messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Câu hỏi khó phỏng vấn Ngân hàng – Làm sao trả lời hay?

Khi đi phỏng vấn, bạn hãy chuẩn bị tâm lý đối mặt với những câu hỏi khó từ phía nhà tuyển dụng. Việc của bạn là học cách trả lời câu hỏi khó phỏng vấn Ngân hàng để thể hiện được tối đa năng lực của bản thân,  thái độ làm việc và tiềm năng phù hợp với công việc để thuyết phục nhà tuyển dụng. Hãy sưu tầm, tham khảo các câu hỏi khó khi phỏng vấn vào Ngân hàng từ các nguồn bạn biết từ đó tập cách xử lý tình huống. Dưới đây là một vài câu hỏi khó mà nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi bạn,  hãy tham khảo và ghi nhớ cách trả lời. 

Câu 1: Bạn muốn Ngân hàng trả cho bạn mức lương bao nhiêu?

Trước khi bước vào vòng phỏng vấn, bạn nên dành thời gian tìm hiểu trước về mặt bằng mức lương tại vị trí ứng tuyển và ngân hàng bạn ứng tuyển. Sau đó đánh giá khả năng của mình để đề nghị mức lương hợp lý. Ngoại trừ vị trí cho ứng viên có kinh nghiệm như các vị trí quản lý; phần lớn các ngân hàng đều có mức lương quy định cụ thể cho từng vị trí nhân viên. 

Vì thế, việc Hội đồng phỏng vấn hỏi câu hỏi này chỉ nhằm mục đích xem bạn có dành thời gian tìm hiểu, tham khảo thông tin và có cái nhìn thực tế về công việc trong ngân hàng hiện nay hay không.

Cách trả lời phỏng vấn tham khảo:

“Khi lựa chọn một công việc nào đó, điều em quan tâm là các yếu tố: Thu nhập, môi trường làm việc, các chế độ đãi ngộ, cơ hội học hỏi và khả năng thăng tiến. Em mong muốn một mức lương đảm bảo được các chi phí hàng tháng và các điều kiện để em có thể yên tâm làm việc”.

Nếu nhà tuyển dụng vẫn hỏi thêm: “…. cụ thể em mong muốn mức lương bao nhiêu, một con số rõ ràng?”

Hãy trả lời: 

“Để đưa ra mức lương trước một công việc mà mình chưa thực tế làm; và chưa đánh giá được hiệu quả công việc thì khá khó. Tuy nhiên, em mong muốn một mức lương tối thiểu là 6 triệu đồng. Đây là mức lương đảm bảo cho các khoản chi phí phát sinh hàng tháng. Em biết rằng khi thử việc tại ngân hàng thì mức lương có thể sẽ thấp hơn 6 triệu đồng; và em hoàn toàn chấp nhận điều đó. Em có thể làm quen với công việc và khẳng định năng lực chính mình dần dần”. 

Câu 2: Nếu Ngân hàng chỉ trả cho bạn mức lương thấp, không như mong muốn của bạn, bạn có chấp nhận làm không?

Câu hỏi này rất khó đưa ra đáp án cụ thể, cách trả lời tốt nhất là nên đưa ra cách trả lời mở.

Cách trả lời phỏng vấn khôn khéo bạn có thể tham khảo:

“Theo em, mỗi người khác nhau sẽ có năng lực cụ thể khác nhau để hoàn thành công việc. Nếu em được làm việc tại ngân hàng, hoàn thành tốt công việc được giao và đem lại cho ngân hàng nhiều giá trị gia tăng, không lý gì Ngân hàng lại trả cho em một mức lương thấp. Bởi vậy để chứng minh năng lực làm việc của em từ khi mới vào làm, em sẽ chấp nhận ở một mức lương thấp hơn các nhân viên khác”.

Câu 3: Nếu Ngân hàng mở phòng giao dịch ở rất xa và đang thiếu người,  bạn có chấp nhận đi không?

Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ sẵn sàng và hết mình của bạn với công việc.

Cách trả lời phỏng vấn:

“Khi đó, em sẽ cần cân nhắc tới 3 yếu tố: 

  • Phòng giao dịch đó ở đâu?
  • Liệu Ngân hàng có phụ cấp đi lại không?
  • Địa bàn hoạt động của PGD có phù hợp với người không phải người địa bàn như em không?

Đối với em, quyết định đưa ra phải là quyết định đảm bảo hiệu quả công việc. Dù ở hoàn cảnh nào, em vẫn luôn ưu tiên để công việc được thuận lợi và hiệu quả nhất”.

Câu 4: Tại sao bạn chọn vị trí chuyên viên QHKH cá nhân mà không là chuyên viên QHKH Doanh nghiệp?

  • Cách trả lời thứ nhất:

“Em rất muốn làm vị trí CV QHKH cá nhân vì theo em nghĩ vị trí này sẽ tạo điều kiện cho em có nhiều mối quan hệ; nhiều cơ hội được trau dồi và phát triển kỹ năng giao tiếp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Mặc dù quy mô hợp đồng nhỏ hơn so với KHDN nhưng bù lại, đối tượng khách hàng đa dạng. Nếu chạy chỉ tiêu hiệu quả, số lượng hợp đồng Khách hàng mang về nhiều, em tin doanh số sẽ không hề kém so với vị trí CV QHKH Doanh nghiệp.”

  • Cách trả lời thứ hai:

“Em muốn thử sức mình ở vị trí khách hàng cá nhân trước hết là do em là sinh viên mới ra trường. Vị trí này theo em nghĩ sẽ phù hợp với năng lực của bản thân. Thứ 2, em muốn phát triển tốt mối quan hệ của mình; đó là những nền tảng vững chắc để em mở rộng nhiều hơn nữa các mối quan hệ và các khách hàng tiềm năng trong tương lai.”

Kết luận

Trên đây là 4 cách trả lời câu hỏi khó khi phỏng vấn Ngân hàng khiến nhiều bạn ứng viên bối rối. Nếu bạn cũng đang vướng mắc ở những câu hỏi này thì hãy tham khảo những cách trả lời thông minh và khéo léo. Sau đó áp dụng có chọn lọc vào trường hợp của bạn. Chúc bạn thành công trong lần phỏng vấn sắp tới.