messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Điều kiện dự tuyển Công chức Thuế mới nhất 2024

Cùng tìm hiểu điều kiện dự tuyển công chức Thuế 2024 qua bài viết dưới đây của UB Academy.

Tổng cục Thuế chính thức công bố tuyển dụng 961 chỉ tiêu tại 63 tỉnh thành vào ngày 11/03 vừa qua. Số lượng chỉ tiêu tuyển dụng công chức Ngành Thuế khủng là cơ hội lớn đối với tất cả các Ứng viên nhưng không thể phủ nhận sức cạnh tranh “mãnh liệt” dành cho vị trí có sức ảnh hưởng sâu rộng đến các Bộ, Ngành này. Vì thế nên trong bài viết dưới đây, để giúp bạn nắm chắc “tấm vé” qua vòng sơ loại, hãy cùng UB Academy tìm hiểu điều kiện dự tuyển công chức Thuế cập nhật mới nhất 2024. 

1. Tổng quan về công chức ngành Thuế 

Dù chỉ có những đợt tuyển hiếm hoi trong năm, Công chức Ngành Thuế vẫn luôn là từ khóa ngành nghề thu hút lượng lớn các Ứng viên không chỉ bởi đây là một công việc ổn định, thu nhập hấp dẫn, ngạch lương cao hơn một số ngành trong cơ quan nhà nước mà còn vì lộ trình thăng tiến bài bản, cơ hội mở rộng mối quan hệ xã hội cấp cao. 

>> Tìm hiểu ngay thông tin đầy đủ về công chức Thuế TẠI ĐÂY!

Ngay trong đợt tuyển đầu năm 2024, Tổng cục Thuế đã công bố số lượng chỉ tiêu khủng cho 63 tỉnh thành - 961 chỉ tiêu thi tuyển và 40 chỉ tiêu xét tuyển. Các Ứng viên cần nắm chắc cơ hội, tận dụng thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ và ôn tập để thành công đón đầu kỳ thi tuyển này. 

>> Xem chi tiết chỉ tiêu tuyển dụng Công chức Thuế TẠI ĐÂY!

2. Quy trình thi tuyển Công chức Thuế

Nắm lộ trình - Vững hành trang - Thành công chinh phục. Cùng UB Academy điểm lại quy trình tuyển dụng Công chức ngành Thuế 2024:

Vòng Sơ loại hồ sơ

  • Thời gian nhận hồ sơ trực tuyến: Đầu tháng 4
  • Thời gian tiếp nhận hồ sơ trưc tiếp: 5 ngày (Dự kiến tháng 4)

Vòng 1: Thi trắc nghiệm

  • Thời gian: Dự kiến 5-10 ngày sau khi công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện thi
  • Cấu trúc đề
    • Môn thi Kiến thức chung: 60 câu/60 phút
    • Môn thi Tiếng anh: 30 câu/30 phút
  • Cách tính điểm
  • Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời cho từng phần thi
  • Nếu câu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2

Vòng 2: Thi viết

  • Thời gian: Khoảng 2 tuần sau khi hoàn thành vòng thi trắc nghiệm
  • Cấu trúc đề
    • 1 câu bài tập: Luật Thuế GTGT + Luật Thuế TNDN + Luật Thuế TNCN
    • 3 câu lý thuyết: Văn bản pháp luật + Câu hỏi liên hệ
  • Cách tính điểm:Thang điểm 100

3. Điều kiện, tiêu chí thi tuyển Công chức Thuế

Điều kiện chung 

Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

  • Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; 
  • Đủ 18 tuổi trở lên;
  • Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng;
  • Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí dự tuyển;
  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
  • Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ

Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển:

  • Không cư trú tại Việt Nam;
  • Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

Điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn

Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển ngạch Kiểm tra viên thuế (Có Bằng tốt nghiệp Đại học trở lên), ngạch Kiểm tra viên trung cấp thuế (Có Bằng tốt nghiệp Cao đẳng trở lên) gồm các ngành hoặc chuyên ngành có ghi một trong các “cụm từ” được đăng ký dự tuyển, cụ thể như sau:

- Ngành hoặc chuyên ngành về Thuế, gồm: 

  • Thuế,
  • Thuế - Hải quan,
  • Hải quan.
  • Ngành hoặc các chuyên ngành về Kế toán, gồm:
  • Kế toán,
  • Kế toán - Kiểm toán
  • Kế toán doanh nghiệp,
  • Kế toán công,
  • Kiểm toán.

