Có thể bạn sẽ quan tâm
4 căn cứ xác định dòng tiền của Doanh nghiệp
Dòng tiền được xem là yếu tố gắn liền với Doanh nghiệp suốt thời gian kinh doanh. Trong phần nghiệp vụ Ngân hàng của Chuyên viên Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp, bạn sẽ cần hiểu về dòng tiền và
Dòng tiền được xem là yếu tố gắn liền với Doanh nghiệp suốt thời gian kinh doanh. Trong phần nghiệp vụ Ngân hàng của Chuyên viên Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp, bạn sẽ cần hiểu về dòng tiền và cách xác định dòng tiền Doanh nghiệp. Bạn sẽ cần sử dụng những kiến thức này trong các bài test nghiệp vụ thi tuyển Ngân hàng; và thực tế làm việc tại Ngân hàng. Trong bài viết dưới đây, UB Academy sẽ tổng hợp và gửi đến bạn 4 căn cứ cơ bản để xác định dòng tiền của Doanh nghiệp.
KHÁI NIỆM DÒNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP
Dòng tiền (Cash Flow) được hiểu là sự chuyển động vào, ra của đồng tiền (tức là nhận và chi) trong doanh nghiệp.
Mục tiêu của các doanh nghiệp là tạo ra được một dòng tiền dương (Positive Cash Flow); tức là làm sao để nhận tiền vào nhiều hơn chi tiền ra. Điều này nghe thì có vẻ đơn giản nhưng rất nhiều doanh nghiệp gặp vấn đề với dòng tiền của mình. Nếu doanh thu không ổn định; việc thanh toán các chi phí thường xuyên như tiền lương, điện, nước… cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp lại tạo ra dòng tiền âm (Negative Cash Flow); tức là chi nhiều hơn nhận. Nguyên có thể vì vào mùa đó hàng khó bán được hoặc họ đang đầu tư thêm cho doanh nghiệp…
4 CĂN CỨ XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP
CĂN CỨ VÀO BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Cách này thường áp dụng đối với các bản Báo cáo tài chính trung thực, đầy đủ thông tin. (Thường là BCTC của các công ty lớn, được kiểm toán bởi công ty kiểm toán có uy tín hoặc đã lên sàn).
Tham khảo thêm cách phân tích Báo cáo tài chính để biết cách xác định dòng tiền của Doanh nghiệp.
CĂN CỨ VÀO HỢP ĐỒNG KINH TẾ ĐẦU RA ĐẦU VÀO (KÈM HÓA ĐƠN) HOẶC HÓA ĐƠN ĐẦU RA ĐẦU VÀO
Với căn cứ này, bạn vừa nhìn được luồng tiền vào – ra. Đồng thời, bạn cũng nhìn thấy tiềm năng phát triển của Doanh nghiệp; cũng như kiểm tra chéo các yếu tố Doanh nghiệp đưa ra trên BCTC.
Đây là 1 cách hay mà không hề mới mẻ, rất dễ thực hiện. Tuy nhiên, phải có sự phù hợp/ hợp lý giữa các yếu tố liên quan (VD: Hóa đơn đi kèm HĐKT phải có nội dung phù hợp; hóa đơn phải của chính hợp đồng KT đó, chứ không phải của HĐ khác…).
CĂN CỨ VÀO SAO KÊ TÀI KHOẢN CÁC TÀI KHOẢN THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG KHÁC NHAU
Về cơ bản, hiện tại Doanh nghiệp sẽ sử dụng tài khoản thanh toán tại Ngân hàng là chủ yếu. (Có lợi cho Doanh nghiệp – vì theo luật Thuế GTGT thì hóa đơn đầu vào trên 20 triệu đã buộc phải thanh toán qua Ngân hàng mới được khấu trừ thuế).
Dựa trên các loại sao kê này, chúng ra sẽ nhìn rõ dòng tiền in – out thực tế của Khách hàng Doanh nghiệp; và có thể nhờ Khách hàng giải thích những khoản mục lạ.
Đối với Khách hàng Doanh nghiệp cung cấp số liệu chưa đáng tin; chuyên viên Quan hệ Khách hàng/ Tín dụng nên yêu cầu Khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng của mình (hình thức bán chéo). Và nếu có thể; hãy yêu cầu Khách hàng giao dịch một thời gian để chứng minh khả năng tài chính (gợi ý). Hạn chế với các Doanh nghiệp bán lẻ thu tiền mặt, không thông qua tài khoản.
CĂN CỨ VÀO SỔ CHI TIẾT GIAO DỊCH HÀNG NGÀY VÀ ĐI KHẢO SÁT THỰC TẾ
Thông thường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có một sổ hoặc hệ thống sổ chi tiết tối mật. Nó phản ánh số liệu thu chi sát nhất với thực tế hoạch động; bạn nên tìm hiểu và thu thập để làm căn cứ đánh giá cho mình.
Đồng thời, các doanh nghiệp này thường mang tính cá nhân; một phần lớn doanh thu được ghi nhận qua tài khoản cá nhân của vợ chồng chủ doanh nghiệp. Vì vậy, thu thập sao kê có thể thông qua tài khoản chủ doanh nghiệp.
Riêng ngành bán lẻ: siêu thị, các chuỗi bán lẻ; bạn phải có cách thẩm định thực tế riêng biệt do tính chất khó xác định tài khoản phải thu (khách hàng mua lẻ, trả tiền ngay)…
Chính vì vậy, bạn nên dành thời gian trực tiếp đến địa bàn Doanh nghiệp hoạt động để khảo sát thực tế. Từ đó, có cho mình đánh giá khách quan, sát thực nhất.
Thông tin trong bài được tổng hợp và biên soạn bởi UB Academy, dựa trên tài liệu tại Diễn đàn U&Bank. Hy vọng những kinh nghiệm trong bài có thể giúp bạn giải quyết những vướng mắc trong công việc. Đồng thời, đây cũng là kiến thức thực tế bạn có thể áp dụng khi tham gia trả lời phỏng vấn Ngân hàng.
Tham khảo thêm hướng dẫn phân tích Dòng tiền của Khách hàng Doanh nghiệp.