messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Viết CV ứng tuyển ngân hàng

Đã bao giờ bạn thắc mắc, làm sao để có thể viết CV ứng tuyển ngân hàng thật nổi bật? Công việc lương cao, đãi ngộ tốt thường sẽ thu hút rất nhiều ứng cử viên. Do vậy, số lượng hồ sơ gửi về có thể lên tới vài ngàn bộ trong một ngày. Để nâng cao khả năng trúng tuyển, bạn cần khiến cho bộ hồ sơ của mình trở nên nổi bật. Dưới đây là một số tips bỏ túi có thể bạn sẽ cần cho lần phỏng vấn tiếp theo. 

1. Cách viết CV xin việc ngành Ngân hàng/Tài chính

Viết CV ứng tuyển ngân hàng

CV xin việc ngân hàng ấn tượng sẽ tăng thêm cơ hội cho ứng viên

Cách viết CV xin việc ngân hàng tối ưu là một trong những bí quyết giúp ứng viên để lại ấn tượng và tạo thêm cơ hội cho mình. Vậy cách viết CV tối ưu ở đây có nghĩa là gì, đó là phải có đủ thông tin cần, thể hiện rõ đặc tính cá nhân và sự phù hợp với vị trí công việc.

Ngôn ngữ có sức mạnh kỳ diệu và có thể biến hóa khôn lường giúp bạn thực hiện hóa những gì mình có thành những gì mà công việc cần. Đó là cách viết CV xin việc giúp bạn tăng khả năng được mời vào phỏng vấn trong ngành Ngân hàng tài chính.

CV ứng tuyển ngân hàng cũng như các CV ứng tuyển ngành bình thường khác cũng có các thông tin:

  • Thông tin cá nhân: Tên tuổi, địa chỉ liên hệ
  • Mục tiêu: Ngắn hạn, Trung hạn, Dài hạn
  • Kỹ năng: Kỹ năng mềm, ngôn ngữ, kỹ năng tin học, giao tiếp,...
  • Sở thích: Đi du lịch, đọc sách, nghe nhạc,...
  • Học vấn: Tốt nghiệp ở đâu, loại gì, tốt nghiệp năm nào
  • Kinh nghiệm: Đã làm việc ở đâu, bao lâu, vị trí nào, làm việc gì,...
  • Hoạt động: Tham gia những hoạt động nổi bật nào
  • Chứng chỉ giải thưởng: Thành tích cá nhân đã đạt được

Đó là một khung cơ bản mà chúng ta thường bắt gặp ở hầu hết các CV. Nhưng nếu chỉ mô tả trả lời một cách rập khuôn như liệt kê thì CV của bạn sẽ chẳng thể nào ấn tượng, trừ trường hợp thành tích của bạn khiến người ta phải choáng ngợp.

Vậy nên để tăng cơ hội cho bản thân, thì dựa trên khung nền layout có sẵn mà chúng ta phải trang trí thêm cho CV của mình, dựa trên những gì mà ta có. Tinh tế trong việc sắp xếp ngôn ngữ sẽ là chìa khóa giúp bạn tiến xa hơn trên đường đua này.

Trong đó 3 vấn đề cốt lõi trong một mẫu cv xin việc ngân hàng hoàn thiện nên có bao gồm những thông tin sau:

1.1 Thể hiện rõ mục tiêu của bạn thân

Một người không có mục tiêu rõ ràng sẽ sống và làm việc rất mơ hồ, không có trách nhiệm với cả bản thân và công việc. Chính vì vậy không một ngân hàng nào đề cao một ứng viên mà CV rõ mình đang muốn gì và phải làm gì.

Ở khía cạnh này, người viết CV phải thể hiện rõ mục tiêu của bản thân thật rõ nét, ngắn gọn xúc tích cho thấy quyết tâm của mình. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu hướng đến vị trí công việc mà bạn apply và tương lai sẽ phát triển từ vị trí ấy.

Đây cũng là một phần thể hiện tính cách của ứng viên, giúp ứng viên có cơ hội thể hiện mình và để lại ấn tượng tốt trong lòng nhà tuyển dụng.

1.2 Kinh nghiệm làm việc

Đây là một phần quan trọng trong mẫu cv ngân hàng của các ứng viên chuẩn bị nộp vào môi trường này. Ngân hàng yêu cầu khá cao trong kinh nghiệm làm việc, họ sẽ xem xét khá nhiều ở danh mục này.

Khi viết kinh nghiệm làm việc vào CV xin việc tại ngân hàng, nếu đã có kinh nghiệm trước đó thì có thể trình bày một cách xúc tích khéo léo những công việc ấy.

