messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Hồ Sơ Tín Dụng Bao Gồm Những Giấy Tờ Gì

Là một Chuyên viên Quan hệ Khách hàng, bạn cần hiểu và nắm rõ danh mục Hồ sơ Tín dụng. Trong bài viết này, UB Academy tổng hợp và mang đến cho bạn thông tin cơ bản trong Bộ hồ sơ Tín dụng của món vay Khách hàng cá nhân. 

1. Hồ sơ tín dụng là gì?

Hồ Sơ Tín Dụng Bao Gồm Những Giấy Tờ Gì

Hồ sơ tín dụng là những gì khách hàng cần chuẩn bị để vay vốn ngân hàng

Một trong những thông tin mà một chuyên viên quan hệ khách hàng cần phải thật sự đó là hồ sơ tín dụng là gì? Bởi nhân viên này sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn và thông tin đến khách hàng để họ có sự chuẩn bị đầy đủ nhằm hoàn tất hồ sơ vay vốn nhanh và chính xác nhất, thúc đẩy hiệu suất công việc.

Hồ sơ tín dụng là hồ sơ vay vốn và trả nợ trả lãi vay của khách hàng khi có thực hiện giao dịch vay tín dụng tại ngân hàng hay các đơn vị cho thuê tài chính. Hồ sơ này bao gồm rất nhiều loại giấy tờ khác nhau với mục đích tạo nên sự minh bạch, rõ ràng, tín nhiệm cao và có tính pháp lý.

Hồ sơ tín dụng sẽ bao gồm các giấy tờ cần thiết như: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản, giấy tờ chứng tài chính cá nhân,... mà ai cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ theo trường hợp vay vốn của mình tại ngân hàng. Những hồ sơ này là cơ sở để khách hàng “làm tin” với đơn vị ngân hàng, giúp ngân hàng được bảo đảm hơn về các rủi ro thanh toán.

Cùng UB Academy kiểm kê xem trong hồ sơ tín dụng bao gồm những gì để giúp hoàn thành thủ tục vay vốn.

  • Hồ sơ pháp lý:

Hồ sơ pháp lý là một phần quan trọng trong bộ hồ sơ tín dụng bao gồm tất cả các thông tin nhân thân của người vay. Ví dụ như CCCD hoặc CMND người vay, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy CCCD hay hộ chiếu công chứng của vợ/chồng,... 

Đây là những cơ sở đầu tiên để ngân hàng xác minh và đảm bảo cho khoản vay tín dụng.

  • Hồ sơ vay vốn:

Hồ sơ này thể hiện mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng giúp ngân hàng theo dõi kiểm tra và biết được lịch sử tín dụng.

  • Hồ sơ chứng minh thu nhập

Đây là các giấy tờ chứng minh khách hàng có nguồn trả nợ cho khoản vay ngân hàng và được xem xét xem có đủ điều kiện vay hay không.

  • Hồ sơ tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là yếu tố cần thiết trong trường hợp khách hàng vay theo hình thức thế chấp tài sản. Trong trường hợp này sẽ giúp giảm rủi ro cho ngân hàng và mức lãi suất cho vay thế chấp sẽ rẻ hơn tín chấp.

2. Hồ sơ giải ngân và kiểm tra sau vay

Hồ Sơ Tín Dụng Bao Gồm Những Giấy Tờ Gì

Sau khi hồ sơ tín dụng của khách hàng được duyệt và có thông báo lệnh giải ngân thì ngân hàng sẽ gửi đến bạn một hồ sơ giải ngân và kiểm tra sau vay. Trong đó sẽ có các thông tin về hợp đồng tín chấp, khoản vay, thời gian vay, định kỳ trả lãi, thời hạn trả lãi gốc, lãi suất,...

Nhân viên hỗ trợ tín dụng lẫn chuyên viên phải kiểm tra chính xác thông tin trước khi gửi đến khách hàng. Ngược lại khách hàng cũng được đề nghị xem xét kỹ lưỡng để đề phòng các rủi ro sai sót của thể xảy ra.

