messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Thẩm định dự án đầu tư là gì? Ví dụ chi tiết và lời giải

Bài tập thẩm định dự án đầu tư giúp bạn hệ thống kiến thức, phân tích dự án cách toàn diện. Qua đó, chúng ta có thể đánh giá tác động, hiệu quả của dự án đến môi trường, xã hội, nền kinh tế.

Bài viết sau đây, UB Academy sẽ giới thiệu chi tiết về bài tập lập và thẩm định dự án đầu tư. Đồng thời cung cấp cho người đọc thêm thông tin hữu ích về nội dung, quy trình thực hiện hoạt động này. 

Thẩm định dự án đầu tư gồm những nội dung gì, quy trình ra sao?

Trước khi đi đến bài tập thẩm định dự án đầu tư, bạn cần hiểu rõ nội dung, quy trình thực hiện. Qua đó chúng ta mới có thể trực tiếp lập, thẩm định dự án theo đúng mong muốn, yêu cầu. 

Những nội dung chính khi thẩm định dự án đầu tư

Khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 quy định nội dung thẩm định dự án đầu tư gồm nội dung như sau:

bai-tap-tham-dinh-du-an-dau-tu-1

Thông qua bài tập thẩm định dự án đầu tư nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định đầu tư an toàn, hiệu quả.

  • Thẩm định giám định dự án đầu tư thực hiện đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch các cấp độ như: cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh, quy hoạch đô thị và cũng cần chú ý đến quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có).
  • Đánh giá nhu cầu sử dụng đất.
  • Đánh giá tổng quan, sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư, đồng thời cần đánh giá tác động môi trường (nếu có) trên cơ sở quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Xác định ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có).
  • Đo lường việc sử dụng công nghệ trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định.
  • Thêm một nội dung quan trọng, là cần xem xét, đánh giá dự án đầu tư có phù hợp với mục tiêu cũng như định hướng phát triển đô thị, các chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở hay không.

Ngoài ra, thông qua bài tập thẩm định dự án đầu tư còn xem xét sự phù hợp của dự án đối với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị di sản theo quy định pháp luật. Khi tiến hành đánh giá bất cứ dự án nào đều phải dựa vào nội dung chính kể trên. 

Quy trình 4 bước thẩm định dự án đầu tư

Mỗi bài tập thẩm định dự án đầu tư sẽ có sự khác biệt giữa các số liệu về doanh thu, khấu hao, dòng tiền. Vì thế muốn triển khai thẩm định dự án chúng ta cần nắm rõ các bước quy trình cụ thể: 

bai-tap-tham-dinh-du-an-dau-tu-2

4 bước trong quy trình thẩm định dự án đầu tư

  • Bước 1: Thu thập các dữ liệu và thông tin tài liệu cần thiết về dự án đầu tư

Với bước này, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ năng lực và thông tin dự án đầu tư. Như vậy quá trình thẩm định mới được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác. 

  • Bước 2: Thu thập các thông tin tài liệu có liên quan

Bên cạnh thông tin về dự án đầu tư, doanh nghiệp, người làm thẩm định phải thu thập thông tin tài liệu về kinh tế xã hội, văn bản pháp luật liên quan cũng như thông tin tài liệu về phân tích thị trường trong, ngoài nước.

  • Bước 3: Xử lý các thông tin đã thu thập và và tiến hành đánh giá thông tin

Sau khi đã tiến hành thu thập thông tin tài liệu cần thiết cho việc đánh giá, thẩm định dự án đầu tư, cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành đánh giá thông tin theo chiều hướng chính xác nhất.

  • Bước 4: Lập tờ trình về thẩm định dự án đầu tư

Cán bộ có trách nhiệm thẩm định lúc này sẽ lập ra tờ trình về việc thẩm định dự án đầu tư khác nhau.

