messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Trọn Bộ Câu Hỏi Thường Gặp Khi Phỏng Vấn Ứng Viên Ngân Hàng Có Kinh Nghiệm

Nội dung bài viết:

Đối với những ứng viên đã có kinh nghiệm, vòng phỏng vấn trực tiếp càng trở nên khó khăn bởi nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu cao hơn ở bạn. Bạn có thể sẽ gặp phải những câu hỏi “khó nhằn” và khiến bạn lúng túng. Nếu bạn là ứng viên có kinh nghiệm, đừng chủ quan. Hãy tham khảo ngay bộ câu hỏi phỏng vấn ứng viên Ngân hàng có kinh nghiệm do UB Academy tổng hợp và biên soạn để có được sự chuẩn bị kỹ càng nhất. 

Phỏng Vấn Ứng Viên Ngân Hàng Có Kinh Nghiệm

1. Trước khi phỏng vấn ngân hàng, bạn cần chuẩn bị những gì?

Nhiều bạn thường có suy nghĩ đơn giản rằng trước khi phỏng vấn ngân hàng thì chỉ cần chuẩn bị những câu hỏi quan trọng và sắp xếp các câu trả lời. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng sẽ xem xét một ứng viên dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Một ứng viên trả lời tốt nhưng lại không đáp ứng được các tiêu chí còn lại thì chưa chắc sẽ được nhận. Chính vì thế ngay sau đây UB Academy sẽ lưu ý một số những điều quan trọng mà bạn cần chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn ngân hàng:

1.1. Tìm hiểu trước về thông tin của ngân hàng

Tìm hiểu trước về thông tin của ngân hàng

Vòng phỏng vấn là vòng thi được nhiều ứng viên đánh giá là căng thẳng và yếu tố quyết định cao nhất. Tất cả các ứng viên vào đến vòng phỏng vấn đều đã phải trải qua vòng nộp hồ sơ dự tuyển nên hầu hết hồ sơ của các ứng viên đều rất tốt. Chính vì thế, ở vòng này thì bạn cần giữ được sự bình tĩnh và sự cẩn thận bằng việc chuẩn bị kỹ càng các kiến thức liên quan đến công ty và vị trí tuyển dụng.

Bạn có thể dành ra thời gian để tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau về các thông tin liên quan đến ngân hàng mà bạn đăng phỏng vấn như: 

  • Tên Ngân hàng
  • Logo và slogan của ngân hàng
  • Lịch sử của ngân hàng
  • Mục tiêu và phương hướng phát triển

Tưởng chừng như đây là những thông tin vô cùng cơ bản và đơn giản nhưng thực tế là vẫn có nhiều ứng viên không thể trả lời.

Ngoài ra bạn cũng có thể chuẩn bị thêm các câu trả lời cho những câu hỏi như “Tại sao bạn lại lựa chọn ngân hàng của chúng tôi”,…

1.2. Vị trí ngân hàng đang tuyển dụng và đặc biệt là bạn đang nhắm đến

Nhà tuyển dụng luôn yêu cầu ứng viên của mình phải nắm rõ tất cả các thông tin liên quan đến vị trí mà họ định ứng tuyển. Tại vòng phỏng vấn này thì chắc chắn bạn sẽ gặp phải những câu hỏi như: “Tại sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí này” hay “Tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?”… Vì thế nên chuẩn bị chu đáo từ những kiến thức và hiểu biết của mình trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Nếu như những câu hỏi khởi đầu bạn có thể trả lời tốt và gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng thì bạn sẽ tự tin hơn trong những câu hỏi sau. Điều này cũng góp phần gia tăng cơ hội làm việc của chính mình.

1.3. Đảm bảo nội dung của đơn xin việc hoàn hảo

Trong vòng phỏng vấn này thì rất nhiều nhà tuyển dụng sẽ tiếp tục xem lại đơn xin việc của bạn để đặt ra một số câu hỏi. Chính vì thế tất cả các thông tin viết ở đơn xin việc hoàn toàn là chân thực để khi được hỏi thì bạn sẽ luôn ở trong tâm thế thoải mái và tự tin. 