Bạn có biết quy trình sau khi duyệt hồ sơ tín dụng là gì? Sau duyệt, ngân hàng sẽ gửi lại cho khách hàng một giấy đề nghị giải ngân kiêm khế ước nhận nợ. Lúc này sau khi kiểm tra thông tin chính xác thì người đi vay tức khách hàng sẽ ký xác nhận và gửi cho ngân hàng.

Sau đó ngân hàng sẽ hoàn thành thủ tục và gửi lại hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ cũng như các hồ sơ kế toán cho khách hàng. Hồ sơ kế toán chính là bao gồm hợp đồng tín dụng đã xác nhận giữa 2 bên, giấy chấp nhận nợ, lịch trả nợ cho ngân hàng.

Sau khi đã hoàn tất gần như tất cả các thủ tục, người vay giữ giấy tờ kế toán để chuẩn bị nhận giải ngân từ ngân hàng. Tuy nhiên thời gian nhận có thể chỉ ngay sau đó hoặc có thể sẽ phải chờ vài ngày từ theo số tiền và ngân quỹ tồn cho vay có còn đủ.

Trong trường hợp phải chờ thì cũng không quá lâu, bởi sau quyết định thì việc giải ngân phải được thực hiện nhanh chóng. Công việc sau giải ngân của nhân viên hỗ trợ tín dụng hay chuyên viên quan hệ khách hàng là theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

Việc này đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và có khả năng đảm bảo thời gian thanh toán của khách hàng theo định kỳ.

3. Một số lưu ý cần biết

Hồ Sơ Tín Dụng Bao Gồm Những Giấy Tờ Gì

  • Bản công chứng: Thời điểm công chứng /chứng thực gần nhất không quá 6 tháng;
  • Bản gốc: Bản có dấu đỏ và chữ ký tươi;
  • Bản chính: Là văn bản có chữ ký photo tại chỗ người ký trên văn bản và đóng dấu đỏ của cơ quan/doanh nghiệp/tổ chức và chức danh của người đại diện;
  • Sao y công ty: Bản có chữ ký và đóng dấu đỏ của cơ quan/tổ chức có dấu sao y bản chính.

4. Hồ sơ vay vốn tín dụng

Hồ Sơ Tín Dụng Bao Gồm Những Giấy Tờ Gì

4.1 Hồ sơ pháp lý

CMND/ CCCD/Hộ chiếu của người vay, người hôn phối (còn thời hạn) bản chứng thực và/hoặc bản sao;

Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân (Giấy xác nhận độc thân/Đăng ký kết hôn) – Bản chứng thực;

Sổ hộ khẩu/ tạm trú dài hạn (KT3)/xác nhận của chính quyền địa phương về việc đã tạm trú tại địa chỉ hiện tại tối thiểu 01 năm/ chứng từ sở hữu BĐS (trường hợp nơi cư trú hiện tiện khác địa chỉ thường trú) của người vay & người hôn phối;

Thị thực/giấy phép lao động/thẻ tạm trú/thẻ thường trú/giấy tờ được phép cư trú tại Việt Nam còn thời hạn;

Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của khách hàng với bên thứ 3 (đồng trách nhiệm/đồng trả nợ/chủ TSBĐ); Giấy khai sinh/Giấy chứng nhận con nuôi/Sổ hộ khẩu cũ/xác nhận của chính quyền địa phương; Hồ sơ là bản gốc/chứng thực/ bảo sao theo quy định của từng ngân hàng.

4.2 Hồ sơ vay vốn (Chứng minh mục đích vay vốn)

Phương án sử dụng vốn và trả nợ: hồ sơ là bản gốc

Hợp đồng đầu vào và giấy tờ của TS cần mua tùy theo từng loại mục đích vay vốn mà cần các hồ sơ khác nhau, một số mục đích điển hình như sau:

