messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Thuế là gì? Khái niệm cơ bản và vai trò của Thuế

Có rất nhiều khái niệm về Thuế, tuy nhiên cho đến giờ vẫn chưa thật sự thống nhất với nhau. Vậy Thuế là gì? Cùng UB Academy tìm hiểu về khái niệm cũng như vai trò của Thuế đối với sự phát triển kinh tế thông qua bài viết sau nhé.

1. Lịch sử hình thành

Thuế là khoản đóng góp bằng tài sản cho nhà nước do pháp luật quy định thành nghĩa vụ đối với các cá nhân hoặc tổ chức, nhằm đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của nhà nước. Bản chất và công cụ xã hội của thuế gắn với bản chất của nhà nước do Thuế ra đời và phát triển cùng nhà nước. 

Thuế được thu dưới hình thức hiện vật hoặc bằng tiền. Người có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước là tổ chức, cá nhân có các hoạt động sản xuất, kinh doanh, có thu nhập hoặc tài sản được pháp luật xác định là đối tượng chịu thuế nên quan hệ thu, nộp này không mang tính đối giá. Thuế là khoản nhà nước thu đối với tổ chức, cá nhân, là tài sản thuộc sở hữu nhà nước và nhà nước không có nghĩa vụ hoàn trả lại khoản tiền thuế này cho người nộp. 

Do thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và việc thu thuế có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, nên ngày nay các quốc gia đều thực hiện nguyên tắc là thuế do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (quốc hội, nghị viện) đặt ra hoặc bãi bỏ. 

Ở một số nước có sự tách biệt giữa ngân sách trung ương với ngân sách của chính quyền địa phương, thì chính quyền địa phương cũng được quyền đặt ra hoặc bãi bỏ một số loại thuế áp dụng ở địa phương trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp.

Ở Việt Nam, trong thời kỳ thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước chỉ thu thuế đối với thành phần kinh tế tập thể, cá thể. Cuộc cải cách chế độ thu ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội Khóa VIII kỳ họp thứ tư năm 1989 đã đưa đến việc áp dụng thống nhất chế độ thu thuế đối với tất cả các thành phần kinh tế. Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001, Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn đặt ra hoặc bãi bỏ các thứ thuế.

2. Thuế là gì?

Thuế là gì? Có rất nhiều khái niệm về Thuế, tuy nhiên cho đến giờ vẫn chưa thật sự thống nhất với nhau. Phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi nhà kinh tế khác nhau thì khái niệm về Thuế của họ khác nhau.

Khái niệm phổ biến nhất về Thuế có thể kể đến như “Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”.

Ngoài ra còn rất nhiều khái niệm khác từ chính góc nhìn của Các-Mác như: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước.”

>> Xem thêm: Công chức ngành Thuế là gì? Có nên thi không và điều kiện thi tuyển là gì?

3. Cách thức phân loại thuế

Nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa cơ quan thuế với người chịu thuế, thuế có 2 loại cơ bản là thuế trực thu và thuế gián thu.

Thuế trực thu bao gồm các loại thuế như thuế thu nhập, thuế đánh vào của cải, thuế đánh vào đối tượng thường trú. Chúng được gọi là thuế trực thu vì người có nghĩa vụ nộp thuế thường là người gánh chịu thuế. Nói cách khác, người nộp thuế không thể chuyển nghĩa vụ thuế sang cho các đối tượng khác.

Thuế trực thu có ưu điểm đảm bảo sự công bằng trong việc điều tiết thu nhập thặng dư của người nộp thuế nhưng thường gây ra sự phản ứng về thuế của người nộp thuế do không có sự chuyển dịch về thuế và có một sự đảm bảo chắc chắn rằng phải thực hiện một nghĩa vụ nộp tiền.

Thuế gián thu bao gồm các loại thuế như thuế xuất nhập khẩu, thuế gắn với sản xuất và bán hàng hóa. Gọi chúng là thuế gián thu vì người gánh chịu thuế là khách hàng nhưng người nộp thuế lại là người bán hàng, nhà nhập khẩu. Nói khác đi, đã có sự chuyển nghĩa vụ thuế từ khách hàng sang người kinh doanh.

Thuế gián thu có ưu điểm thường hạn chế sự phản ứng thuế từ người gánh chịu thuế nhưng lại không tạo ra sự bình đẳng về điều tiết thu nhập của những đối tượng có thu nhập chênh lệch.

4. Vai trò của Thuế

Hiện nay, thuế là một khoản nguồn thu vào ngân sách nhà nước, theo đó thuế đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người, cụ thể tác dụng của thuế như sau:

4.1. Tăng khoản tiền vào ngân sách của nhà nước

Nguồn thu về thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước. Thuế là khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của nhà nước đối với các tổ chức cá nhân nhằm trang trải mọi chi phí vì mục đích chung. 

Một nền tài chính lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân. Việc các chủ thể nộp thuế – thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước, từ đó mới đáp ứng được nhu cầu chi ngày càng tăng. Doanh thu từ thuế được sử dụng để trang trải cho các hoạt động đầu vào cần thiết để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ công của chính phủ, ngoài ra còn có một phần được dành để chi đầu tư phát triển kinh tế.

Nguồn thu về thuế có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế, điều tiết nền kinh tế vĩ mô, tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý. Nhà nước có thể sử dụng nguồn thuế thu được để tài trợ, trợ cấp cho một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng cần khuyến khích phát triển hoặc cần cung cấp đến vùng sâu vùng xa ở miền núi, hải đảo. Nhà nước cũng có thể sử dụng nguồn thu từ thuế để đầu tư trực tiếp cho các công trình trọng điểm của cả nước hoặc của từng vùng, đầu tư vào những việc tư nhân không muốn làm hoặc không có khả năng làm.

4.2. Cân bằng mức độ giàu nghèo trong xã hội

Vì chủ thể phải nộp hầu hết là những chủ thể có mức thu nhập từ công việc, kinh doanh,…cao vượt khỏi khoản mức quy định phải tính chịu thuế của pháp luật. Nên việc thu thuế về ngân sách nhà nước, để trang trải các hoạt động giúp phát triển nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội. Từ đó giảm thiểu tình trạng phân biệt đối xử, nâng cao 

Không chỉ dừng ở đó, việc đóng thuế còn giúp tăng trưởng phát triển về kinh tế, xã hội của người dân. Từ đó nguồn nhân lực được thúc đẩy, hiệu suất làm việc cũng tăng lên đồng thời tính cạnh tranh được đảm bảo sự công bằng, liêm chính.

Ngoài ra, việc nộp thuế  khi yêu cầu nộp thuế thì cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện việc xác nhận, kê khai về các khoản và nguồn thu nhập. Do đó, khi chủ thể tiến hành kê khai thì phải đảm bảo nguồn thu nhập của chủ thể phải được thu từ các nguồn hợp pháp theo quy định pháp luật.

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu chi tiết khái niệm Thuế là gì? Cách thức phân loại và vai trò của Thuế trong việc phát triển nền kinh tế. Theo dõi UB Academy để có thể cập nhật những thông tin hữu ích nhất về Công chức, Viên chức ngành Thuế.

Liên hệ với UB Academy thông qua Fanpage, Website nếu cần hỗ trợ thêm thông tin.

Fanpage: https://www.facebook.com/ubvietnam

 


ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHOÁ HỌC LUYỆN THI CÔNG CHỨC NGÀNH THUẾ 2022

 

Khoá học Luyện thi công chức ngành Thuế UB Acadamy