messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Giới thiệu các loại thư tín dụng phổ biến nhất

Thư tín dụng còn có tên gọi tắt là L/C. Loại thư này sẽ do Ngân hàng phát hành dựa trên yêu cầu của người nhập khẩu. Trước đó thì người nhập khẩu đã phải cam kết với người bán/người xuất khẩu rằng sẽ trả một số tiền nhất định nếu như bên người bán có thể xuất trình được các bộ chứng từ hợp lệ. Thời hạn để trả số tiền này cũng sẽ được giới hạn. Nói cách khác thì ngân hàng đang thay mặt người nhập khẩu để đứng ra bảo lãnh thanh toán. Vậy trong bài viết ngày hôm nay thì Ub Academy sẽ giới thiệu cho bạn các loại thư tín dụng phổ biến nhất.

1. Thư tín dụng hủy ngang (Revocable L/C)

các loại thư tín dụng phổ biến nhất

Revocable L/C có nghĩa là sau khi mở thì tổ chức nhập khẩu được phép sửa đổi bổ sung

Thư tín dụng hủy ngang có nghĩa là sau khi mở thì tổ chức nhập khẩu được phép sửa đổi bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào. Tổ chức này cũng không hề có nghĩa vụ cần phải báo trước cho người hưởng lợi. Tuy nhiên vì tính chất này mà loại thư tín dụng này cũng ít được sử dụng bởi chỉ là một lời hứa mà không có đảm bảo.

2. Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)

các loại thư tín dụng phổ biến nhất

Thư tín dụng không thể hủy ngang có nghĩa là sau khi mở thì tổ chức nhập khẩu sẽ không được phép sửa đổi bổ sung hoặc hủy bỏ nếu như không có sự đồng ý của bên xuất khẩu. Loại thư tín dụng này trái ngược hoàn toàn so với thư tín dụng hủy ngang. Ngân hàng mở L/C sẽ có trách nhiệm phải thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu.

Ngoài ra loại thư tín dụng này còn có thêm một loại khác nữa là thư tín dụng có xác nhận với sự tham gia của hai ngân hàng là ngân hàng mở và ngân hàng xác nhận. Loại thư này thì cũng không được hủy ngang và do một ngân hàng mở và được nhận hàng khác xác nhận sẽ đảm bảo trả tiền theo yêu cầu hoặc sự ủy nhiệm. 

3. Thư tín dụng trả chậm (Usance Payable L/C)

các loại thư tín dụng phổ biến nhất

Đặc điểm của thư tín dụng trả chậm là cho phép người mua trả chậm và có thể được thanh toán sau khi L/C đã phát hành

Đặc điểm của thư tín dụng trả chậm là cho phép người mua trả chậm và có thể được thanh toán sau khi L/C đã phát hành. Đương nhiên trên thư tín dụng này thì đã phải ghi rõ ngày thanh toán. 

Đối với trường hợp loại thư này có xác nhận thì cả Ngân hàng phát hành lẫn ngân hàng thông báo đều sẽ phải chịu trách nhiệm liên quan đến vấn đề thanh toán đối với người xuất khẩu. 

Còn lại đối với trường hợp loại thư này không có xác nhận thì chỉ cần Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm thanh toán với người xuất khẩu mà thôi. Ngoài ra nghĩa vụ thanh toán sẽ không nằm trong phạm vi hoạt động của ngân hàng thông báo.

4. Thư tín dụng trả dần (Deferred L/C)

các loại thư tín dụng phổ biến nhất

Thư tín dụng trả dần có đặc điểm là sẽ quy định rõ ràng liên quan đến vấn đề trả tiền thành nhiều lần cho người bán được thực hiện sau một thời gian nhất định. Khoảng thời gian này có thể được tính kể từ ngày giao hàng hoặc ngày xuất trình giấy tờ chứng từ.

Cũng theo loại thư tín dụng này thì người bán sẽ cần phải giao hàng cũng như xuất trình đầy đủ chứng từ theo như quy định. Khi chứng từ này đã được ngân hàng xác định là hợp lệ thì mới được chấp nhận thanh toán và thực hiện việc trả tiền. 

