Có thể bạn sẽ quan tâm
Tổng Hợp Kinh Nghiệm Và Tài Liệu Ôn Thi Vị Trí Quan Hệ Khách Hàng
UB Academy tổng hợp giúp các bạn một số tài liệu hữu ích về ôn thị vị trí Quan hệ khách hàng giúp các bạn hệ thống một cách nhanh chóng & tương đối đầy đủ về mảng nghiệp vụ quan trọng trong ngân hàng này.
1. Chuyên viên quan hệ khách hàng là gì?
Chuyên viên Quan hệ khách hàng là vị trí có số lượng chỉ tiêu tuyển dụng nhiều nhất tại các Ngân hàng. Với tiêu chỉ cởi mở với ứng viên, vị trí này thường yêu cầu các ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành thuộc nhóm kinh tế tại các trường đại học (Không phân biệt công lập/dân lập, học liên thông, vừa học vừa làm, tất cả các hình thức đào tạo đều được chấp nhận) Với các bạn ứng viên học trái ngành (sư phạm, kỹ thuật,…) hoặc tốt nghiệp Cao đẳng thì vẫn sẽ có cơ hội thi tuyển ở các Ngân hàng Thương mại cổ phần tư nhân. Nhìn chung với vị trí Chuyên viên Quan hệ khách hàng là vị trí mà ngân hàng không quá khắt khe trong yêu cầu tuyển dụng.
Ứng viên cần có những kỹ năng cơ bản như giao tiếp, làm việc nhóm, nhanh nhẹn, nhiệt tình, chịu được áp lực công việc, ngoại hình sáng, yêu thích nghề bán hàng, có tinh thần cầu thị ham học hỏi. Với những yêu cầu CƠ BẢN như vậy, Chuyên viên Quan hệ Khách hàng là vị trí ứng viên lựa chọn nhiều nhất, vì thế CẠNH TRANH cũng khốc liệt nhất. Chuyên viên Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp yêu cầu cao về nghiệp vụ, hiểu biết về phân tích tài chính doanh nghiệp và các chỉ số đánh giá. Chuyên viên Quan hệ Khách hàng cá nhân đòi hỏi nhiều kỹ năng.
Nhiều ngân hàng ra đề chung cho cả 2 vị trí Quan hệ Khách hàng cá nhân & Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp. Vì thế, các bạn theo đuổi Quan hệ Khách hàng cá nhân cũng cần trang bị kiến thức nghiệp vụ để có thể vượt qua vòng thi. Các vị trí Chuyên viên Hỗ trợ tín dụng, Chuyên viên Thẩm định, tái thẩm định cũng có nhiều mảng nghiệp vụ tương đồng, bên cạnh nghiệp vụ riêng cho từng vị trí. Vòng thi nhiều kiến thức sách vở, việc ôn tập khá giống nhau. Vậy nên bạn không thể chủ quan với việc ôn thi Quan hệ khách hàng Ngân hàng.
UB Academy tổng hợp giúp các bạn một số tài liệu hữu ích về tín dụng Ngân hàng, Tài chính Doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính, Thẩm định dự án,… giúp các bạn hệ thống một cách nhanh chóng & tương đối đầy đủ về mảng nghiệp vụ quan trọng trong ngân hàng này, tự tin chinh phục vòng thi, vòng phỏng vấn và vận dụng vào công việc sau này! 1. Tài liệu ôn thi vị trí Quan hệ khách hàng
- Bí quyết tự thi đỗ Ngân hàng và lộ trình ôn bài tập bài bản dành cho người mới bắt đầu
- Thi tuyển và làm việc tại ACB
- Thi tuyển và làm việc tại Techcombank
- Thi tuyển và làm việc tại Ngân hàng Quân đội (MB)
- Thi tuyển và làm việc tại Eximbank
- Thi tuyển và làm việc tại VPBank
- Thi tuyển và làm việc tại Ngân hàng SHB
- Thi tuyển và làm việc tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
- Thi tuyển và làm việc tại Ngân hàng SCB
- Thi tuyển và làm việc tại TPBank
- Đề thi Agribank đợt 1/2022 – P1
- Đề thi Agribank đợt 1/2022 – P2
- Hướng dẫn ôn tập thi tuyển vào Agribank
- Đề thi BIDV đợt 1/2022
Nếu vượt qua vòng thi, bạn sẽ bước đến vòng phỏng vấn cũng là vòng cuối cùng và mang yếu tố quyết định kết quả thi tuyển của ứng viên Để chuẩn bị cho vòng phỏng vấn, UB Academy chia sẻ với các bạn topic về kinh nghiệm phỏng vấn vào ngân hàng và những lưu ý quan trọng!
2. Các chủ đề xoay quanh kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng
Các câu hỏi Ứng viên nên chuẩn bị trước Vòng phỏng vấn:
- Giới thiệu về bản thân
- Em hiểu thế nào về vị trí của chuyên viên Quan hệ khách hàng
- Lý do em lựa chọn vị trí Chuyên viên Quan hệ khách hàng
- Lý do tại sao Ngân hàng nên chọn em thay vì chọn những ứng viên khác
- Chuyên viên Quan hệ khách hàng phải bán những sản phẩm gì của ngân hàng
- Cách em hoàn thành KPI được giao
Tại sao em lại chọn thi tuyển vào ngân hàng mình. Những câu hỏi trên đều đã bao quát rất nhiều kiến thức mà các bạn ứng viên cần phải chuẩn bị: Hiểu biết về ngân hàng, hiểu biết về vị trí thi tuyển, hiểu biết sản phẩm, định hướng và kế hoạch công việc,…. Nếu chuẩn bị được những câu hỏi trên thì các bạn đã hoàn toàn có thể tự tin đi phỏng vấn ở tất cả các ngân hàng. Phần còn lại phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp và các ứng xử của ứng viên trong buổi phỏng vấn.
Với những ứng viên chưa có kinh nghiệm hội đồng tuyển dụng sẽ không quá xoáy sâu các vấn đề nghiệp vụ khó, chỉ kiểm tra ở mức độ cơ bản và đánh giá thái độ cầu thị và tinh thần học hỏi, đừng quá lo lắng nhé.
Lời khuyên: Các bạn sinh viên năm 2, năm 3 cũng nên tham khảo dần để có định hướng rõ ràng cho mình trong quá trình học tập và ôn luyện thi Ngân hàng.
Kiến thức nghiệp vụ xuất hiện trong cả vòng thi viết & PV. Tuy nhiên, chỉ có kiến thức nghiệp vụ là chưa đủ để bạn pass vòng thi viết và/hoặc vòng PV. Các bạn cần trau dồi thêm về kỹ năng mềm, hiểu biết về ngân hàng để tự tin nhất ở các vòng thi tuyển của ngân hàng nhé.
Chúc các bạn thi tốt!