messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Phỏng Vấn Ngân Hàng – Câu Hỏi Khó, Trả Lời Sao Cho Hay?

Nếu bạn đã có được “tấm vé” vào vòng phỏng vấn Ngân hàng, tức là bạn đã được nhà tuyển dụng ưng ý ở khía cạnh nào đó. Họ muốn gặp bạn trực tiếp, trao đổi với bạn để hiểu hơn về bạn. Vậy nên, vòng phỏng vấn sẽ là một vòng tương đối “tốn sức”. Nhà tuyển dụng Ngân hàng có thể hỏi bạn những câu hỏi hóc búa nhằm thử phản xạ, và kiến thức của bạn. Hãy dành thời gian tìm hiểu trước các câu hỏi phỏng vấn, từ đó chuẩn bị cho mình một “tinh thần thép”. UB Academy đã tổng hợp và biên soạn một số câu hỏi phỏng vấn Ngân hàng qua từng đợt tuyển dụng và gửi tới bạn thông qua bài viết dưới đây. 

1. Trước khi phỏng vấn ngân hàng, bạn cần chuẩn bị những gì?

Phỏng Vấn Ngân Hàng – Câu Hỏi Khó, Trả Lời Sao Cho Hay?

Khi vượt qua các thử thách của các vòng sơ loại thì ứng viên có thể được gọi vào vòng phỏng vấn chính thức cùng ngân hàng. Đây là một vòng còn có tính cạnh tranh cao hơn những vòng thi trước đó vì bạn phải đối diện trực tiếp với hội đồng phỏng vấn chứ không đơn thuần là số liệu kiến thức như trước đó.

Chính vì điều này bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi đi phỏng vấn trực tiếp. Nội dung bạn cần chuẩn bị bao gồm tất tần tật các thứ liên quan như kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, xử lý tình huống, tác phong trang phục, tinh thần, các câu hỏi có thể được hỏi, cách trả lời phỏng vấn ngân hàng,….

Theo đó chúng ta có thể xác định 3 vấn đề chính mà mình cần chuẩn bị bao gồm:

  • Chuẩn bị về ngoại hình tác phong

Tác phong chuyên nghiệp với quần áo chỉn chu, ngăn nắp là một điều cực kỳ cần thiết của một nhân viên ngân hàng. Việc chuẩn bị quần áo tác phong tươm tất sẽ thể hiện việc bạn hiểu về ngành nghề chuyên môn này, dành sự tôn trọng cho bản thân, cho công việc và cho người đối diện.

Sự chuyên nghiệp trong tác phong cũng giúp bạn nhận được đánh giá tích cực từ nhà tuyển dụng.

  • Chuẩn bị về mặt tinh thần

Thần thái tự tin, thái độ bình tĩnh chuyên nghiệp để xử lý mọi tình huống có thể xảy ra chính là điều bạn cần phải chuẩn bị. Với một banker thì việc các tình huống khó đỡ có thể diễn ra bất kỳ khi nào và một banker chuyên nghiệp phải đủ bản lĩnh bình tĩnh để xử lý.

  • Chuẩn bị các câu hỏi các tình huống có thể xảy ra và cách ứng biết trả lời câu hỏi

Đây cũng một điều bạn cần chuẩn bị kỹ càng trước khi đến phỏng vấn. Việc lường trước các câu hỏi và tập trả lời giúp bạn có sự bình tĩnh trước các tình huống bất ngờ hơn. Nhờ vậy buổi phỏng vấn có thể đạt được thành công như mong muốn.

Hãy tìm hiểu các câu hỏi phổ biến trước đó mà ngân hàng ứng tuyển thường đặt ra để có thêm kinh nghiệm, tránh bỡ ngỡ, mất bình tĩnh. Nếu chẳng may gặp một câu hỏi mới mẻ cũng không nên quá lo lắng mà bình tĩnh phân tích và đưa ra câu trả lời của mình.

Thái độ và cách trả lời câu hỏi cũng vô cùng quan trọng nên bạn cần chú ý thêm. Thông qua cách bạn trả lời thể hiện chính kiến của bạn, kiến thức, kỹ năng và các chỉ số EQ IQ của bạn. Cùng UB Academy tham khảo một số câu hỏi phỏng vấn ngân hàng khó để có thêm kinh nghiệm cho mình ngay sau đây.

2. Một số câu hỏi phỏng vấn khó và cách trả lời hay nhất

Phỏng Vấn Ngân Hàng – Câu Hỏi Khó, Trả Lời Sao Cho Hay?

Câu hỏi phỏng vấn 1: Tại sao Ngân hàng tôi nên chọn bạn, chứ không phải người khác? 

Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn sàng lọc ứng viên. Bạn hãy mạnh dạn thẳng thắn trả lời theo suy nghĩ của mình. Đừng tỏ ra quá rụt rè hay thiếu tự tin. Hãy khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn xứng đáng. 

Cách trả lời gợi ý:

“Người có kinh nghiệm thường dễ tự cao, dễ tự ái, Sếp nói hay cãi lại. Tuy nhiên, tôi không phủ nhận rằng người có kinh nghiệm sẽ làm việc nhanh và có nhiều ưu điểm hơn mình. 

