messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Hỗ Trợ Tín Dụng Là Gì? Công Việc Của Nhân Viên Hỗ Trợ Tín Dụng Ngân Hàng

Hỗ trợ tín dụng là những người làm ở bộ phận Back-Office của Ngân hàng. Họ sẽ hỗ trợ chuyên viên Tín dụng soạn thảo Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, Khế ước nhận nợ và đi thế chấp; đăng ký – xóa đăng ký GDBĐ. Những thông tin được UB Academy tổng hợp trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về Hỗ trợ tín dụng và công việc HTTD.

Hỗ trợ tín dụng là gì và trách nhiệm của nhân viên

1. Hỗ trợ tín dụng là gì?

Hỗ trợ tín dụng là một vị trí trong Ngân hàng làm ở bộ phận Back-Office (không phải nhân viên kinh doanh); để hỗ trợ các công việc còn lại của Chuyên viên Tín dụng.

Như vậy, tùy từng ngân hàng, Chuyên viên tín dụng làm những công việc gì thì tiếp đó Hỗ trợ tín dụng sẽ làm nốt phần còn lại của một món vay cho đến bước cuối cùng là Lưu trữ hồ sơ cho vay.

Yêu cầu tuyển dụng Hỗ trợ tín dụng thường thấy

Hỗ trợ tín dụng là gì và trách nhiệm của nhân viên

  • Tốt nghiệp đại học các chuyên ngành Kinh tế, Kế toán, Luật, Tài chính;
  • Cẩn thận, chăm chỉ và chịu áp lực công việc tốt;
  • Tiếng Anh, Tin học văn phòng đáp ứng được yêu cầu công việc;
  • Kiến thức và kỹ năng yêu cầu (cũng là để áp dụng vào công việc);
  • Nắm vững kiến thức, quy trình nghiệp vụ tín dụng; Am hiểu về luật công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo; Nắm vững nguyên lý kế toán, các quy định về kế toán Ngân hàng;
  • Chính xác, chi tiết, tuân thủ nguyên tắc; Năng động, tinh thần đồng đội; Có khả năng giao tiếp tốt; Sử dụng tốt tin học văn phòng.

Ví dụ: Ở Vietinbank, Chuyên viên Tín dụng làm khá nhiều công việc gồm cả Scan hồ sơ, nhận TSBĐ, nhắc gốc lãi… thì Hỗ trợ tín dụng sẽ làm phần còn lại ngoài những phần tín dụng đã làm.

Ở SHB, Chuyên viên Tín dụng kéo khách hàng về, soạn hồ sơ thẩm định, đề xuất giải ngân. Trình Chuyên viên thẩm định định giá TSBĐ; kết hợp HTTD đi nhận TSBĐ, thế chấp công chứng và Đăng ký GDBĐ; lấy kết quả và nhập kho. HTTD xem hồ sơ còn thiếu gì sẽ yêu cầu và có phiếu kiểm tra giao hẹn hoàn chứng từ trong vòng X ngày.

2. Công việc chính của nhân viên HTTD

Tùy vào từng Ngân hàng công việc chính của nhân viên hỗ trợ tín dụng sẽ có sự khác biệt đôi chút.

Hỗ trợ tín dụng là gì và trách nhiệm của nhân viên

2.1. Trước giải ngân

  • Kiểm soát tính tuân thủ, tính hợp lệ, tính đầy đủ của bộ hồ sơ tín dụng theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật và các quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng như các quy định nội bộ của Ngân hàng;
  • Lập và hoàn thiện hồ sơ pháp lý của bộ hồ sơ tín dụng trước khi giải ngân;
  • Thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của pháp luật;
  • Nhập và quản lý dữ liệu các khoản vay trên hệ thống phần mềm;
  • Giải ngân và thu gốc lãi; giải chấp tài sản đảm bảo sau khi Hợp đồng tín dụng được thanh lý;
  • Tham gia thẩm định và định giá lại tài sản đảm bảo (Yêu cầu này không phải Ngân hàng nào cũng yêu cầu HTTD xử lý).

2.2. Sau giải ngân

  • Đôn đốc các đơn vị kinh doanh thu gốc nợ gốc, nợ lãi;
  • Lưu giữ và quản lý hồ sơ tín dụng; thực hiện các thủ tục xuất nhập và quản lý tài sản đảm bảo theo đúng quy trình của Ngân hàng;
  • Lập các báo cáo liên quan đến các khoản vay cho Ngân hàng Nhà nước; Trung tâm kiểm soát tín dụng (CIC); và các báo cáo phục vụ mục đích quản trị của Ngân hàng.

2.3. Các công việc định kỳ hàng ngày

  • Lập báo cáo nhắc gốc, lãi, chậm trả;
  • Tổng hợp các danh sách khách hàng vay theo nhóm, ngành, VIP…;
  • Làm báo cáo.

3. Lý do nên chọn nghề nhân viên hỗ trợ tín dụng

Hỗ trợ Tín dụng là một công việc đóng vai trò rất quan trọng tại các ngân hàng. Và công việc này rất đáng để các bạn xem xét và lựa chọn với những lý do sau đây:

Hỗ trợ tín dụng là gì và trách nhiệm của nhân viên

3.1. Môi trường làm việc năng động và trẻ trung

Môi trường làm việc của ngân hàng luôn được đánh giá cao bởi tính chất năng động và trẻ trung. Khi bạn làm việc ở vị trí hỗ trợ tín dụng nói riêng cũng như các vị trí khác của ngân hàng nói chung thì bạn sẽ được thường xuyên gặp gỡ và tiếp xúc với các khách hàng khác nhau ở nhiều độ tuổi. Chính vì thế bạn cũng sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc giao tiếp hoặc giải quyết các công việc liên quan. Ngoài ra, khi bạn được tiếp xúc với các đồng nghiệp trong môi trường này thì cũng sẽ đem đến nhiều bài học hiệu quả hơn trong công việc cũng như việc phát triển tư duy để giải quyết các công việc được đảm nhận.

