Có thể bạn sẽ quan tâm
Tổng hợp mô tả công việc các vị trí trong Ngân hàng
Ngành ngân hàng vẫn luôn là một môi trường làm việc mà nhiều ứng viên mơ ước bởi mức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt cùng lộ trình thăng tiến hấp dẫn. Cùng tìm hiểu các vị trí công việc trong Ngân hàng qua bài viết dưới đây
1. Vị trí Ngân quỹ
Mô tả công việc Kiểm soát viên nội bộ trong Ngân hàng:
- Tiếp đón và phục vụ khách hàng: Nhân viên ngân quỹ là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng khi họ đến chi nhánh Agribank.Nhân viên ngân quỹ sẽ có trách nhiệm cung cấp thông tin, tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng như mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, vay vốn, và các giao dịch khác.
- Xử lý giao dịch tài chính: Thực hiện các giao dịch tài chính cho khách hàng, bao gồm nhận tiền gửi, rút tiền mặt, và chuyển khoản. Quy trình làm cần đảm bảo tính chính xác và bảo mật của giao dịch, đồng thời tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của ngân hàng.
- Quản lý tiền mặt: Kiểm tra và đảm bảo sự cân đối của số tiền trong quỹ và máy ATM, làm việc với các đơn vị quản lý tiền mặt để cung cấp đủ tiền mặt cho các giao dịch của khách hàng.
Báo cáo và tài chính: Lập báo cáo hàng ngày về số tiền trong quỹ, giao dịch đã thực hiện và các sự cố liên quan đến tiền mặt; đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định và chuẩn mực kế toán và tài chính của ngân hàng. - Giải quyết khiếu nại: Xử lý và giải quyết các khiếu nại hoặc sự cố từ khách hàng liên quan đến các giao dịch hoặc dịch vụ ngân hàng.
- Đào tạo và phát triển: Thường xuyên cập nhật kiến thức về các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng mới để có thể tư vấn khách hàng một cách tốt nhất.
2. Chuyên viên Quan hệ Khách hàng cá nhân
Mô tả công việc chuyên viên phát triển cá nhân:
- Tìm kiếm những đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc các loại hình dịch vụ của ngân hàng.
- Trực tiếp tư vấn các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích cũng như các thủ tục, hồ sơ theo quy định của ngân hàng cho khách hàng dựa trên nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của họ.
- Tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng có nhu cầu vay vốn của ngân hàng. Các tiêu chí thẩm định dựa trên các tiêu chuẩn về uy tín, khả năng tài chính, tình hình kinh doanh, tài sản thế chấp, khả năng trả nợ gốc và lãi vay,...
- Lập báo cáo thẩm định theo quy trình của ngân hàng và trình lên các cấp xét duyệt cho phép vay hoặc từ chối cho vay.
- Thực hiện các hồ sơ văn bản liên quan như lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp,...
- Kiểm tra quá trình sử dụng nguồn vốn vay theo quy định của ngân hàng, đồng thời theo dõi việc trả nợ gốc và lãi vay theo hợp đồng đã thỏa thuận với khách hàng.
- Khi khách hàng có yêu cầu giải ngân, chuyên viên sẽ tiến hành lập hồ sơ giải ngân theo các quy định của ngân hàng.
- Trong trường hợp khoản vay phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi,... chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân phải phụ trách chuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi nợ trước hạn, thúc giục khách hàng trả nợ hoặc khởi kiện để thu hồi nợ khi cần.
3. Chuyên viên Quan hệ Khách hàng doanh nghiệp
Mô tả công việc Chuyên viên Quan hệ Khách hàng doanh nghiệp:
- Hiểu rõ các nhóm sản phẩm tài chính cho doanh nghiệp: vay vốn, tín dụng, bảo hiểm, ngoại hối, bảo lãnh doanh nghiệp,... Mỗi sản phẩm sẽ có tính chất, đặc thù riêng và phức tạp hơn so với sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân.
- Nắm rõ thông tin của sản phẩm để tư vấn cho khách hàng một cách phù hợp và tốt nhất.
- Bắt kịp xu hướng của thị trường tài chính, kinh tế,... để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng.
- Chủ động tìm kiếm khách hàng đang cần sử dụng dịch vụ
- Hỗ trợ và giúp đỡ doanh nghiệp biết rõ hơn về nguồn vốn, sản phẩm tài chính.
- Đưa ra những thông tin về sản phẩm, các ưu điểm và gói sản phẩm thích hợp để thuyết phục doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của Ngân hàng
- Liên hệ, chăm sóc khách hàng về các vấn đề của sản phẩm để đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng.