5. Thư tín dụng dự phòng (Standby letter of Credit)

các loại thư tín dụng phổ biến nhất

Thư tín dụng dự phòng thì có thể hiểu là loại tín dụng được dàn xếp để thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng

Thư tín dụng dự phòng thì có thể hiểu là loại tín dụng được dàn xếp để thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng trong một số các trường hợp cụ thể:

  • Ngân hàng sẽ thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở thư tín dụng dự phòng đã vay trước đó hoặc đã được ứng trước.
  • Người mở thư tín dụng dự phòng sẽ được thanh toán khoản nợ.
  • Nếu như người mở thư tín dụng dự phòng không thực hiện được nghĩa vụ của mình thì sẽ được ngân hàng đứng ra để bồi thường thiệt hại. 

6. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)

các loại thư tín dụng phổ biến nhất

Thư tín dụng tuần hoàn được hiểu theo một nghĩa khác giống như một cam kết từ phía Ngân hàng phát hành. Cam kết này có nghĩa là ngân hàng sẽ phục hồi lại giá trị ban đầu của thư sau khi đã được sử dụng. Quy định của thư tín dụng sẽ đề cập đầy đủ đến số lần được phục hồi cũng như khoảng thời gian còn hiệu lực.

Thư tín dụng tuần hoàn được chia thành hai loại là tích lũy và không tích lũy. Trong trường hợp tích lũy thì số tiền có thể được thêm vào tại lần giao hàng kế tiếp. Còn trong trường hợp không tích lũy thì các khoản tiền từng phần sẽ không được phép sử dụng nếu như đã hết thời hạn hiệu lực.

7. Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit)

các loại thư tín dụng phổ biến nhất

 

Thư tín dụng chuyển nhượng sẽ cho phép người thụ hưởng yêu cầu phía ngân hàng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tín dụng cho một người khác. Tất cả các giấy tờ và chứng từ trong thư tín dụng chuyển nhượng thì đều có thể được sử dụng như thư gốc. 

Ngoài ra thì người thụ hưởng trung gian cũng sẽ được cấp quyền thay thế hóa đơn. Họ được phép thay thế hóa đơn của thư tín dụng chuyển nhượng thành hóa đơn của mình. 

8. Thư tín dụng giáp lưng (Back-to-Back Letter of Credit)

các loại thư tín dụng phổ biến nhất

Thư tín dụng giáp lưng là loại thư tín dụng biệt lập được hình thành trên cơ sở của thư tín dụng gốc

 

Thư tín dụng giáp lưng là loại thư tín dụng biệt lập được hình thành trên cơ sở của thư tín dụng gốc. Chính vì thế chúng còn có tên gọi khác là thư tín dụng thứ hai trên cơ sở một thư tín dụng thứ nhất. Loại thư này thường được sử dụng trong mua bán qua trung gian giống như thư tín dụng chuyển nhượng.

L/C giáp lưng là một tín dụng mới mở dựa trên cơ sở một thư tín dụng đã có – tín dụng không chuyển nhượng (tín dụng gốc) – cho một người thụ hưởng khác.

9. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)

các loại thư tín dụng phổ biến nhất

Reciprocal L/C chỉ có hiệu lực khi có 1 L/C đối ứng đã được phát hành. L/C này được sử dụng trong giao dịch  gia công hàng xuất khẩu và hàng đổi hàng. 2 bên đều có thể là người mua hoặc người bán của đối phương.

L/C này có điểm đặc biệt  nằm ở điều khoản thanh toán. Trong quy định việc chấp nhận và/hoặc thanh toán, L/C này chỉ có hiệu lực sau khi ngân hàng phát hành nhận đủ số tiền theo quy định trong L/C kia. Nói theo cách khác, 2 thư tín dụng này có mối quan hệ phụ thuộc cũng như ràng buộc lẫn nhau.

Tổng kết

Như vậy thì qua bài viết trên chúng ta đã cùng tìm hiểu về các loại thư tín dụng phổ biến nhất. Hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong thời gian sắp tới để không bỏ lỡ bất cứ thông tin thú vị nào nhé.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về Thư tín dụng đặc biệt, hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc của mình. Đừng quên theo dõi chuyên mục Chia sẻ kiến thức UB Academy và  Diễn đàn U&Bank để cập nhật kiến thức mới nhất về ngành.