- Ngành hoặc các chuyên ngành về Tài chính, gồm:

  • Tài chính,
  • Tài chính - Ngân hàng,
  • Tài chính công, 
  • Tài chính doanh nghiệp,
  • Tài chính kế toán,
  • Tài chính quốc tế.

- Ngành hoặc các chuyên ngành về Kinh tế, gồm:

  • Kinh doanh,
  • Kinh doanh quốc tế
  • Kinh doanh thương mại,
  • Kinh doanh xuất nhập khẩu,
  • Kinh tế,
  • Kinh tế chính trị, 
  • Kinh tế đầu tư,
  • Kinh tế đối ngoại,
  • Kinh tế học,
  • Kinh tế ngoại thương,
  • Kinh tế phát triển,
  • Kinh tế và thương mại quốc tế,
  • Kinh tế vận tải biển,
  • Kinh tế và quản lý công,
  • Kinh tế Quốc tế,
  • Marketing,
  • Ngân hàng,
  • Ngoại thương,
  • Quản lý kinh doanh,
  • Quản lý kinh tế,
  • Quản trị kinh doanh,
  • Quản trị thương mại,
  • Thương mại điện tử,
  • Thương mại đối ngoại,
  • Thương mại quốc tế,
  • Thống kế kinh tế,
  • Thống kê kinh doanh.

*Không bao gồm các ngành/ chuyên ngành đào tạo: Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thuế,..; Toán kinh tế, Toán tài chính..; Tiếng Anh - Kinh tế, Tiếng Anh - Tài chính…

Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển vị trí Chuyên viên làm chuyên môn nghiệp vụ (có Bằng tốt nghiệp Đại học trở lên), ngạch Cán sự (Có Bằng tốt nghiệp Cao đẳng trở lên), gồm các ngành hoặc chuyên ngành có ghi một trong các “cụm từ” được đăng ký dự tuyển, cụ thể như sau:

Ngành hoặc chuyên ngành về Thuế, gồm:  

  • Thuế,
  • Thuế - Hải quan,
  • Hải quan.

- Ngành hoặc các chuyên ngành về Kế toán, gồm: 

  • Kế toán,
  • Kế toán - Kiểm toán,
  • Kế toán doanh nghiệp, 
  • Kế toán công,
  • Kiểm toán.

- Ngành hoặc các chuyên ngành về Tài chính, gồm:

  • Tài chính,
  • Tài chính - Ngân hàng,
  • Tài chính công,
  • Tài chính doanh nghiệp,
  • Tài chính kế toán, 
  • Tài chính quốc tế.

- Ngành hoặc các chuyên ngành về Kinh tế, gồm:

  • Kinh doanh,
  • KInh doanh quốc tế
  • Kinh doanh thương mại,
  • Kinh doanh xuất nhập khẩu,
  • Kinh tế,
  • Kinh tế chính trị, 
  • Kinh tế đầu tư,
  • Kinh tế đối ngoại,
  • Kinh tế học,
  • Kinh tế ngoại thương,
  • Kinh tế phát triển,
  • Kinh tế và thương mại quốc tế,
  • Kinh tế vận tải biển,
  • Kinh tế và quản lý công,
  • Kinh tế Quốc tế,
  • Marketing,
  • Ngân hàng,
  • Ngoại thương,
  • Quản lý công
  • Quản lý kinh doanh,
  • Quản lý kinh tế,
  • Quản trị kinh doanh,
  • Quản trị nhân lực,
  • Quản trị thương mại,
  • Thương mại điện tử,
  • Thương mại đối ngoại,
  • Thương mại quốc tế,
  • Thống kê kinh tế,
  • Thống kê kinh doanh.