Tất cả những điểm mạnh, điểm yếu hay điểm nổi bật của bạn đã được bộc lộ ở trong đơn xin việc thì bạn hãy thể hiện lại một lần nữa khi phỏng vấn trực tiếp.  

1.4. Chuẩn bị trang phục đầy đủ

Chuẩn bị trang phục đầy đủ

Ấn tượng ban đầu bao giờ cũng là rất quan trọng, đặc biệt là trong buổi phỏng vấn trực tiếp. Chính vì thế nếu như trang phục của bạn không cho thấy được sự trang nghiêm và lịch sự thì bạn sẽ lập tức mất điểm trong mắt của nhà tuyển dụng. Ngay khi bạn bước vào vòng phỏng vấn thì tất cả các yếu tố liên quan đến trang phục cũng như cử chỉ và hành động của bạn sẽ là những điểm đánh giá đầu tiên.

Ngân hàng làm môi trường làm việc rất nghiêm túc và yêu cầu kỷ luật cao nên nếu như bạn lựa chọn các trang phục thoải mái hay xuề xòa, thậm chí là rườm rà và quá lòe loẹt thì sẽ mất điểm trầm trọng. Chính vì thế hãy tinh tế lựa chọn cách ăn mặc thật đơn giản nhưng không kém phần gọn gàng thanh lịch. Ra thì bạn cũng nên trang điểm nhẹ nhàng và đừng nên sử dụng những loại nước hoa có mùi quá nồng và gây ảnh hưởng đến người khác.

1.5. Chú ý về tác phong và thần thái

Tác phong và thần thái là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng để bạn có thể lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng. Khi làm việc trong môi trường ngân hàng thì sự tự tin hay phong thái chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu. Và bạn có thể chuẩn bị một số những kinh nghiệm như sau:

phỏng vấn ứng viên Ngân hàng có kinh nghiệm

  • Bạn luôn luôn phải giữ phong thái đi thẳng. Điều này không chỉ tỏ ra bạn là một người chuyên nghiệp mà còn là một người luôn sẵn sàng làm việc cho ngân hàng.
  • Khi bạn vào vòng phỏng vấn trực tiếp thì bạn nên hơi cúi chào với các nhà tuyển dụng để tỏ ý lịch sự.
  • Trong suốt quá trình phỏng vấn thì luôn phải tự tin, thân thiện nhưng không được khép nép vì dễ gây ấn tượng xấu.
  • Đối với những câu hỏi mang tính chủ động cao như giới thiệu về bản thân thì hãy tập trung vào những thông tin chính liên quan đến kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Hạn chế nói những thông tin không liên quan và không đem lại lợi ích cho công việc.
  • Trả lời thật ngắn gọn nhưng vẫn đủ ý và tránh tình trạng kể quá dài dòng.
  • Sau khi phỏng vấn xong thì kể cả bạn có trúng tuyển hay không thì cũng nên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng và thêm một vài lời nếu như thiếu sót có không may xảy ra.

1.6. Câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời thông minh

Bên cạnh các yếu tố liên quan đến trang phục hay cách ứng xử với nhà tuyển dụng thì các câu hỏi phỏng vấn cũng như cách trả lời thông minh sẽ là câu trả lời cuối cùng cho việc bạn có được nhận hay không.

Bạn cần nắm chắc tất cả các câu hỏi liên quan đến kỹ năng nghiệp vụ để tránh tình trạng bị ngập ngừng hay ăn nói lắp bắp. Bạn luôn phải ứng xử mạch lạc và thật rõ ràng. Ngoài ra nếu như những câu hỏi có vượt ngoài tầm kiểm soát của bạn thì cũng thật tự tin và cố gắng liên hệ giữa các ý để trả lời trọn vẹn nhất. Cuối cùng là bạn có thể đặt ra một số những câu hỏi quan trọng với nhà tuyển dụng để gây thêm ấn tượng.

