Có thể bạn sẽ quan tâm
Tất tần tật yêu cầu cần có của vị trí Giao dịch viên Ngân hàng mà ít ai nói cho bạn biết
Kế toán/ Giao dịch viên luôn là vị trí mơ ước của rất nhiều sinh viên mới ra trường. Sở dĩ hai vị trí này được xếp chung một nhóm vì có nhiều điểm chung trong mô tả công việc và có khả năng linh hoạt vị trí công tác tại ngân hàng. Cùng tìm hiểu về thực tế công việc của hai vị trí này trong bài viết dưới đây.
1. Công việc vị trí Giao dịch viên Ngân hàng là gì?
Vị trí Giao dịch viên (GDV) là một vị trí quan trọng, có vai trò quyết định đến chất lượng dịch vụ và hình ảnh thương hiệu của ngân hàng. Vị trí này đòi hỏi các yêu cầu cao về ngoại hình, kiến thức về nghiệp vụ, và kỹ năng giao tiếp tốt.
Nhiệm vụ của Giao dịch viên ngân hàng phần lớn cần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và xử lý các yêu cầu của khách hàng, bao gồm việc gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản, thực hiện các giao dịch ủy nhiệm chi, thu hộ, chi hộ, mở tài khoản mới, xử lý thông tin liên quan đến tài khoản của khách hàng, hạch toán giao dịch, và ghi chép đầy đủ mọi giao dịch liên quan đến hoạt động ngân hàng tại quầy.
2. Mô tả công việc vị trí Giao dịch viên
- Tiếp nhận và thực hiện các giao dịch ngân hàng cho khách hàng. Điều này bao gồm việc rút/gửi tiền, kiểm tra số dư tài khoản, xử lý yêu cầu chuyển khoản và cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến tài khoản ngân hàng.
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, giúp khách hàng chọn lựa và sử dụng các sản phẩm phù hợp với nhu cầu cá nhân hoặc doanh nghiệp
- Quản lý và theo dõi các giao dịch tài chính hàng ngày, đảm bảo mọi giao dịch được ghi chính xác vào hệ thống ngân hàng đồng thời tuân thủ các quy tắc, quy trình kế toán
- Chuẩn bị báo cáo và thống kê liên quan đến hoạt động giao dịch của chi nhánh. Các báo cáo này thường được sử dụng để đảm bảo tính chính xác và minh bạch của các giao dịch tài chính
- Tìm hiểu hiểu rõ nhu cầu khách hàng đang mong muốn để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời
- Duy trì và cân đối các ngăn kéo tiền mặt và điều chỉnh các chênh lệch
- Xử lý tiền tệ, giao dịch và thông tin bảo mật một cách có trách nhiệm
- Đảm bảo quản lý tốt duy trì hạn mức thu, chi và tồn quỹ tiền mặt được giao
- Tuân theo tất cả các quy định và thủ tục về tài chính và bảo mật của ngân hàng
3. Yêu cầu công việc vị trí Giao dịch viên
3.1. Yêu cầu về kiến thức
- Nắm bắt nền tảng cơ bản về Kiến thức nghiệp vụ
- Kiến thức xã hội chung về khách hàng, thị trường và ngân hàng cạnh tranh
- Kiến thức về Ngân hàng: sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sản phẩm bán chéo, Văn bản nghiệp vụ liên quan..
- Kiến thức Quản trị rủi ro bán hàng
3.2. Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng lập kế hoạch
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán
- Kỹ năng bán hàng và tiếp thị
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng thuyết trình
3.3. Yêu cầu về “giao diện"
Kế toán/ Giao dịch viên là người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để giải đáp các thắc mắc cũng như thực hiện các yêu cầu của khách hàng. Vậy nên, vị trí này đòi hỏi cao về ngoại hình cùng các kỹ năng giao tiếp tốt. Giao diện của ứng viên càng chỉnh chu càng “đẹp" thì sẽ càng được ưu tiên.
4. Cơ hội và thách thức của vị trí GDV Ngân hàng
Cơ hội vị trí Giao dịch viên luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm bởi nhu cầu tuyển dụng luôn thu hút nhiều ứng viên. Trước tiên là bởi lương thưởng, ưu đãi, đối với các ngân hàng BIG4 như Vietinbank, Vietcombank, BIDV và Agribank vẫn rất thu hút nhiều người. Lương thưởng được tính tuỳ vào từng công ty mỗi công ty sẽ có cách tính lương thưởng khác nhau. Ngoài lương thưởng vị trí này còn cho bạn một môi trường làm việc tốt cũng như có thể xây dựng được thương hiệu cá nhân và các mối quan hệ cho bản thân.
Bên cạnh những cơ hội hấp dẫn thì vị trí Giao dịch viên cũng có những áp lực nhất định. Không chỉ riêng ngân hàng, hầu hết các môi trường làm việc nào cũng đều sẽ có áp lực về doanh. Và áp lực ở ngân hàng chính là áp lực doanh số bán hàng nhưng áp lực này được các banker đánh giá không quá lớn. Mà áp lực lớn hơn lại chính là rủi ro nghiệp vụ, làm trong ngân hàng không tránh khỏi những nguy cơ rủi ro nghiệp vụ mà không ai mong muốn vậy nên ứng viên cần nắm vững các kiến thức, kỹ năng cơ bản để tránh những rủi ro không đáng có.
5. Lộ trình thăng tiến
Lộ trình thăng tiến của Kế toán/ Giao dịch viên được mô tả cơ bản theo số năm kinh nghiệm làm việc, với điều kiện hoàn thành được chỉ tiêu đề ra tại các kỳ đánh giá.
- Kế toán/ Giao dịch viên
- Kiểm soát viên
- Trưởng/phó phòng Dịch vụ khách hàng
- Phó giám đốc Vận hành
- Giám đốc chi nhánh
- Các vị trí khác tại Hội Sở
Lộ trình thăng tiến không chỉ dựa theo số năm kinh nghiệm làm việc mà còn dựa vào điều kiện thăng tiến
Thực tế, trong quá trình công tác, Kế toán/ Giao dịch viên có sự điều chuyển sang các vị trí như CV Tư vấn tài chính cá nhân, Điều phối sàn, CVQHKH, CV Thanh toán quốc tế, Hành chính nhân sự,… Việc này sẽ tùy thuộc vào định hướng của mỗi cá nhân.