messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Tổng quan về kỳ thi tuyển Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) chính thức Thông báo tuyển dụng Lao động năm 2022 tại 1 số chi nhánh, thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 07/11/2022 đến hết ngày 11/11/2022, thông tin chi tiết xem TẠI ĐÂY

Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) chính thức Thông báo tuyển dụng Lao động năm 2022 tại 1 số chi nhánh, thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 07/11/2022 đến hết ngày 11/11/2022, thông tin chi tiết xem TẠI ĐÂY

Chi nhánh tuyển Hạn nhận hồ sơ Chỉ tiêu
CN Yên Bái 11/11/2022 4
CN Cà Mau 11/11/2022 3
CN Đồng Tháp 11/11/2022 3
CN Bình Thuận 11/11/2022
CN An Giang 11/11/2022
CN Nam Định 11/11/2022 3
CN Đồng Nai 11/11/2022 6
CN Bình Phước 11/11/2022 3
….

Lưu ý trước khi đọc:
– Thông tin mang tính tham khảo.
– Có rất nhiều vấn đề liên quan, tuy nhiên chỉ đề cập đến những vấn đề chung nhất, gần nhất tới mục tiêu của bài viết, người viết đã cố gắng tóm gọn nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo giảm thiểu rủi ro để không gặp sai lầm cho lựa chọn nghề nghiệp của các bạn.
– Do một số quy định bảo mật của Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) nên đôi chỗ thông tin sẽ không được nêu rõ ràng, nhưng người viết đã cố gắng mô tả cụ thể nhất có thể.

1. Lựa chọn

Trước khi quyết định thi tuyển và làm việc tại ngân hàng Chính sách xã hội thì các bạn cần trả lời các câu hỏi:

  • Thứ nhất, các bạn có chấp nhận làm việc vào ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ?
  • Thứ hai, các bạn đã thực sự chán công việc tại các ngân hàng thương mại chán công việc với tính chất cạnh tranh cao, lương cao nhưng kèm theo là quỹ thời gian cho công việc lớn, chán công việc trình độ tư duy cao, thường xuyên đối mặt với tình trạng áp lực, stress?
  • Thứ ba, các bạn muốn tìm kiếm công việc “nhàn” hơn, tiền lương thấp hơn nhưng có thời gian dành cho gia đình, công việc mang tính đơn giản, không quá yêu cầu trình độ?

Nếu các bạn thỏa mãn cả 3 điều trên thì có thể nghĩ đến việc thi tuyển và làm việc tại ngân hàng Chính sách xã hội.

Một số điều cơ bản cần biết trước khi quyết định thi tuyển và làm việc tại ngân hàng Chính sách xã hội:

  • Ngân hàng Chính sách xã hội là tổ chức tín dụng đặc biệt do Chính phủ thành lập, hoạt động đặc thù trong lĩnh vực tín dụng chính sách nhằm mục tiêu vì an sinh xã hội. Do đó ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
  • Hoạt động đặc thù: Cho vay đối tượng theo quy định của Chính phủ (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh sinh viên, giải quyết việc làm, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh,…). Do đặc thù hoạt động nên nhiều nghiệp vụ ngân hàng Chính sách xã hội không cần tuân thủ quy định của ngân hàng Nhà nước mà có quy định riêng của Chính phủ.
  • Hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng Chính sách xã hội khá đơn giản cả về thủ tục và tính chất (trừ hoạt động ở Hội sở chính), theo cá nhân người viết thấy, chỉ cần trình độ cấp 3 là có thể làm được hầu hết công việc tại ngân hàng Chính sách xã hội. Điều này không phù hợp với các bạn có chí tiến thủ cao, chỉ phù hợp với các bạn muốn “an phận”, chỉ cần công việc đơn giản kiếm tiền để sống.
  • Hệ thống văn bản và core banking: Còn nhiều hạn chế thường xuyên bị vướng mắc. Bạn sẽ hơi khó chịu nếu trước đây làm ở 1 ngân hàng thương mại lớn và chuyển sang ngân hàng Chính sách xã hội. Bạn sẽ cảm giác như ngân hàng thương mại 10 năm về trước.
  • Hoạt động cho vay ở ngân hàng Chính sách xã hội 50% do ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện còn 50% sẽ do chính quyền địa phương thực hiện (từ TW xuống tới thôn ấp). Do đó chất lượng hoạt động phụ thuộc nhiều vào đặc thù từng địa phương (Thường ngoài Bắc chất lượng rất tốt nhưng trong Nam đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long là thấp).
  • Để hỗ trợ người dân, ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện giao dịch tại UBND xã vào ngày cố định. VD: xã Nga Thanh giao dịch cố định hàng tháng vào ngày 16 tây. 16 tháng này có thể là ngày trong tuần nhưng tháng sau có thể là ngày cuối tuần, do đó nếu lịch tháng nào rơi vào cuối tuần/ngày lễ thì NHCS vẫn phải đi giao dịch như ngày bình thường. Chỉ duy nhất ngày cố định này trùng ngày nghỉ Tết Nguyên đán thì mới được dời ngày làm việc ra trước/sau Tết. Do đó để làm ngân hàng Chính sách xã hội các bạn phải chấp nhận một số ngày cuối tuần/ngày lễ phải đi làm. Tuy nhiên một số vị trí tại hội sở tỉnh (chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh) như hành chính, kiểm tra kiểm soát,… sẽ không phải đi giao dịch, còn ở ngân hàng Chính sách xã hội huyện thì gần như ai cũng phải đi. Tuy nhiên, ngày làm việc bình thường thì thời gian khá thoải mái, chỉ làm giờ hành chính (trừ 1 số giai đoạn cao điểm giải ngân).
  • Cán bộ ngân hàng Chính sách xã hội sẽ phải kiêm nhiệm nhiều công việc: Bạn làm công tác tín dụng nhưng khi đi giao dịch xã bạn sẽ có thể được phân công làm giao dịch viên, tự thu chi tiền, kiểm quỹ như 1 thủ quỹ, sử dụng công cụ hỗ trợ (súng cao su, roi điện,…) như 1 bảo vệ và phải lái xe ô tô như 1 tài xế.
  • Lương tại ngân hàng Chính sách xã hội tương đương với lương cán bộ doanh nghiệp nhà nước. Vì là “con” của Chính phủ nên hoạt động tổ chức, hành chính, quản lý cán bộ của ngân hàng Chính sách xã hội gần như là 1 cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên các bạn yên tâm là lương và chế độ ưu đãi không thấp hơn nhiều ngân hàng thương mại, sẽ tương xứng với công sức các bạn bỏ ra (có thể chỉ thấp hơn Big4).

2. Thi tuyển tại ngân hàng Chính sách xã hội

  • Thời gian trước ít thấy ngân hàng Chính sách xã hội thông báo thi tuyển rộng rãi nhưng thời gian gần đây (2017 – 2021 trở về đây), ngân hàng Chính sách xã hội đăng tuyển thường xuyên hơn, có năm 2-3 đợt tuyển. ngân hàng Chính sách xã hội thường tuyển dụng theo cụm, VD: Miền Bắc, khu vực Tây Bắc, khu vực Tây Nam Bộ, khu vực Đông Nam Bộ,…) nhưng đăng tuyển theo từng chi nhánh tỉnh (website NHNN tỉnh, báo địa phương, đài phát thanh, niêm yết tại trụ sở NHCS tỉnh, huyện, UBND xã,…), ít khi đăng tuyển chung toàn quốc hay chung theo cụm.