Bù lại, người không có kinh nghiệm sẽ cố gắng nhiều hơn, lăn xả trong công việc tốt hơn, hy sinh cống hiến bằng tất cả khả năng có thể để chứng minh năng lực bản thân. Họ sẽ muốn cho Anh/Chị thấy, anh chị chọn người không có kinh nghiệm là đúng. Vậy là nhà tuyển dụng, Anh/Chị sẽ chọn ai?!”

Câu 2: Nếu bạn cần thuyết phục một khách hàng khó tính vay tiền Ngân hàng mình, bạn sẽ làm thế nào?

Đây là một câu hỏi tương đối phổ biến đối với những ứng viên khi tham gia phỏng vấn tại các Ngân hàng. Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng chỉ quan tâm tới phương hướng giải quyết của bạn, chứ không phải ở kết quả vị khách hàng khó tính đó có đồng ý vay hay không. Hãy đưa ra các giải pháp bạn cho rằng sẽ khả thi. Những giải pháp này có thể dựa trên những lý thuyết bạn đã học, hoặc dựa trên những kinh nghiệm thực tế bạn có. 

Câu trả lời bạn có thể tham khảo:

“Theo tôi, thực ra muốn Khách hàng vay bên mình thì phải nhìn nhận đến những lợi ích mà mình sẽ mang lại cho Khách hàng từ gói vay đó từ lúc vay cho đến khi tất toán. Đồng thời, mình phải thể hiện sự nhiệt tình, thái độ phục vụ của mình để bù đắp cho những điểm không mạnh tại ngân hàng mình. Bởi thực sự có những Khách hàng không tìm đến ngân hàng chỉ vì yếu tố lãi suất và phí, chính sự chăm sóc của nhân viên ngân hàng mới là điều họ cần.”

Câu hỏi phỏng vấn 3: Khách hàng hẹn bạn làm việc ngoài giờ, bạn có đi không?

Có những vị khách không phải lúc nào họ cũng sẵn sàng gặp bạn trong giờ hành chính, hay tại trụ sở Ngân hàng. Họ có thể sẽ mong muốn gặp bạn ở một địa điểm tiện hơn cho họ, vào khoảng thời gian tiện hơn với họ. Điều này cũng đòi hỏi chuyên viên Ngân hàng luôn trong tâm thế sẵn sàng hi sinh những giờ nghỉ trưa, những buổi cuối tuần để đến làm việc với Khách hàng. Đối với câu hỏi này, bạn có thể lựa chọn cách trả lời thông minh như sau:

“Tôi không ngại làm việc với Khách hàng ngoài giờ hành chính. Bởi tôi hiểu tính chất công việc này của mình. Tuy nhiên, nếu có thể, tôi sẽ trao đổi trước với Khách hàng, bày tỏ mong muốn sẽ đến cùng với một bạn đồng nghiệp để tiện hỗ trợ khách hàng. Đây sẽ là một cơ hội tốt để đồng nghiệp của tôi tạo dựng mối quan hệ.”

Câu 4: Lãi suất huy động bên bạn thấp hơn các Ngân hàng khác, tại sao khách hàng nên lựa chọn Ngân hàng bạn?

Tiếp tục là một câu hỏi yêu cầu khả năng tư duy kết hợp cùng kiến thức và kinh nghiệm của một chuyên viên Ngân hàng. Bạn có thể tham khảo cách trả lời dưới đây:

“Đa số các Ngân hàng trong Big4 đều có mức lãi suất huy động thấp hơn mức trung bình. Nhưng lượng khách hàng của họ cũng không hề nhỏ. Mấu chốt nằm ở cách tiếp cận đối tượng khách hàng sao cho phù hợp. 

Theo tôi, lãi suất là yếu tố cần chứ không phải là yếu tố duy nhất tác động đến việc huy động. Muốn thuyết phục khách hàng, mình phải biết khách hàng họ cần gì, họ muốn gì. Tức là phải biết đối tượng mình đang giao tiếp quan tâm trọng yếu về cái gì.

Ví dụ: Những ông bà khoảng 55 tuổi trở lên thì sẽ ưu tiên chọn Agribank. Bởi đó là ngân hàng nông nghiệp – cái nghề đi theo họ cả đời nên nghe tên gần gũi, thân thiện. 

Còn các anh chị khoảng 35 tuổi trở lên thì kinh tế là trọng yếu. Nên lãi suất cao là thứ họ quan tâm nhiều. Để thuyết phục được đối tượng này, nếu ko có lãi suất cao, mình phải đánh vào điểm thứ yếu là thời gian (tốc độ phục vụ, giao dịch). Thay vì chọn Ngân hàng có lãi suất cao nhưng phải chờ hết nửa buổi mới đến lượt giao dịch, anh chị giao dịch bên em khoảng 30 phút là xong. Thời gian còn lại anh chị xử lý được biết bao nhiêu việc khác, mang đến giá trị đôi khi cao hơn khoảng chênh lệch lãi suất giữa 2 Ngân hàng.”

Tạm kết

Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn Ngân hàng tương đối khó, yêu cầu ứng viên cần có sự hiểu biết nhất định. Nếu bạn không phải là người giàu kinh nghiệm và vốn sống phong phú, nhất định phải dành thời gian tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng trước buổi phỏng vấn. Hy vọng với những câu hỏi phỏng vấn Ngân hàng do UB Academy tổng hợp và biên soạn sẽ giúp bạn vững tâm hơn trong buổi phỏng vấn tiếp theo. 

Đừng bỏ qua những kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng quý báu từ những anh, chị đi trước.