Ngược lại nếu chưa có kinh nghiệm thực tiễn có thể trình bày bằng các hoạt động trải nghiệm, thực tập, những công việc có tính chất tương tự đã làm vào CV.

Việc này sẽ giúp CV bạn đẹp hơn và có vẻ là phù hợp với vị trí công việc này, tăng cơ hội được gọi mời phỏng vấn. Thêm vào đó hãy cố gắng thể hiện phẩm chất khéo léo, thích ứng nhanh nhạy bén, cẩn trọng,... những gì cần có của một người có tố chất làm ngân hàng.

1.3 Kỹ năng của bản thân

Kỹ năng là một trong những thứ cực kỳ được xem trọng đối với một nhân viên tài chính ngân hàng. Vì vậy trong mẫu CV ngân hàng của bạn không thể thiếu việc đề cập đến những kỹ năng này. Bạn cần lồng ghép các kỹ năng mà bạn có với những kỹ năng mà vị trí ứng tuyển đang cần.

Các kỹ năng này bạn có ở mức độ bao nhiêu, phục vụ công việc hữu ích như thế nào, bao gồm những kỹ năng nào: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng chuyên môn,....

Có thể nói 3 yếu tố mà UB Academy vừa chia sẻ chính là những thông tin được nhà tuyển dụng chú ý đầu tiên nên bạn cần chỉn chu hoàn thiện. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn bỏ đi các phần còn lại, mà hãy cố gắng hoàn chỉnh đúng theo logic chung hướng tới vị trí công việc đang mong đợi.

2. 06 bài học “xương máu” viết CV ứng tuyển ngân hàng

Viết CV ứng tuyển ngân hàng

Bài học số 1: Hãy nộp hồ sơ ngay cả khi bạn chưa đáp ứng đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng

Suy nghĩ chung của những ứng cử viên là phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng mới được phép nộp hồ sơ. Nhưng đã đến lúc bạn cần thay đổi suy nghĩ này. 

Theo chia sẻ của những nhà tuyển dụng ngân hàng, họ vẫn sẽ lựa chọn những hồ sơ còn thiếu sót nếu nhìn ra thái độ nghiêm túc và tinh thần cầu tiến trong cách viết CV. 

Vì vậy, lời khuyên dành cho các bạn trong trường hợp này đó là Đừng nghĩ rằng nhà tuyển dụng đang muốn tuyển một thiên tài, hãy cứ mạnh dạn nộp hồ sơ (đặc biệt là các ngân hàng chỉ yêu cầu nộp hồ sơ bản mềm qua mạng).

Bài học số 2: Nếu nộp hồ sơ bản mềm, bạn nên nộp qua hòm thư của ngân hàng, không nên nộp hồ sơ trực tuyến

Tùy vào hệ thống nộp hồ sơ trực tuyến của các ngân hàng, tuy nhiên, có một tip nho nhỏ đó là hãy nộp hồ sơ trực tiếp qua hòm thư tuyendung@…. Đến 90% là bạn sẽ được gọi đi test hoặc đi phỏng vấn.

Vì vậy, lời khuyên thứ hai dành cho các bạn là: Nếu nộp hồ sơ bản mềm, hãy điền đúng form và gửi qua đúng email tuyển dụng.

Bài học số 3: Theo dõi website của ngân hàng mình đang ứng tuyển

Không phải ngân hàng nào cũng nhắn tin, gọi điện hay thông báo qua email cho bạn về việc bạn có vượt qua vòng hồ sơ hay không. Có thể họ chỉ đăng danh sách các ứng viên dự thi phòng thi viết trên website của họ. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LPB) là một ví dụ.

Lời khuyên của tôi với các bạn là: Hãy theo dõi trang web của ngân hàng mình ứng tuyển hằng ngày, đặc biệt là trong khoảng thời gian 2 tuần kể từ khi mình nộp hồ sơ.

Bài học số 4: Chọn lọc các yếu tố để viết CV

Đối với những vị trí tuyển dụng đặc thù sẽ có những yêu cầu riêng, ví dụ như yêu cầu ngoại hình, chiều cao đối với vị trí bán hàng. Các nhà tuyển dụng sẽ sử dụng lệnh trong Excel để lọc (ví dụ: tuyển nhân viên nam trên 170cm, nữ trên 160cm, thì những hồ sơ điền dưới 170cm với nam và 160cm với nữ sẽ nhận về giá trị FAIL). 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn các thành tích mình có để viết CV ứng tuyển ngân hàng cho phù hợp. Hãy chuẩn bị một bản CV tự viết khi apply vào 1 ngân hàng nào đó. Bạn có thể lấy CV tự viết đó, nhặt những thứ phù hợp để điền vào form mẫu của họ. 