*Không bao gồm các ngành/ chuyên ngành đào tạo: Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thuế,..; Toán kinh tế, Toán tài chính..; Tiếng Anh - Kinh tế, Tiếng Anh - Tài chính…

 

Đối với thí sính đăng ký dự tuyển vị trí Chuyên viên làm Quản lý Xây dựng cơ bản (Có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên), gồm các ngành hoặc chuyên ngành có ghi một trong các “cụm từ” được đăng ký dự tuyển, cụ thể như sau:

  • Kinh tế xây dựng;
  • Kiến trúc;
  • Xây dựng dân dụng và công nghiệp;
  • Kỹ thuật công trình xây dựng;
  • Công nghệ kỹ thuật xây dựng;
  • Công nghệ kỹ thuật điện lạnh. 

Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển vị trí Chuyên viên làm công tác Đảng (Có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên), các ngành hoặc chuyên ngành có ghi một trong các “cụm từ” được đăng ký dự tuyển, cụ thể như sau: Chính trị học; Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước; Quản lý Nhà nước.

Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển ngạch Văn thư viện (Có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên), các ngành hoặc chuyên ngành có ghi một trong các “cụm từ” sau được đăng ký dự tuyển cụ thể:

  • Văn thư, 
  • Văn thư lưu trữ,
  • Lưu trữ học,
  • Trường hợp tốt nghiệp ngành hoặc các chuyên ngành sau: Hành chính, Hành chính học, Quản trị văn phòng thí sinh phải có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển vị trí Chuyên viên làm công nghệ thông tin (Có Bằng tốt nghiệp Đại học trở lên), gồm các ngành hoặc chuyên ngành có ghi một trong các “cụm từ” được đăng ký dự tuyển, cụ thể như sau:

- Ngành hoặc các chuyên ngành về công nghệ, gồm:  

  • Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông, 
  • Công nghệ kỹ thuật máy tính,
  • Công nghệ phần mềm,
  • Công nghệ thông tin.

- Ngành hoặc các chuyên ngành về kỹ thuật máy tính, gồm:

  • An toàn thông tin,
  • Điện tử viễn thông,
  • Hệ thống máy tính,
  • Hệ thống thông tin, 
  • Hệ thống thông tin quản lý, 
  • Khoa học dữ liệu,
  • Khoa học máy tính,
  • Kỹ thuật điện tử - viễn thông,
  • Kỹ thuật máy tính,
  • Kỹ thuật phần mềm,
  • Mạng máy tính,
  • Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu,
  • Máy tính và khoa học thông tin,
  • Tin học,
  • Toán - Tin,
  • Toán - Tin ứng dụng,
  • Quản lý thông tin.

Điều kiện về trình độ Tin học, ngoại ngữ 

  • Đối với ngạch Chuyên viên và Kiểm tra viên Thuế: Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với vị trí việc làm yêu cầu công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

Yêu cầu sử dụng được ngoại ngữ (tiếng Anh) theo khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam đối với từng ngạch cụ thể như sau:

  • Ngạch Chuyên viên: Bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Ngạch Kiểm tra viên Thuế: Bậc 2 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Đối với ngạch Kiểm tra viên trung cấp thuế, ngạch Cán sự, ngạch Văn thư viên và Văn thư viên trung cấp: Không yêu cầu.
  • Không yêu cầu thí sinh dự tuyển nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học ở trình độ tương ứng khi nộp hồ sơ dự tuyển.

4. Bí quyết chinh phục Công chức Thuế 2024

Vòng sơ loại hồ sơ thi tuyển Công chức Thuế được đánh giá là không đến mức “khó nhằn” nhưng yêu cầu sự chỉn chu, đầy đủ và đúng như quy định mà Tổng cục đã công bố trên website.

>> UB Academy hướng dẫn nộp hồ sơ dự tuyển Công chức Thuế chắc chắn đỗ TẠI ĐÂY! 

Nếu bạn vẫn đang hoang mang trước “biển” kiến thức thi tuyển khổng lồ trải rộng, áp lực vì những thông tin “ngoài lề” tiêu cực hay không thể tự ôn tập, UB Academy luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành chinh chinh phục công chức Thuế, xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, kiến thức học cô đọng, ĐÚNG - TRÚNG. Liên hệ ngay để nhận tư vấn!