Có thể bạn sẽ quan tâm
Tìm hiểu quy trình cho vay của ngân hàng
Quy trình cho vay của ngân hàng bao gồm những bước nào? Thủ tục ra sao là vấn đề được rất nhiều quan tâm. Vậy hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau đây nhé. hy vọng với những thông tin được cung cấp sau đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều hơn những hiểu biết để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống và công việc.
Quy trình cho vay của ngân hàng sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Nắm bắt thông tin và tiếp xúc với khách hàng
Thông tin của khách hàng có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Nhiệm vụ của nhân viên ngân hàng ở thời điểm này là cần thu thập đầy đủ thông tin của khách. Bao gồm những thông tin cụ thể sau:
- Nhu cầu vay của khách hàng: Khách hàng có nhu cầu vay khoản tiền là bao nhiêu? Trong thời gian là bao lâu?
- Mục đích vay của khách hàng: Khách hàng vay tiền nhằm mục đích gì: Mua sắm, trả nợ, đầu tư, tiêu dùng…. Nếu vay để mua thì mua gì? Đã ký Hợp đồng chưa? – Nếu vay để kinh doanh hay đầu tư thì là kinh doanh mặt hàng gì, đầu tư vào lĩnh vực gì? quay vòng vốn trong thời gian bao lâu? – Trường hợp khách hàng hỏi vay tiêu dùng thì có thể bỏ qua câu hỏi này.
- Tài sản đảm bảo của khách hàng: Khai thác thông tin tìm khách hàng có tài sản gì để đảm bảo cho khoản vay không? Nếu có là tài sản gì? Hiện pháp lý như thế nào? Đã sử dụng để đảm bảo vay một món tiền nào khác chưa?
- Thu nhập của khách hàng: Ngoài tài sản đảm bảo, ngân hàng cũng chấp nhận các nguồn thu nhập từ lương (có đủ hồ sơ như bước 2). Các nhân viên nhân hang sẽ có nhiệm vụ khai thác xem hàng tháng Khách hàng có nguồn thu nhập ổn định không? Nguồn thu đến từ đâu? Hàng tháng nhận bao nhiêu tiền? Ngoài nguồn thu của bản thân thì còn nguồn thu nào khác không (cho thuê nhà, thuê xe, cho thuê tài sản…) hoặc vợ/chồng có thu nhập không?….
Lưu ý: Khách hàng nên cung cấp thông tin chi tiết và trung thực nhất có thể để rút ngắn thời gian thẩm định của Ngân hàng.
Nắm bắt thông tin khách hàng
Bước 2: Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ thủ tục vay tiền
Căn cứ trên những thông tin được cung cấp và điều kiện thực tế của từng khách. Sau Khi thu thập đủ thông tin của khách hàng vay tiền, nhân viên Ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay tiền chi tiết. Về cơ bản bao gồm những giấy tờ sau:
Hồ sơ pháp lý:
CMND hoặc hộ chiếu của khách hàng vay,
Sổ hộ khẩu hoặc KT3 trong trường hợp chưa có hộ khẩu tại nơi muốn vay vốn
Đăng ký kết hôn (trường hợp đã có vợ hoặc chồng) hoặc Xác nhận tình trạng hôn nhân (trường hợp độc thân)
Hồ sơ tài chính:
Bao gồm tất cả các hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập của khách hàng:
Nếu là nguồn thu từ lương sẽ bao gồm: HĐLĐ phải còn hạn, bảng lương hoặc sao kê lương của khách hàng
Nếu là nguồn thu từ kinh doanh sẽ bao gồm: Sổ sách bán hàng, hóa đơn (nếu có), Đăng ký kinh doanh…
Nếu là nguồn thu từ tài sản cho thu sẽ bao gồm chứng từ để chứng minh quyền sở hữu tài sản thuê, chứng từ chứng minh thu nhập từ tài sản thuê.
Lưu ý: Hồ sơ tài chính càng chi tiết, rõ ràng thì ngân ang sẽ xử lý hồ sơ càng nhanh.
Hồ sơ mục đích sử dụng vốn:
Bạn cần chuẩn bị chứng từ về mục đích sử dụng vốn của bạn để cung cấp cho ngân hàng. Hiểu một cách đơn giản đó là bạn phải giải trình là dung tiền vay đó vào mục đích gì? Mua gì? Theo như quy định của Pháp luật, các khoản vay Ngân hàng đều phải chứng minh có mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
Ví dụ, một số trường hợp vay như sau:
- Mục đích xây sửa nhà: Bạn cần chuẩn bị sổ đỏ của ngôi nhà xây sửa, bản dự toán xây sửa …
- Mục đích tiêu dùng: Mục đích này khách hàng hầu như không bị yêu cầu hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn. Thay vào đó một số Ngân hàng yêu cầu Khách hàng ký cam kết sử dụng vốn vay tiêu dùng hợp pháp.