Hi vọng rằng với sự chuẩn bị kỹ càng này thì bạn có thể gây được ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.

2. Tổng hợp 21+ câu hỏi phỏng vấn ứng viên ngân hàng có kinh nghiệm

phỏng vấn ứng viên Ngân hàng có kinh nghiệm

Câu 1: Hãy tự giới thiệu về bản thân Anh/Chị! 

Hãy bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống của bạn trong khoảng 2 phút: những năm đầu đời, học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. Câu hỏi này thường được hỏi ngay khi bắt đầu cuộc phỏng vấn. Vì vậy, nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn.

Câu 2: Anh/chị có thể mang đến cho chúng tôi điều gì mà các ứng viên khác không thể?

Trường hợp 1: Nếu câu hỏi phỏng vấn ứng viên Ngân hàng có kinh nghiệm này được đặt ra khi vừa bắt đầu cuộc phỏng vấn xin việc, bạn có thể cung cấp các thông tin về bản thân mình thông qua việc trình bày các kỹ năng và kinh nghiệm có ích cho công ty. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số thông tin về vị trí công việc. Tránh các câu trả lời dựa trên các giả định chủ quan của bạn. 

Trường hợp 2: Nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này sau khi đã mô tả về vị trí phỏng vấn; họ đang muốn tìm hiểu những thành công trong quá khứ của bạn. Đây chính là cơ hội tốt để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề của bạn. 

Câu 3: Anh/Chị đã từng gặt hái thành công chưa? 

Hãy xác định các thành công đã đạt được của bạn và trả lời một cách trọng tâm và ngắn gọn. Cố gắng chọn lựa những thành công liên quan đến các nhu cầu và giá trị của công việc.

Câu 4: Giới hạn của Anh/Chị ở đâu? 

Một câu trả lời quá mạnh mẽ có thể gây phản tác dụng và trở thành yếu điểm. 

Bạn có thể tìm cách trả lời như sau: “Tôi luôn mong muốn hoàn thành tất cả các công việc. Vì thế, thỉnh thoảng bản thân tôi trở nên quá hăng hái và đòi hỏi khắt khe đối với công ty. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng để khắc phục yếu điểm này.” 

Hoặc đề cập đến một khoá huấn luyện bổ sung nghề nghiệp nào đó. Đừng bao giờ tỏ ra là người hoàn hảo, tuy nhiên cũng đừng nên đề cập điểm yếu của mình một cách quá cụ thể.

Câu 5: Mức lương mong muốn của Anh/Chị? 

Hãy cố gắng trì hoãn câu trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc và mức lương mà công ty trả cho các vị trí tương tư. Nếu tình thế quá bắt buộc, bạn có thể trả lời như sau: “Ông đã biết được mức lương của tôi ở công ty ABC, tôi hy vọng là sẽ có một bước tiến khi đến làm việc tại XYZ. Có lẽ, chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận trước khi trả lời câu hỏi này”.

Câu 6: Tại sao Anh/Chị nộp đơn vào vị trí này? 

Bạn có thể trình bày như sau: “Qua quá trình tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để tôi có thể đóng góp các kinh nghiệm và kỹ năng đã có được trong quá khứ cho công ty”. Nếu có thể, bạn nên bày tỏ niềm khao khát được làm việc cho công ty và những nhân tố đã tạo nên sức hút với bạn.

Câu 7: Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với Anh/Chị? 

Bạn nên liên hệ với những yêu cầu của vị trí để có được câu trả lời phù hợp. Trong trường hợp không nắm vững về thông tin này; bạn có thể trả lời chung chung như: “Tôi thích có được những thách thức trong công việc và phát huy khả năng làm việc nhóm của mình”.

