đánh giá và phân tích chính xác tình hình tăng giảm tài sản cố định, vốn chủ sở hữu và phân tích một cách hợp lý trong việc phân bổ cơ cấu và khả năng của doanh nghiệp…
- Cuối cùng, thông qua bản thuyết minh tài chính giúp cơ quan thuế biết được chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng là gì, kiểm tra được việc chấp hành và tuân thủ những quy định về chế độ kế toán, phương pháp kế toán doanh nghiệp đăng ký trước đó có đảm bảo không và thấy được những kiến nghị cũng như đề xuất của doanh nghiệp.
2.3. Bảng Cân đối kế toán
2.3.1. Tổng quát Bảng cân đối kế toán
Tổng tài sản là những gì mà doanh nghiệp sở hữu, là sự thể hiện giá trị của mọi thứ mà một người sở hữu sau khi xem xét tất cả các tài sản và nợ phải trả.
Tổng nguồn vốn là những gì để hình thành nên cái doanh nghiệp có, là tổng số tiền và tài sản của một tổ chức, một công ty hoặc doanh nghiệp sở hữu và sử dụng để hoạt động kinh doanh.
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
2.3.2. Bảng Cân đối kế toán và kết cấu
Tài sản ngắn hạn:
- Tài sản ngắn hạn là tài sản lưu động, là những danh mục trong bảng cân đối kế toán doanh nghiệp có thể được chuyển thành tiền mặt trong khoảng thời gian là 1 năm.
- Tài sản ngắn hạn (TSNH) bao gồm: tiền mặt và một vài các khoản thu ngắn hạn khác, đồng thời cũng là những tài sản mang tính thanh khoản khác.
Tài sản dài hạn:
- Tài sản dài hạn là những tài sản mà doanh nghiệp dự kiến sử dụng, thay thế hoặc là những khoản thu hồi dài hơn ( 12 tháng hoặc là trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp), có giá trị lớn từ 10 triệu đồng trở lên giá trị ( giá trị được coi là tài sản dài hạn được quy định tùy theo quốc gia.
- Tài sản dài hạn khó chuyển đổi thành các khoản tiền xác định và có nhiều rủi ro liên quan đến biến động về giá trị như: Các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.
Vốn nợ ngắn hạn:
- Vốn (nợ) ngắn hạn là nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của công ty phải trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ hoạt động bình thường.
- Nợ ngắn hạn thường được thanh toán bằng tài sản lưu động, là những tài sản được sử dụng hết trong vòng một năm.
Vốn dài hạn:
- Vốn dài hạn được hiểu là nguồn vốn (tổng tiền mặt hoặc tài sản) mà nhà đầu tư bỏ ra để đầu tư một lĩnh vực nào đó trong khoảng thời gian kéo dài nhiều năm, thông thường từ 3 năm trở lên.
- Vốn dài hạn bao gồm vốn vay trung - dài hạn (vay ngân hàng, vay công ty mẹ, vay tổ chức tín dụng khác,...) và các khoản phải trả dài hạn, nợ dài hạn.
2.3.3. Phải thu khách hàng - Các lỗi thường gặp
>> Đăng ký tư vấn để tránh gặp các lỗi rủi ro như trên TẠI ĐÂY
2.3.4. Hàng tồn kho
Hàng tồn kho trong bảng CĐKT là tổng giá trị hàng hóa của một công ty được giữ để bán hoặc sử dụng trong sản xuất. Những hàng hóa này có thể bao gồm:
- Nguyên liệu;
- Công việc đang tiến hành;
- Những sản phẩm hoàn chỉnh.
Giá trị của hàng tồn kho dựa trên chi phí mua hoặc sản xuất các mặt hàng và có thể được điều chỉnh cho những thứ như hư hỏng hoặc lỗi thời. Nó là một phần quan trọng trong tình hình tài chính của công ty vì nó là tài sản lưu động và ảnh hưởng đến vốn lưu động, tính thanh khoản và hiệu quả tài chính.
2.3.5. Chi phí tài chính
Chi phí tài chính là những khoản chi phí và bao gồm cả thua lỗ, được tạo ra từ các hoạt động đầu tư tài chính.
2.4. Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán.
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Bảng báo cáo này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng loại trong một thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai.
2.5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement) là bản báo cáo tổng hợp lại tình hình chi và thu tiền tệ của công ty trong một thời gian nhất định. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn cho thấy những thay đổi của tài sản, khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản cũng như khả năng thanh toán….
Nhờ báo cáo lưu chuyển tiền tệ mà nhà quản trị có thể biết được mối quan hệ giữa dòng tiền thuần và lợi nhuận. Tại báo cáo cũng phản ánh rõ ràng lý do của sự chênh lệch giữa dòng tiền tệ vào và ra như thế nào giúp quản trị doanh nghiệp cân đối thu chi hiệu quả.
Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn giúp nhà quản trị nhận định và đánh giá chính xác khả năng tạo ra tiền từ yếu tố nội hay ngoại sinh trong tương lai và cả khả năng trả nợ đúng hạn, nhu cầu vốn bổ sung của doanh nghiệp nữa.
>> Tham khảo thêm 08 lưu ý khi đọc Báo cáo tài chính không thể bỏ qua TẠI ĐÂY
3. Khóa học Hướng dẫn thẩm định Khách hàng doanh nghiệp
UB Academy hy vọng rằng bài viết trên và Sự kiện “Phân tích báo cáo tài chính: Làm chủ rủi ro & Tránh bẫy lừa đảo” đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn và hãy đồng hành cùng chúng tôi trong thời gian sắp tới để khám phá thêm nhiều thông tin thú vị về tài chính.
Thẩm định khách hàng là một bước vô cùng quan trọng trong Quy trình Tín dụng của Chuyên viên Quan hệ Khách hàng. Việc nắm vững các bước thẩm định khách hàng Cá nhân, Doanh nghiệp sẽ giúp các Chuyên viên QHKH phát hiện, phòng tránh rủi ro, nắm bắt thông tin khách hàng một cách nhanh nhất để ra quyết định cho vay một cách chính xác và ít rủi ro nhất.
Các bạn mới đi làm hoặc mới ra trường thường gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong công việc. Khi các bạn bắt đầu vào làm công việc , ví dụ Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp, thì các bạn cần làm gì? Khi thẩm định Khách hàng là Doanh nghiệp thì năng lực tài chính có phải là quan trọng nhất?
Câu trả lời sẽ có trong khóa học “Thẩm định Khách hàng Cá nhân, Doanh nghiệp” do UB Academy tổ chức và thêm nhiều nhiều những kiến thức, cách thức thẩm định khách hàng nữa nhé.
Khóa học đặc biệt hữu ích với các bạn mới đỗ ngân hàng, sinh viên năm cuối/người đi làm muốn tìm hiểu sâu, bài bản để có kiến thức gốc vững chắc về vấn đề liên quan đến Tín dụng trong Ngân hàng.
- Nắm chắc kiến thức lý thuyết và thực tế, đầy đủ các bước và xử lý phát sinh khi thẩm định hồ sơ doanh nghiệp;
- Hiểu rõ những rủi ro có thể gặp phải để phòng tránh;
- Nâng cao kỹ năng và phát triển nghề nghiệp.
Những bí kíp, kiến thức thẩm định khách hàng dành cho chuyên viên Quan hệ Khách hàng sẽ được chia sẻ tại lớp học của UB Academy.