messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Dấu hiệu nhận biết gian lận báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính chính là phương thức phổ biến nhất để có thể theo dõi tình hình hiện tại của một doanh nghiệp. Sự minh bạch và rõ ràng là điều quan trọng nhất trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên thì có những người lại sử dụng nhiều chiêu trò gian lận trong báo cáo này để khiến tình hình tài chính của doanh nghiệp tích cực hoặc tiêu cực hơn. Vậy trong bài viết ngày hôm nay thì hãy cùng Ub Academy tìm hiểu về một số những chiêu trò gian lận báo cáo tài chính nhé.

1. Thay đổi doanh thu

Dấu hiệu nhận biết gian lận báo cáo tài chính

 

Trong Bảng cân đối tài chính của một doanh nghiệp thì doanh thu luôn luôn là khoản mục quan trọng nhất. Doanh thu chính là sự phản ánh cho sự phát triển hiện tại của doanh nghiệp đang đi theo hướng tích cực hay tiêu cực. Và gian lận báo cáo tài chính cũng xuất hiện từ đây.

1.1. Tăng doanh thu dựa vào doanh thu khác

Khi phân tích báo cáo tài chính thì có rất nhiều người đã vô tình bỏ qua các số liệu doanh thu khác. Tuy nhiên thì để có thể theo dõi được hoạt động cốt lõi của công ty hiện tại cũng như phát hiện gian lận báo cáo tài chính thì tốt nhất là bạn cần phải xem xét tỉ mỉ phần này. 

Rất nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng tăng doanh thu nhờ vào doanh thu khác. Dù vậy thì hiệu ứng mà chúng mang lại chỉ là tạm thời và không hề bền vững theo thời gian. Đồng thời cũng sẽ không phản ánh được hoạt động một cách tích cực trong kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp đó.

1.2. Khai khống doanh thu

Khai khống doanh thu hay chính là việc ghi nhận doanh thu không có thật cũng là một trong những chiêu trò gian lận báo cáo tài chính phổ biến. Việc này có nghĩa là sẽ ghi nhận vào sổ sách nghiệp vụ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ nhưng không hề có thực. Kỹ thuật thường được cắt bộ phận của doanh nghiệp sử dụng để hoàn thành hoạt động này là lập ra danh sách khách hàng giả mạo với những chứng từ giả mạo. Tuy nhiên thì hàng hóa không hề được giao và cũng không có bất cứ dịch vụ nào được công cấp. Đến đầu niên độ sau khi lập bút toán thì bắt đầu hàng sẽ được trả lại. 

Ngoài ra nhiều doanh nghiệp còn gặp phải tình trạng cố ý ghi tăng các nhân tố trên hóa đơn để khai cao doanh thu. Thậm chí có nhiều đơn vị còn ghi nhận doanh thu kể cả khi việc giao hàng chưa hề hoàn tất hay chưa chuyển quyền sở hữu thành công. Gian lận trong báo cáo tài chính này rất đáng lên án.

1.3. Tăng doanh thu nhờ lợi dụng các điều khoản "Bán và giữ"

Khi một doanh nghiệp nào đó ký kết một biên bản xác nhận với bên mua với nội dung là sẽ đồng ý nghiệm thu sản phẩm bán, trong khi đó thì hàng hóa vẫn đang ở tại nhà máy của người bán, quá trình chuyển giao sẽ thực hiện sau thì sẽ được gọi là "Bán và giữ". Hiểu một cách đơn giản hơn thì có nghĩa là doanh nghiệp sẽ đẩy doanh thu của kỳ sau lên để ghi nhận sớm vào kỳ trước. Như vậy nếu như những người khác nhìn vào thì có thể đánh giá rằng công ty đang phát triển rất tốt trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên cách này thì có thể gây phản tác dụng vì gây ảnh hưởng trực tiếp đến những doanh thu kỳ sau hoặc năm sau. 

Dấu hiệu nhận biết gian lận báo cáo tài chính

“Bán và giữ” cũng là chiêu trò gian lận báo cáo tài chính phổ biến

Ngoài ra đối với những doanh nghiệp làm việc trực tiếp đến lĩnh vực xây dựng hoặc cung cấp dịch vụ thì thường còn sử dụng chiêu trò ước tính doanh thu. Chiêu trò này có nghĩa là ban lãnh đạo sẽ tự điều chỉnh số liệu doanh thu theo ý muốn của mình. Đương nhiên là việc này vẫn phải dựa trên cơ sở pháp lý và khi giải trình với kiểm toán thì họ vẫn có đầy đủ lý lẽ đáng tin cậy. Chính vì thế phải thật đủ tỉnh táo và có kỹ thuật phát hiện gian lận báo cáo tài chính thì mới có thể vạch trần được những chiêu trò này.