Ví dụ cụ thể về bài tập thẩm định dự án đầu tư kèm lời giải

Bài tập thẩm định dự án đầu tư dưới đây sẽ giúp bạn hệ thống lại các kiến thức và làm quen, luyện tập các dạng bài tập, tình huống khác nhau về thẩm định dự án. 

bai-tap-tham-dinh-du-an-dau-tu-3

Bài tập thẩm định dự án đầu tư giúp bạn biết cách thực hiện đánh giá một dự án đầu tư

Một dự án đầu tư có những thông tin sau:

  • TSCĐ = 1.200.
  • TSLĐ = 50% doanh thu thuần.
  • Doanh thu thuần 5 năm, năm 1 đến năm thứ 5 lần lượt là 600; 550; 480; 400 và 340.
  • Chi phí khác chưa kể khấu hao = 30% doanh thu thuần.
  • Giá trị thanh lý = 23.
  • VCSH = 600.
  • Vay ngân hàng 800, thời hạn 5 năm, lãi suất 10%/năm, trả theo niên kim từ cuối năm 1.
  • Thuế suất thuế TNDN = 20%.

*Ghi chú viết tắt: TSCĐ: Tài sản cố định, TSLĐ: Tài sản lưu động, VCSH: Vốn chủ sở hữu, TNDN: Thu nhập doanh nghiệp.

Lời giải:

1- Bảng tính khấu hao

Trong bài tập thẩm định dự án đầu tư, bảng tính khấu hao thể hiện là phân bổ có hệ thống giá trị của một tài sản. Chi phí khấu hao là chi phí hợp lý để khấu trừ thuế (chi phí khấu hao làm giảm lợi nhuận trước thuế).

Stt

Khoản mục

0

1

2

3

4

5

1

Giá trị tài sản đầu kỳ

-

1.200

960

720

480

240

2

Đầu tư mới trong kỳ

1.200

 

 

 

 

 

3

Tỷ lệ trích khấu hao

20%

20%

20%

20%

20%

20%

4

Mức trích khấu hao

-

240

240

240

240

240

5

Khấu hao tích lũy

-

240

480

720

960

1.200

6

Giá trị tài sản cuối kỳ

1.200

960

720

480

240

-

2- Bảng kế hoạch trả nợ (quy ước trả theo niên kim cố định)

Bảng trả nợ nhằm đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án. Việc dự án được thẩm định hay không phụ thuộc rất nhiều vào bảng này. Vì thế trong bài tập thẩm định dự án đầu tư bạn cần hết sức chú ý. 

   

Năm ĐT

Năm hoạt động

Stt

Khoản mục

           
   

0

1

2

3

4

5

1

Dư nợ đầu kỳ

          -  

     800

     669

     525

     366

     192

2

Nợ phát sinh trong kỳ

        800

       -  

       -  

       -  

 

       -  

3

Lãi suất vay

 

10%

10%

10%

10%

10%

4

Tiền trả hàng năm

 

     211

     211

     211

     211

     211

-

Trả lãi trong kỳ

 

       80

    66.9

       52

  36.63

  19.19

-

Trả nợ gốc trong kỳ

          -  

     131

     144

     159

     174

     192

5

Dư nợ cuối kỳ

        800

     669

     525

     366

     192

   -

3- Bảng thống kê doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong các năm hoạt động

Bảng doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong bài tập thẩm định dự án đầu tư thể hiện doanh thu trong từng năm hoạt động, các khoản chi phí. Qua đó phản ánh quy mô lãi của cả đời dự án tính tại thời điểm hiện tại.