tuyển dụng ngân hàng chính sách xã hội

tuyển dụng ngân hàng chính sách xã hội

tuyển dụng ngân hàng chính sách xã hội

  • Nhận hồ sơ tại Phòng Hành chính tổ chức của NHCS tỉnh, hoặc NHCS huyện. Thời gian nhận thường chỉ 3 ngày nên nếu không biết trước hoặc không có hồ sơ sẵn thường sẽ không nộp kịp. Trước đây thường chỉ nhận hồ sơ người quen là đủ nên không nhận hồ sơ người lạ, nhưng thời gian mấy năm nay đã bình đẳng trong việc nhận hồ sơ.
  • Tùy đợt nhưng thông thường khoảng 15-30 ngày sau khi kết thúc nhận hồ sơ NHCS sẽ tổ chức thi tuyển.
  • Thời gian thi: Thi trong 2 ngày, thường là cuối tuần.
    Nội dung thi: 2 vòng, phỏng vấn và thi viết
    Vòng phỏng vấn (PV): Người PV là người của hội sở chính, gồm 2 người PV, 1 người PV chính, và 1 người phụ ghi chép, xem hồ sơ và hỏi thêm 1 vài câu phụ. Nội dung câu hỏi tùy thuộc vào chuyên môn của người PV, còn câu hỏi chung có thể là xoay quanh hiểu biết của thí sinh về NHCS. Rất nên đọc các nội dung trên website của NHCS về lịch sử hình thành, cơ cấu hiện nay, đặc điểm hoạt động, các chương trình cho vay, lãi suất,… Vòng này khá dễ, mang tính sơ loại nên tỷ lệ qua cao, gần như ai có tham gia là có qua. Vòng này thi buổi sáng ngày thứ 1, tầm 4h chiều sẽ có kết quả, sau đó ai đậu sẽ ở lại nghe quy chế thi viết và chờ thi vào ngày thứ 2.
    Thi viết: Thi 2 môn Kế toán ngân hàng và Tín dụng ngân hàng. Sáng thi 1 môn, chiều thi 1 môn. Thường môn Tín dụng ngân hàng sẽ dễ “xơi” hơn Kế toán ngân hàng. Đề không quá khó, chỉ cần học bài là có thể làm được. Đề cương gần giống môn học của Đại học Ngân hàng TP.HCM (ai học ĐHNH là 1 lợi thế). Do tôn trọng hoạt động của UB nên người viết không nêu chi tiết đề thi ở đây.
    Địa điểm thi: Thường là thành phố lớn như TP.HCM, Cần Thơ. Sẽ có trong thông báo. Một số đợt thi NHCS có liên hệ chỗ nghỉ và chỗ ăn để thí sinh đăng ký (dĩ nhiên là tự thanh toán nhé, NHCS chỉ liên hệ giúp thôi).
    Thường 1 tháng sau khi thi sẽ có kết quả. Tuy nhiên, NHCS không đăng công khai kết quả trên website mà chỉ gửi danh sách trúng tuyển về NHCS tỉnh, phòng HCTC sẽ gọi điện cho người trúng tuyển và hẹn ngày lên nhận thông báo trúng tuyển.
  • Trước khi công bố kết quả, NHCS có thể thuyên chuyển thí sinh không trúng tuyển ở tỉnh A, nhưng có điểm thi trên sàn sang tỉnh B còn chỉ tiêu nhưng không tuyển đủ người. Nếu bạn đồng ý làm ở tỉnh B thì danh sách trúng tuyển ở tỉnh B sẽ có tên của bạn.