1.4. Tăng doanh thu dựa vào các bên liên quan

Một trong những chiêu trò gian lận báo cáo tài chính phổ biến nhất tại các doanh nghiệp hiện nay chính là dựa vào các bên liên quan. Đặc biệt là vào thời điểm doanh nghiệp đang rất cần một khoảng doanh thu bất ngờ ở cuối năm. Mục đích của việc này chỉ là để đạt được chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra. Đương nhiên là những kiểu hợp đồng nội bộ như vậy thì sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro liên quan đến giá cũng như lợi nhuận nhưng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những tập đoàn lớn thì lại luôn coi trọng việc này. Bởi đầu ra của đơn vị này lại chính là đầu vào của đơn vị khác. 

Thậm chí hiện nay doanh thu của một số doanh nghiệp còn hoàn toàn có thể phụ thuộc vào một bên liên quan. Để có thể trở thành một nhà đầu tư thông minh thì tốt nhất là bạn nên tìm kiếm thêm các thông tin liên quan đến phần giao dịch trọng yếu để xác định xem liệu doanh thu của doanh nghiệp có đang bị thao túng hay không.

1.5. Tăng doanh thu nhờ chính sách giá và hỗ trợ thêm tín dụng cho khách hàng

Khi doanh nghiệp đang nhận thấy những dấu hiệu mình không thể đạt được lợi nhuận theo kế hoạch thì lập tức họ sẽ giảm giá bán hiện tại để thông báo tăng giá đầu năm sau. Việc này chính là một hình thức để nới lỏng các điều kiện tín dụng đồng thời gian lận báo cáo tài chính để đẩy mạnh doanh thu trong kỳ hiện tại. Đương nhiên là sẽ ảnh hưởng trực tiếp tiêu cực đến những lợi nhuận năm sau.

2. Định giá sai tài sản

Dấu hiệu nhận biết gian lận báo cáo tài chính

Cẩn thận định giá sai tài sản

Việc định giá sai tài sản tưởng chừng như chỉ là nhầm lẫn của bộ phận kế toán nhưng thực chất lại có thể trở thành gian lận báo cáo tài chính. Dấu hiệu rõ ràng nhất cho vấn đề này chính là khi hàng đã hư hỏng nhưng lại không ghi để giảm giá trị hàng tồn kho, không lập đầy đủ các danh sách dự phòng để giảm giá cho hàng tồn kho,..... Có một số loại tài sản nhất định rất thường hay bị định giá sai có thể kể đến như tài sản cố định, những tài sản được mua và sở hữu qua việc hợp nhất kinh doanh,....

3. Thay đổi chi phí

Dấu hiệu nhận biết gian lận báo cáo tài chính

Bên cạnh việc sử dụng gian lận báo cáo tài chính để thay đổi doanh thu thì nhiều doanh nghiệp còn có mong muốn thay đổi chi phí bằng một số các cách:

3.1. Che giấu công nợ để giảm chi phí

Kỹ thuật gian lận này gần như đã quá phổ biến tại nhiều doanh nghiệp với mục đích sử dụng công khai là để khai khống lợi nhuận. Ngay khi lợi nhuận trước thuế tăng thì số tiền này sẽ tương ứng với số chi phí hay công nợ bị che giấu. Thông thường thì các doanh nghiệp sẽ thực hiện các phương pháp sau để gian lận:

  • Vốn hóa chi phí
  • Không lập đầy đủ các khoản dự phòng
  • Không hề ghi nhận chi phí hay công nợ
  • Không hề ghi nhận những mặt hàng bán trả lại

3.2. Thay đổi chính sách kế toán

Việc phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm thường rất dễ trở thành cách gian lận báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp. Thay vì việc phân bổ đủ chi phí sản xuất vào thành phẩm thì một số doanh nghiệp lại lựa chọn treo tại chi phí đang dở dang. Điều này khiến cho giá vốn bán hàng bị giảm và từ đó thì lợi nhuận bỗng tăng vọt. Chính vì thế để là một nhà đầu tư khôn khéo thì bạn cần phải chú ý đến khoản mục hàng tồn kho cũng như các chi phí sản xuất đang dở dang cùng với giá vốn bán hàng.

3.3. Giảm chi phí bằng cách vốn hóa

Đối với những doanh nghiệp làm ăn minh bạch thì tại kết quả hoạt động kinh doanh của họ đều sẽ xuất hiện chi phí kinh doanh liệt kê đầy đủ. Tuy nhiên với những doanh nghiệp muốn sử dụng chiêu trò thì lại lập khoản này trong Bảng cân đối kế toán. Việc này có thể giúp họ giảm được chi phí cũng như tăng lợi nhuận sau thuế.

4. Kết luận

Như vậy qua bài viết trên thì chúng ta đã cùng khám phá một số những chiêu trò gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Nếu như bạn là một nhà đầu tư sáng suốt thì hãy thường xuyên tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết những loại gian lận này để tránh những doanh nghiệp kém uy tín. Đừng quên theo dõi chúng tôi trong thời gian sắp tới để tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích khác về tài chính.