Stt

Khoản mục

Năm ĐT

Năm hoạt động

0

1

2

3

 

4

1

Tổng doanh thu

          -  

    600

    550

    480

    400

    340

2

Tổng chi phí 

          -  

    500

    472

    436

    397

    361

-

Chi phí hoạt động

          -  

    180

    165

    144

    120

    102

-

Khấu hao

          -  

    240

    240

    240

    240

    240

-

Chi phí trả lãi vay

          -  

 80.00

 66.90

 52.48

 36.63

 19.19

3

Thu nhập trước thuế

          -  

 100.0

   78.1

   43.5

     3.4

 (21.2)

4

% Thuế TNDN

 

20%

20%

20%

20%

20%

5

Thuế thu nhập

          -  

   20.0

   15.6

     8.7

     0.7

      -  

6

Lợi nhuận ròng

          -  

   80.0

   62.5

   34.8

     2.7

(21.2)

4- Bảng tính vốn lưu động

Bảng tính vốn lưu động dùng để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số

này đo lường khả năng sử dụng tài sản lưu động để trả nợ, các khoản phí ngắn hạn của doanh nghiệp.

Stt

Khoản mục

Năm ĐT

Năm hoạt động

0

1

2

3

4

5

1

VLĐ hàng năm

        300

    275

    240

    200

    170

 

2

Thay đổi VLĐR (vốn lưu động ròng)

      300

      25

      35

      40

      30

      170


Giải thích: 

Vốn lưu động của năm 1 thể hiện ở cuối năm 0 (đầu năm có doanh thu). Vốn lưu động của năm sau sẽ giảm đi so với năm trước, số giảm đi là số đã được thu hồi. Theo nguyên tắc cân bằng tài chính, tổng số tiền thu hồi phải bằng tổng số tiền đã bỏ ra, theo đó tổng số tiền thu hồi phải bằng 300 đã bỏ ra.

+ Năm 1 chi 300.

+ Năm thứ 2 vốn lưu động còn 275 – điều này có nghĩa ở cuối năm 1 doanh nghiệp đã thu hồi được 25.

+ Năm thứ 3, vốn lưu động còn 240 – nghĩa là vào cuối năm 2 doanh nghiệp đã thu hồi được 35. 

+ Năm thứ 4, lúc này vốn lưu động chỉ còn 200 – nghĩa là cuối năm 3 mức thu hồi được 40. 

+ Tương tự năm thứ 5 vốn lưu động còn 170 – vì ở cuối năm 4 đã thu hồi được 30. Đến cuối năm 5, theo quy ước thì số vốn lưu động còn lại chưa thu hồi còn phải thu hồi nốt. Như vậy, số vốn lưu động đến năm thứ 5 doanh nghiệp cần phải thu hồi là 170.

5- Bảng dòng tiền

Bảng dòng tiền dùng để đánh giá sức khỏe tài chính, đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong việc chi trả các khoản nợ, chi phí và các khoản đầu tư.

Stt

Khoản mục

Năm ĐT

Năm hoạt động

0

1

2

3

4

5

I

Dòng tiền ra

 

 

 

 

 

 

1

Đầu tư vốn

  (1,200)

      -  

      -  

      -  

 

      -  

2

Trả gốc

         -  

  (131)

  (144)

  (159)

  (174)

  (192)

II

Dòng tiền vào

 

 

 

 

 

 

3

Thay đổi VLDR

     (300)

     25

     35

     40

     30

   170

4

Lợi nhuận sau thuế

         -  

     80

     62,5

     34,8

       2,7

     (21.2)

5

Khấu hao

         -  

   240

   240

   240

   240

   240

6

Nhận tài trợ

      800

 

 

 

 

 

7

Thanh lý tài sản

         -  

      -  

      -  

      -  

 

     23

8

Dòng tiền ròng (NCF)

     (700)

    214

    193,3

    156,3

      98,3

    219,8

9

NPV

  (22.41)

 Dự án không hiệu quả do chỉ số NPV < 0 

10

IRR

9%

 

 

 

 

 

Như vậy bài tập thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp bạn biết cách thực hiện nghiên cứu, phân tích một cách khách quan các yếu tố quan trọng của một dự án. Từ đó có những quyết định đúng đắn, đảm bảo hoạt động đầu tư có hiệu quả. Nếu cần thêm thông tin chuyên sâu hơn hãy cập nhật UB Academy ngay hôm nay!