- Tìm hiểu về mục đích vay vốn, tài trợ,... của doanh nghiệp để xem có đúng theo quy định hay không. Tránh những trường hợp lợi dụng việc sử dụng dịch vụ để chiếm dụng vốn, trở thành nợ xấu của ngân hàng.
- Thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu quả các khoản vay kinh doanh của khách hàng để đảm bảo chất lượng kinh doanh.
4. Chuyên viên Thẩm định và Quản lý rủi ro tín dụng
Mô tả công việc thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hàng:
- Gặp gỡ khách hàng; nghiên cứu hồ sơ; chất vấn chuyên viên khách hàng; lập báo cáo tái thẩm định; đệ trình lên cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt các khoản vay món thuộc hạn mức tín dụng, các khoản hạn mức tín dụng ngắn hạn.
- Thực hiện tái thẩm định tất cả các khoản cho vay thể nhân theo sản phẩm; các khoản vay ngắn hạn; chiết khấu, mở L/C; bảo lãnh thuộc hạn mức khách hàng đã được cấp có thẩm quyền duyệt hạn mức.
- Trực tiếp cùng Chuyên viên Khách hàng tiến hành định giá tài sản thế chấp; hoặc tái thẩm định các khoản định giá tài sản thế chấp theo quy định.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu của cấp phê duyệt đối với các khoản vay. Kịp thời phát hiện những vi phạm và các dấu hiệu ảnh hưởng đến mức độ an toàn của khoản vay; trình cấp có thẩm quyền xử lý.
- Ghi nhớ và thấu hiểu các chính sách tín dụng của Ngân hàng; thực hiện thẩm định tuân thủ các chính sách và có thể diễn giải nội dung áp dụng chính sách tín dụng vào hồ sơ cụ thể.
- Hiểu rõ về các sản phẩm phục vụ khách hàng doanh nghiệp; và các rủi ro tiềm ẩn của sản phẩm để đảm bảo nội dung chất lượng của công tác thẩm định.
5. Giao dịch viên ngân hàng
Mô tả công việc chính của giao dịch viên ngân hàng:
- Tiếp nhận và thực hiện các giao dịch ngân hàng cho khách hàng. Điều này bao gồm việc rút/gửi tiền, kiểm tra số dư tài khoản, xử lý yêu cầu chuyển khoản và cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến tài khoản ngân hàng.
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, giúp khách hàng chọn lựa và sử dụng các sản phẩm phù hợp với nhu cầu cá nhân hoặc doanh nghiệp
- Quản lý và theo dõi các giao dịch tài chính hàng ngày, đảm bảo mọi giao dịch được ghi chính xác vào hệ thống ngân hàng đồng thời tuân thủ các quy tắc, quy trình kế toán
- Chuẩn bị báo cáo và thống kê liên quan đến hoạt động giao dịch của chi nhánh. Các báo cáo này thường được sử dụng để đảm bảo tính chính xác và minh bạch của các giao dịch tài chính
- Tìm hiểu hiểu rõ nhu cầu khách hàng đang mong muốn để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời
- Duy trì và cân đối các ngăn kéo tiền mặt và điều chỉnh các chênh lệch
- Xử lý tiền tệ, giao dịch và thông tin bảo mật một cách có trách nhiệm
- Đảm bảo quản lý tốt duy trì hạn mức thu, chi và tồn quỹ tiền mặt được giao
- Tuân theo tất cả các quy định và thủ tục về tài chính và bảo mật của ngân hàng
6. Chuyên viên thanh toán quốc tế
Mô tả công việc chính của chuyên viên thanh toán quốc tế:
- Chịu trách nhiệm tiến hành các giao dịch quốc tế với các đối tượng như các ngân hàng quốc tế hoặc các khách hàng quốc tế.
- Phối hợp và liên kết cùng với các bộ phận khác của ngân hàng để thực hiện các giao dịch liên quan đến thanh toán quốc tế. Đồng thời tiếp nhận các chứng từ liên quan đến các giao dịch chuyển tiền, nhận tiền.
- Tìm hiểu và tạo báo cáo để đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện dịch vụ thanh toán quốc tế hiệu quả và nhanh chóng hơn.
- Tiếp nhận ca góp ý của khách hàng cũng như các giấy tờ liên quan và đảm bảo những giấy tờ này tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật
7. Kết luận
Trong bài viết, bạn đã được cung cấp các thông tin về công việc hàng ngày của các một số vị trí trong lĩnh vực Ngân hàng.
Có thể nói, 2024 chính là cơ hội sáng cho ngành ngân hàng, đặc biệt là khối ngân hàng BIG4, vì thế đừng bỏ lỡ cơ hội trở thành nhân viên Ngân hàng trong những tháng đầu tiên của pnăm 2024 nhé!