Câu 8: Trong bao lâu thì Anh/Chị có thể đóng góp cho công ty? 

Hãy thực tế và trả lời rằng bạn có thể làm được điều này sau 6 tháng hay 1 năm. Dĩ nhiên, sự lựa chọn thời gian thích hợp trong câu trả lời này rất quan trọng. Bạn chỉ nên trả lời khi biết đầy đủ các thông tin về vị trí bạn đang ứng tuyển. 

Hoặc bạn có thể trả lời theo cách sau: “Kể từ khi làm nhân viên cho công ty; tôi nghĩ rằng đóng góp là sự tích luỹ từng ngày, từng giờ. Tôi sẵn sàng đóng góp ngay từ ngày đầu tiên làm việc.”

Câu 9: Anh/Chị không cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu cầu của vị trí này sao?

Câu hỏi này có nghĩa là: “Tôi sợ rằng Anh/Chị chỉ muốn có được công việc vì tình thế bắt buộc và sẽ rời bỏ ngay khi có cơ hội tốt hơn”. 

Câu trả lời của bạn phải giải toả mối lo lắng này. Ví dụ “Ông/Bà có thể đúng. Tuy nhiên, sau khi nghỉ việc ở công ty ABC, tôi mong muốn được làm những điều mình cảm thấy hài lòng và yêu thích – (mô tả nội dung của công việc phỏng vấn). Lợi thế khi Ông/Bà tuyển dụng tôi chính là các năng lực và kinh nghiệm đặc biệt mà tôi có thể đóng góp cho công ty khi cần.”

Câu 10: Mô tả một tình huống khi Anh/Chị gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và cách giải quyết. 

Hãy liên hệ đến một trong số các thành công của bạn khi giải quyết dạng tình huống này. Bạn nên dựa vào văn hoá, nhu cầu của công ty; làm nổi bật các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn; xây dựng tinh thần đồng đội hay quản lý nhân viên.

phỏng vấn ứng viên Ngân hàng có kinh nghiệm

Câu 11: Theo Anh/Chị nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà quản lý là gì? 

Bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc. Ví dụ: đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và quản lý nguồn ngân sách. Hãy sử dụng đại từ “tôi” và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng (dựa trên nhu cầu và văn hoá của công ty).

Câu 12: Hãy nói về một mục tiêu trong công việc vừa qua mà Anh/Chị đã thất bại. Nguyên nhân tại sao?

Câu hỏi này giả định rằng bạn đã từng thất bại trong một số mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chưa bao giờ gặp thất bại, bạn có thể thành thật nói ra điều này. 

Ngược lại, nếu đã từng có những mục tiêu mà bạn không thể đạt được vì một số lý do khách quan nào đó, hãy mô tả lại. Đừng quên giải thích là những trở ngại này vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Thậm chí tốt hơn hết; bạn nên thảo luận về một mục tiêu mà bạn đã “suy nghĩ lại” khi nhận ra được tính bất khả thi của nó.

Câu 13: Hãy mô tả một số tình huống khi Anh/Chị bị phê bình trong công việc? 

Chỉ mô tả một tình huống duy nhất và nói rằng bạn đã tiến hành khắc phục; hay lập kế hoạch khắc phục vấn đề này. Đừng đi vào chi tiết. Nếu người phỏng vấn muốn biết thêm, hãy để họ tự đưa ra câu hỏi.

Câu 14: Anh/Chị học được điều gì từ những sai lầm của mình? 

Hãy trình bày 1 hay 2 tình huống mà bạn đã chuyển đổi một cách thành công từ một sơ suất; hay đánh giá không đúng thực tế thành kinh nghiệm hữu ích. Hãy nhấn mạnh vào kết quả tích cực, biến sai sót thành chất xúc tác học hỏi.

Câu 15: Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này? 

Hãy lựa chọn 2 hay 3 xu hướng phát triển quan trọng để thảo luận. Đấy chính là cơ hội để bạn thể hiện những suy nghĩ của mình về tương lai; nền kinh tế, thị trường và các tiến bộ công nghệ của ngành nghề đang theo đuổi.