Bài học 5: Không được chèn thêm cột, xóa dòng,… trong file mẫu excel mà nhà tuyển dụng yêu cầu điền sẵn

Thực sự đây là sai lầm của rất nhiều bạn sinh viên mới khi nộp CV xin việc. Ví dụ trong mục kinh nghiệm làm việc, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nên để trống khá nhiều hàng trong file excel, bạn thấy nó thừa nên đã xóa nó đi. Thực tế, đây là cách để bạn bị loại khỏi vòng hồ sơ một cách nhanh nhất. Các ngân hàng thường quản lý hồ sơ bằng phần mềm. Họ sẽ input file excel của bạn vào phần mềm đó và dùng các hàm để sơ loại ứng viên. Vì vậy, nếu để những ô thừa cũng không sao, nó không làm mất điểm CV của bạn trong mắt nhà tuyển dụng đâu.

Bài học 6: Ghi những thông tin nào trong phần mục tiêu nghề nghiệp

Nếu bạn là sinh viên vừa mới đi làm, chắc chắn bạn không còn xa lạ gì với mẫu câu quen thuộc: ”Tôi mong muốn làm việc ở trong một môi trường năng động, mong muốn được ứng dụng các kiến thức của mình đã được học vào trong công việc để cống hiến cho công ty.” Các bạn thường nghĩ rằng, nghe câu này, các nhà tuyển dụng sẽ thấy mát lòng mát dạ. Mặc dù, các bạn vẫn có thể sẽ an toàn vượt qua vòng loại CV, tuy nhiên, bạn sẽ rất dễ bị hỏi xoáy trong vòng phỏng vấn là “Thế nào là môi trường năng động?”

Lời khuyên trong trường hợp này đó là các bạn hãy viết mục tiêu của mình ở 3 dạng:

  • Mục tiêu ngắn hạn (dưới 1 năm): Đạt bằng giỏi khi tốt nghiệp, đạt chứng chỉ TOEIC, IELTS với số điểm …, vượt qua kỳ thi CFA level 1,…
  • Mục tiêu trung hạn (từ 1 đến 5 năm): trở thành chuyên viên quan hệ khách hàng cao cấp (nếu bạn ứng tuyển vào chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân), trở thành trưởng nhóm bán hàng…
  • Mục tiêu dài hạn: trở thành giám đốc mảng, giám đốc phòng giao dịch, giám đốc chi nhánh sau 10 năm làm việc tại ngân hàng.

3. Những thông tin liên quan đến việc viết CV

Viết CV ứng tuyển ngân hàng

3.1 Vòng loại hồ sơ và những điều bạn nên biết

Vòng loại hồ sơ là vòng đầu tiên của quá trình xét tuyển nhân sự mỗi công ty. Các ứng viên sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong vòng này. Thường 80 – 90% số lượng hồ sơ gửi về được thông qua. 

Tuy nhiên, bạn cũng cần biết những yếu tố nhất định để đảm bảo hồ sơ của bạn sẽ không rơi vào 10 – 20% còn lại. Hãy chuẩn bị một hồ sơ thật đầy đủ. Bên cạnh bảng điểm, bằng tốt nghiệp, bản giới thiệu kinh nghiệm bản thân, đơn xin việc, đừng quên đính kèm những chứng chỉ tiếng Anh, tin học nếu có nhé!

3.2 Cách thức quản lý hồ sơ hiệu quả

Để tiện cho việc quản lý hồ sơ, các bạn nên tạo một file Excel, và xếp các hồ sơ ứng tuyển vào đó. Dưới đây là form Excel bạn có thể tham khảo:

STT

Tên ngân hàng

Vị trí ứng tuyển

Ngày hết hạn

Ngày gọi phỏng vấn

Tình trạng

Hồ sơ

Trong quá trình quản lý hồ sơ, bạn nên scan và công chứng tất cả các chứng chỉ mình có. Tuy nhiên, bạn cũng phải lưu ý một chút: 

  • Đối với các chứng chỉ song ngữ (bằng đại học), UBND cấp phường sẽ không có thẩm quyền để xác nhận. Bạn phải tới UBND cấp quận để công chứng.
  • Chứng chỉ TOEIC và IELTS sẽ không thể công chứng được bởi không có dấu đỏ và chữ ký.

Kết luận

Hy vọng những chia sẻ kinh nghiệm viết email gửi CV trên đây sẽ có ích cho bạn trong những lần ứng tuyển lĩnh vực ngân hàng tiếp theo. Đừng quên chia sẻ những thông tin hữu ích này đến mọi người xung quanh. Chúc bạn sẽ “ăn trọn điểm” trong mắt nhà tuyển dụng nhờ một chiếc email chuyên nghiệp!