Có thể bạn sẽ quan tâm
Tại sao lại phải tiến hành phỏng vấn đánh giá cho vay?
Là một người cho vay triển vọng bạn sẽ muốn kiểm tra các tiêu chí sau:
- Hồ sơ tín dụng của người vay
- Dòng tiền mặt và các dự báo đối với doanh nghiệp
- Thế chấp dùng để bảo đảm cho khoản vay
- Tính cách của người vay
.
Ba tiêu chí đầu là những số liệu khách quan (mặc dù việc diễn giải các con số này có thể mang tính chủ quan). Tiêu chí thứ tư là tính cách của người vay cho phép bạn đưa ra những nhận định mang tính chủ quan hơn về mức độ thu hút thị trường của doanh nghiệp và sự hiểu biết của người điều hành doanh nghiệp đó. Trong khi đánh giá có cho một doanh nghiệp nhỏ vay hay không, bạn có thể muốn cân nhắc những yếu tố cá nhân để thấy ưu điểm và nhược điểm trong việc vay.
.
Ngoài Đơn xin vay ra, bạn cũng sẽ nhận được những thông tin cơ bản từ các giấy tờ liên quan đến vay vốn khác. Những giấy tờ đó bao gồm các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và cá nhân, bẳng khai nộp thuế thu nhập và kế hoạch kinh doanh.
.
Trước đây các ngân hàng thường chú ý đến việc thế chấp tài sản hơn là các yếu tố khác khi quyết định cho vay. Tuy nhiên, nhân viên ngân hàng ngày nay chuyển sự tập trung sang khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi đến hạn thay vì những tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay.
.
Đối với khoản nợ ngắn hạn, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và lợi nhuận dự kiến cùng với bảng cân đối tài sản là những tài liệu liên quan nhiều nhất. Bạn sẽ phải lưu ý đến việc khoản vay được dùng cho mục đích gì và doanh thu của doanh nghiệp có đủ để trả nợ hay không. Ngân hàng của bạn chắc chắn là không muốn dùng quyền hạn để ép doanh nghiệp phải trả nợ bằng cách tịch thu hay kê biên tài sản thế chấp, và những hành động như vậy chỉ chứng tỏ rằng bạn đã có một quyết định sai lầm khi cho vay.
.
Tuy nhiên một vài ngân hàng vẫn chú ý nhiều đến tài sản thế chấp, đặc biệt là khi dòng tiền mặt dự báo có vẻ yếu ớt như sự thể hiện của đa cấp các doanh nghiệp nhỏ.
.
Tính cách
.
Mức độ quan trọng của việc đánh giá tính cách của người vay có thể khác nhau đáng kể ở các ngân hàng khác nhau và các cán bộ tín dụng khác nhau.
.
Sau đây là những đặc điểm của người vay mà bạn nên xem xét:
- Có kinh nghiệm kinh doanh thành công trước đó.
- Có quan hệ hiện thời hoặc trong quá khứ đối với ngân hàng (ví dụ: quan hệ tín dụng hay quan hệ tiền gửi)
- Tham chiếu với những thành viên có uy tín khác trong cộng đồng.
- Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia (các kế toán viên, luật sư, nhà tư vấn kinh doanh)
- Những đóng góp với cộng đồng.
.
Ngoài ra, những bằng chứng của việc người vay quan tâm và nỗ lực trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh cho thấy người vay quyết tâm và tin tưởng vào đề xuất kinh doanh mới. Một yếu tố nữa là rất nhiều ngân hàng xem xét những bằng chứng về “tính cách” của người vay thông qua số tiền đầu tư của bản thân người vay đối với phương án kinh doanh.
.
Nhiều tổ chức cho vay thương mại muốn chủ doanh nghiệp phải góp từ 25% đến 50% chi phí dự tính để khởi sự kinh doanh hoặc đầu tư cho một dự án mới. Việc đầu tư không đáng kể của người vay cho thấy họ thiếu cả sự tin tưởng
cũng như sự cống hiến cho việc kinh doanh.
.
Những lý do thường gặp khi một đơn xin vay bị từ chối.
.
Một nhân viên tín dụng cần phải xem xét những vấn đề sau trong quá trình phỏng vấn:
.
- Người vay không có khả năng thanh toán tiện ích tín dụng mà họ yêu cầu.
- Mục đích vay vốn không phù hợp với sản phẩm tín dụng mà họ đề nghị.
- Những kết quả tài chính của người xin vay không đạt yêu cầu.
- Người vay đã có những khoản nợ vay đáng kể và do đó tỷ lệ nợ so với vốn cao (ví dụ tổng số vốn)
- Người vay sử dụng các tài khoản vãng lai không đạt yêu cầu
- Hồ sơ trả nợ đối với các chủ nợ khác không đạt yêu cầu
- Người vay có rắc rối đối với luật pháp
- Rủi ro cao trong kinh doanh như là phụ thuộc quá nhiều vào một khách hàng hay một nhà cung cấp duy nhất.
- Thiếu cam kết tài chính của chủ doanh nghiệp (ví dụ không cam kết tăng thêm vốn lưu động.
- Người vay là một nhà quản lý kém.
- Chủ sở hữu/ những đối tác liên doanh/ các giám đốc/ các cổ đông/ người bảo lãnh có nguy cơ phá sản từ các hoạt động khác.