  • Nếu mua nhà/đất: Hợp đồng mua bán nhà/đất & Giấy chứng nhận nhà/đất cần mua/Giấy đặt cọc/Văn bản chuyển nhượng BĐS; Hợp đồng mua bán căn hộ/Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ có xác nhận của chủ đầu tư.
  • Nếu xây sửa nhà: Giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà (nếu tại khu vực phải có giấy phép); Bảng dự toán chi phí; Hợp đồng thi công xây dựng/đơn đặt hàng theo phương án vay vốn.
  • Nếu mua xe ô tô: Hợp đồng mua bán xe/giấy hẹn lấy đăng ký xe.
  • Nếu vay góp vốn: Hợp đồng góp vốn; hợp đồng mua bán/chuyển nhượng; Giấy biên nhận tiền/UNC/sao kê tài khoản nêu rõ nội dung chuyển tiền phù hợp với mục đích vay vốn/ Biên bản họp HĐTV/ĐHCĐ/HĐQT về việc nhận vốn góp.
  • Nếu vay tiêu dùng: Hợp đồng/hóa đơn/bảng kê hàng hóa mua vào/phiếu giao hàng…
  • Nếu vay kinh doanh: Hợp đồng mua bán/Giấy biên nhận mua bán/Hóa đơn VAT/hóa đơn bán hàng/hóa đơn bán lẻ/Bảng kê chi tiết hàng hóa mua bán hoặc các chứng từ tương đương.

4.3 Hồ sơ tài chính (Chứng minh nguồn trả nợ)

  • Hợp đồng lao động (Nếu là Cơ quan Nhà nước sẽ không có HĐLĐ mà thay vào đó là Quyết định tiếp nhận) – Sao y công ty;
  • Giấy xác nhận hệ số lương/Quyết định bổ nhiệm (Nếu có) – Sao y công ty;
  • Sao kê lương (Hoặc sao kê tài khoản nếu trả lương qua ngân hàng) 3 tháng gần nhất – Sao y công ty (hoặc Dấu đỏ ngân hàng);
  • Hợp đồng cho thuê xe/nhà/đất; kèm giấy tờ sở hữu tài sản cho thuê (Nếu có) – Bản công chứng/Bản sao/Bản chứng thực;
  • Hợp đồng lao động; xác nhận lương; sao kê lương 03 tháng của người đồng trách nhiệm trả nợ (nếu có) – (Như của Khách hàng vay chính).

4.4 Hồ sơ tài sản bảo đảm

Giấy tờ sở hữu tài sản: Tùy theo các loại tài sản khác nhau mà có giấy tờ sở hữu khác nhau:

  • Bất động sản: Giấy chứng nhận QSDĐ/ Giấy chứng nhận QSH nhà ở;
  • Ô tô: Đăng ký xe, Đăng kiểm…

Đối với TSBĐ cần đóng bảo hiểm: Sẽ có thêm Hợp đồng bảo hiểm; Chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho ngân hàng; Hóa đơn VAT và/hoặc phiếu thu của công ty bảo hiểm (bắt buộc).

Lưu ý:
  • Đây là danh mục các hồ sơ chính; tuỳ từng đặc thù khách hàng có thể phát sinh thêm một số hồ sơ khác;
  • Khi bạn nhận hồ sơ đều cần có sự kiểm tra, đối chiếu với thực tế; tính khớp đúng và xuyên suốt;
  • Việc bỏ bớt hoặc yêu cầu hồ sơ bản không công chứng hay không đều phải theo quy định cụ thể của từng ngân hàng;
  • Mọi hồ sơ photo do khách hàng cung cấp NÊN CÓ XÁC NHẬN của Khách hàng (Yêu cầu Khách hàng ký nháy từng trang); đặc biệt là hồ sơ mục đích vay vốn (yêu cầu Khách hàng ký nháy lên các trang photo và ngày xác nhận sau khi đối chiếu bản gốc).

Kết bài

Trên đây là danh mục hồ sơ tín dụng mà một chuyên viên Quan hệ khách hàng không thể bỏ qua. Hy vọng với bài viết này bạn đã hiểu hơn về hồ sơ tín dụng và tháo gỡ được những khúc mắc khi làm việc. Đừng quên theo dõi Diễn đàn U&Bank để theo dõi những tin tức hữu ích về ngành Ngân hàng.