- Mục đích sử dụng vốn là Mua nhà, Mua xe: Bạn cần chuẩn bị hợp đồng mua bán, giấy đặt cọc, các thông báo nộp tiền (nếu có)
- Mục đích kinh doanh: Bạn cần chuẩn bị đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính hoặc báo cáo thu chi các năm trước, định hình kế hoạch và nhu cầu vốn trong năm tương lai (cụ thể Ngân hàng sẽ hướng dẫn thêm),
Hồ sơ tài sản đảm bảo:
Trong các trường hợp Khách hàng mua nhà, mua xe thì không cần chuẩn bị hồ sơ phần tài sản này vì nhà và xe chính là tài sản đảm bảo của bạn rồi.
Trường hợp dùng tài sản khác để đảm bảo hoặc vay mới mục đích khác: Kinh doanh, tiêu dùng, sửa nhà… thì khách hàng cần chuẩn bị Hồ sơ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản định thế chấp cho Ngân hàng (VD: BĐS thì là sổ đỏ/sổ hồng, Xe oto thì là đăng ký xe …).
Trường hợp dùng tài sản của bên thứ 3 làm tài sản thế chấp, Khách hàng sẽ cần cung cấp thêm CMND, SHK của chủ sở hữu tài sản.
Bước 3: Thẩm định
Sau khi đã thu thập đủ thông tin của khách vay như ở bước một, song song với việc khách hàng chuẩn bị hồ sơ, ngân hàng sẽ cho cán bộ thẩm định làm việc với khách hàng.
Thẩm định là quá trình Ngân hàng sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ khách hàng cung cấp, đánh giá thông tin, đánh giá thực địa tại nơi làm việc, nơi ở của Khách hàng. Dùng các biện pháp nghiệm vụ để đối chiếu, xác minh từ đó xác định sự phù hợp với các điều kiện của Ngân hàng của Khách hàng.
Đây là bước mất khá nhiều thời gian và cũng rất quan trọng nên cần làm sớm, ngay trong khi khách hàng chuẩn bị hồ sơ. Đồng thời khách hàng lưu ý nếu cung cấp thông tin càng đầy đủ thì bước thẩm mỹ sẽ càng diễn ra nhanh hơn, đảm bảo việc giải ngân sớm cho khách hàng.
Trong quá trình thẩm định Nhân viên Ngân hàng có thể có thêm câu hỏi cho chính Khách hàng hoặc những người liên quan cần thiết và có thể yêu cầu Khách hàng cung cấp thêm hồ sơ bổ sung. Để quá trình thẩm định thuận lợi, khách hàng cũng nên chủ động bố trí thời gian tiếp, nói chuyện, và cung cấp bổ sung hồ sơ kịp thời.
Bước 4: Phê duyệt khoản vay
Sau khi Nhân viên Ngân hàng thẩm định xong, nếu đủ các điều kiện để cho vay, cán bộ thẩm định sẽ lập các đề xuất tín dụng và xin phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở hồ sơ và các thông tin cho nhân viên báo cáo, cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành phê duyệt khoản vay cho khách hàng
Trong một số trường hợp, nếu nhận được thông tin khoản vay của bạn cần thẩm định thêm, bạn cũng đừng lo lắng, đó chỉ là thủ tục của Ngân hàng thôi. Cứ bình tĩnh xử lý các thông tin tiếp theo theo yêu cầu của Ngân hàng.
Bước 5: Quyết định cho vay và các thủ tục giải ngân
Sau Khi nghe thông báo thủ tục khoản vay đã được duyệt là đã xong tới 90% quy trình cho vay của ngân hàng. Từ lúc này lưu ý kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ gốc và đợi thông báo tiếp theo của Ngân hàng.
Chỉ có một lưu ý nhỏ: Cần đọc kỹ thông báo cho vay, vì trên đó sẽ ghi rõ điều kiện cho vay, các thông tin về thời hạn, lãi suất, biên độ … và đọc kỹ hợp đồng vay trước khi ký.
Kết bài
Cơ bản các bước trong quy trình cho vay của Ngân hàng là vậy. Nếu có nhu cầu vay vốn ngân hàng hãy chuẩn bị từ 1 -2 tháng để tránh bị lỡ công việc của mình nhé.
Trên đây là các thông tin về quy trình cho vay của Ngân hàng mà UB Academy muốn cung cấp cho bạn. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn nhiều trong cuộc sống. Chúc bạn thành công!