Đặc biệt, đối với những người trẻ khi có cơ hội tiếp xúc với môi trường ngân hàng sẽ tăng cường khả năng quan sát và thực hiện công việc cần thiết, các kinh nghiệm quý báu cũng từ đó được trau dồi một cách tối đa. Hơn nữa, công việc này cho phép nhân viên được thể hiện khả năng của bản thân bằng cách xây dựng và đóng góp ý kiến. Chính nhờ tính minh bạch cao này mà đặc biệt thu hút nhiều người ứng tuyển vì không quá gò bó.

3.2. Thu nhập ổn so với mặt bằng chung

So với các doanh nghiệp hoặc các công ty thông thường thì các ngân hàng đều sẽ có các mức lương thưởng khá tốt. Vì tính chất công việc ổn định nên mức thu nhập cũng tương đương.

Đương nhiên là để có thể nhận được mức thu nhập khá ổn này thì yêu cầu liên quan đến nghề nghiệp cũng rất cao. Tuy nhiên phải nói một cách thẳng thắn rằng vị trí hỗ trợ tín dụng sẽ không thể nào có mức lương thưởng cao hơn so với vị trí trực tiếp cung cấp dịch vụ. Vậy thì bức chênh lệch cũng không quá lớn nên bạn cũng không cần phải lo lắng về vấn đề này.

3.3. Công việc ổn định

Công việc hỗ trợ tín dụng chính là công việc Back-office nên tính chất rất ổn định và bạn có thể gắn bó lâu dài. Rõ ràng vai trò của một nhân viên hỗ trợ là không thể phủ nhận trong bất cứ khâu trung gian quản lý nào. Công việc này vì có hướng đi lại đi lặp lại nên tính chất ổn định của công việc rất đảm bảo.

3.4. Có cơ hội thăng tiến tốt

Nhân viên hỗ trợ tín dụng sẽ thường xuyên phải giải quyết các vụ việc thực tế nên kinh nghiệm cũng được tích lũy từ đó. Ngoài ra trong quá trình này thì tính sáng tạo cũng sẽ được đề cao hơn và các cơ hội tiếp xúc với công việc cũng gần hơn. Cơ hội thăng tiến của công việc này khá rõ rệt nếu như bạn là người có năng lực, kỹ năng, nhiệt huyết và có thể hoàn thành tốt các công việc được giao hay công việc teamwork. 

3.5. Hỗ trợ trong khả năng tư duy và tổng hợp vấn đề

Để có thể đảm nhận được vị trí nhân viên hỗ trợ tín dụng thì bạn cần phải có tính chất chuyên môn và am hiểu sâu để tạo được hiệu quả công việc. Chính vì thế nên kỹ năng liên quan đến quản lý và giám sát của bạn sẽ được bổ trợ một cách hiệu quả. Khi ở vị trí này thì bạn cũng sẽ có rất nhiều kiến thức liên quan đến pháp luật và quy trình.

Đây cũng là lý do tại sao mà khả năng tư duy và tổng hợp vấn đề của bạn sẽ được nâng cao và tiến bộ từng ngày. Bạn sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt này chỉ sau năm đầu làm việc.

4. Vai trò của nhân viên Hỗ trợ tín dụng

Hai mảng nghiệp vụ chính của một Ngân hàng là: Huy động vốn và Cho vay (Tín dụng).

Mảng Huy động vốn rất đơn giản về thủ tục pháp lý và số lượng công việc. Trái lại, mảng Tín dụng có rất nhiều Thủ tục Hồ sơ để đảm bảo nguồn vốn của ngân hàng phải có khả năng thu về, phải có bảo đảm bằng tài sản, phải sinh lời….

Vì vậy, Nghiệp vụ Tín dụng vừa NHIỀU VIỆC, vừa là hoạt động SINH LỜI CHÍNH và vừa hàm chứa nhiều RỦI RO.

Đảm đương trọng trách chính trong mảng Tín dụng là các Nhân viên tín dụng (hay Chuyên viên Quan hệ khách hàng); một số ngân hàng gọi tắt tên tiếng Anh là RO/RA (ACB); hay CRO (SeAbank). Họ là những người có trách nhiệm tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu vay và lôi kéo về Ngân hàng. Họ cũng là người soạn Đề xuất cho vay, kiểm tra sau vay; thực hiện bán chéo nhiều sản phẩm khác (Kể cả Huy động vốn);…

Hỗ trợ tín dụng là gì và trách nhiệm của nhân viên

Nhân viên Tín dụng rất nhiều việc. Vì vậy, nhằm hạn chế rủi ro đạo đức, rủi ro nghiệp vụ; đảm bảo minh bạch cho các món vay và giảm tải gánh nặng cho Chuyên viên Tín dụng (để họ có nhiều thời gian hơn tiếp thị khách hàng mới), bộ phận Hỗ trợ Tín dụng đã được thành lập.

Trên đây là những lý do giải thích tại sao bạn nên lựa chọn nghề nhân viên hỗ trợ tín dụng. Mỗi công việc đều đem lại những lợi ích và những mặt trái khác nhau nhưng nếu như bạn biết cách tận dụng được những mặt tích cực và hạn chế được những nhược điểm thì chắc chắn đây sẽ là một công việc phù hợp và hoàn hảo dành cho bạn. Chúc bạn thành công và may mắn với sự lựa chọn của mình. Đừng quên theo dõi chuyên mục Điểm tin UB AcademyDiễn đàn U&Bank để cập nhật tin tức mới nhất về ngành Tài chính – Ngân hàng nhé!