Câu 16: Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại? 

Nếu bạn đã trình bày về vấn đề này trong phần tự giới thiệu dài 02 phút, có thể người phỏng vấn sẽ không nêu lại câu hỏi này. 

Tuy nhiên, nếu phải trả lời, hãy trình bày thật ngắn gọn. Nếu đó là do áp lực rút giảm từ những khó khăn về kinh tế, bạn nên làm rõ. Bạn cũng có thể giải thích lý do nghỉ việc là vì mong muốn có một bước tiến xa hơn trong nghề nghiệp. Nhưng tuyệt đối không được nêu lên các mâu thuẫn với đồng nghiệp hay người chủ cũ. Tuyệt đối không nói xấu công ty cũ. 

Câu 17: Anh/Chị phải quản lý bao nhiêu nhân viên trong thời gian gần đây? 

Hãy trả lời thật cụ thể và tự tin khi liên hệ đến những cá nhân chịu sự ảnh hưởng của bạn, ví dụ như: đó là do áp lực công việc hay phương thức quản lý của tổ chức. Đừng quên “khoe khéo” khả năng lãnh đạo của mình. Đó sẽ là một điểm cộng lớn.

Câu 18: Trong công việc vừa qua, điều gì khiến Anh/Chị thích nhất và ghét nhất? 

Hãy trả lời thận trọng khi gặp phải câu hỏi phỏng vấn việc làm này. Bạn có thể nêu lên những điều hài lòng và chưa hài lòng, tuy nhiên nên nhấn mạnh và các điểm tích cực hơn là kể lể về các điểm tiêu cực.

Câu 19: Theo nhận định riêng của Anh/Chị, mức lương thích hợp của vị trí này là bao nhiêu? 

Bạn có thể muốn trả lời câu hỏi này như sau: “Xin được hỏi mức lương cơ bản cho các công việc tương tự trong công ty là bao nhiêu?”. Hay, “Là một nhân viên giỏi, tôi hy vọng sẽ nhận được mức lương cao hơn mức trung bình dành cho vị trí này”. 

Nếu công ty không có mức lương rõ ràng, chính bạn sẽ phải dự đoán trước về điều này. Tuy nhiên, bạn nên nâng cao giá trị của mình bằng cách nói rằng bạn muốn được biết thêm về các trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc, trước khi bàn đến mức lương.

Câu 20: Nếu được nhận vào vị trí này, Anh/Chị sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi gì? 

Đây là câu hỏi vô cùng hóc búa. Bạn không thể có câu trả lời cụ thể nếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nền văn hoá. Thậm chí, nếu bạn có được câu trả lời; hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm về công ty; trao đổi với nhân viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị thay đổi nào.

Câu 21: Mối quan hệ của Anh/Chị với các đồng nghiệp, cả cả cấp trên và cấp dưới? 

Đây là một câu hỏi rất quan trọng, bạn cần phải có thời gian suy nghĩ để trả lời thật hợp lý. Khi nói về mối quan hệ với cấp dưới, bạn nên đề cập đến các nguyên tắc quản lý. Khi nói về cấp trên, hãy thể hiện là bạn rất thông hiểu các kỳ vọng của họ. Từ đó, bạn có thể đạt được các mục tiêu được đề ra. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh tinh thần đồng đội, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.

Trên đây là Top 21 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn ứng viên Ngân hàng có kinh nghiệm mà bạn không nên bỏ qua. Hy vọng những kiến thức UB Academy cung cấp sẽ có ích cho bạn trong những buổi phỏng vấn tiếp theo.  Đừng quên theo dõi chuyên mục Điểm tin UB AcademyDiễn đàn U&Bank để cập nhật tin tức, chia sẻ kinh nghiệm mới nhất về thi tuyển ngành Tài chính – Ngân hàng nhé!