3. Làm việc tại ngân hàng Chính sách xã hội

  • Sau khi nhận thông báo trúng tuyển, bạn sẽ được đưa đi đào tạo nghiệp vụ dành cho cán bộ mới tuyển dụng, thời gian là 4 tháng. Trong đó 1 tháng học lý thuyết và 3 tháng tập nghề tại cơ sở.
    – 1 tháng học lý thuyết: NHCS sẽ có 3 cơ sở đào tạo là Phú Thọ, Thanh Hóa và Cần Thơ. Bạn sẽ phải học ở 1 trong 3 nơi đó 1 tháng. Toàn bộ chi phí ăn ở do NHCS thanh toán. Chi phí đi lại do NHCS tỉnh thanh toán sau khi học về (nghĩa là bạn phải ứng trước và lấy hóa đơn về thanh toán sau), 1 lượt đi và 1 lượt về, có thể đi máy bay nhưng tối đa chỉ thanh toán lại bằng mức vé tàu hỏa theo chế độ.
    – 3 tháng tập nghề: NHCS sẽ lựa chọn 2-3 tỉnh cho bạn về tập nghề (Tùy số lượng học viên). Thường là những tỉnh có chất lượng hoạt động tốt nhất trong hệ thống. Do đó 90% là sẽ ở khu vực miền Bắc, Bắc Trung Bộ. Bạn sẽ làm việc như 1 cán bộ bình thường (trừ làm và ký hồ sơ tín dụng), được cấp user và đi giao dịch xã, được đánh giá xếp loại,…
  • Trong thời gian 4 tháng bạn sẽ ký với NHCS 1 hợp đồng đào tạo, tập nghề, lương cố định tầm 5,5tr/tháng, 3 tháng tập nghề có thêm tiền ăn ca. Lương và chế độ do Hội sở chính chi trả.
  • Sau thời gian đào tạo bạn sẽ làm 1 bài thu hoạch, trước khi thi kết thúc khóa đào tạo và được cấp chứng chỉ.
  • Chi phí phát sinh trong thời gian đào tạo này sẽ phải bồi hoàn khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ sau này. Thời gian là 5 năm, làm bao nhiêu thì trừ ra bấy nhiêu. Sau 5 năm nghỉ không cần trả.
  • Khi hoàn thành khóa đào tạo bạn sẽ về nhận việc tại NHCS tỉnh nơi trúng tuyển. NHCS tỉnh sẽ phân công vị trí cụ thể. Lúc này bạn mới có quyết định tuyển dụng và phân công công việc, ký HĐLĐ có thời hạn 1 năm. Thường người mới sẽ ít làm ở NHCS tỉnh và sẽ được phân về các huyện.

4. Một số vị trí công việc ở ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện

  • CB tín dụng: Hoạt động chính sách sẽ theo địa giới đơn vị hành chính, do đó CBTD sẽ phụ trách theo xã. Tùy quy mô của huyện bao nhiêu xã, bao nhiêu CBTD thì sẽ chia ra 1 CB phụ trách 3-5 xã. CB tín dụng sẽ phụ trách các công việc liên quan đến việc cho vay, phân chia chỉ tiêu dư nợ, chất lượng tín dụng, quản lý thu hồi nợ và xử lý rủi ro.
  • CB kế toán: Làm GDV tại trung tâm (quầy giao dịch của NHCS huyện) và thực hiện các bút toán thu chi nội bộ, gia hạn nợ trên hệ thống, lưu trữ hồ sơ vay,… Nhìn chung vị trí này không cực như CBTD, lương thì tương đương CBTD nhưng không có 1 số phụ cấp như công tác phí (có nhưng ít), tiền điện thoại,…
  • CB thủ quỹ (kiêm thủ kho tiền): Vị trí được cho là khỏe nhất trong NHCS huyện, có hệ số phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp độc hại nên nếu cùng thâm niên với CBTD thì lương của CB thủ quỹ lại cao hơn CBTD (có vẻ hơi bất cập nhỉ?!). Chủ yếu công việc liên quan đến quản lý kho tiền, tài sản bảo đảm rất ít và quy định không chi tiết nên bảo quản khá đơn giản.

Các bạn hãy tập trung vào thông tin các bạn cần để lựa chọn và thi tuyển trước, đừng quá tập trung vào việc sau này sẽ làm việc ra sao. Nên nhớ là không có công việc nào hoàn hảo, không có công việc kiếm ra nhiều tiền mà khỏe cả, được cái này sẽ mất cái khác.

Chúc các bạn thành công với lựa chọn của mình!!!

UB Academy đồng hành cùng các bạn trong suốt quá trình tạo hồ sơ và ứng tuyển.

Đăng ký tư vấn về thi tuyển Ngân hàng Chính sách tại đây

Để kiểm tra hồ sơ hợp lệ với yêu cầu tuyển dụng và ứng tuyển, vui lòng liên hệ Tư vấn viên Nguyễn Thị Cúc: