messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Phân loại các nhóm nợ tín dụng Ngân hàng

Với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ Ngân hàng, cuộc sống dần dần xuất hiện các khái niệm “thẻ tín dụng”; “vay tín dụng”;… và “dư nợ tín dụng”. Vậy dư nợ tín dụng là gì; và có bao nhiêu nhóm nợ tín dụng, bạn đã biết?

Khái niệm nợ tín dụng

Có thể hiểu, nợ tín dụng là khoản ngân hàng và các tổ chức tài chính kê vào lịch sử tín dụng của bạn khi bạn vay của các tổ chức này từ nhiều nguồn như thẻ tín dụng, các sản phẩm vay tín dụng, vay vốn, vay tín chấp,…
Sau khi bạn thanh toán dần các khoản nợ này, phần nợ còn lại sẽ được gọi là dư nợ tín dụng. Cho tới khi bạn thanh toán hết, dư nợ tín dụng sẽ bằng 0. Dư nợ tín dụng sẽ là căn cứ để các tổ chức tài chính đánh giá độ uy tín của bạn.

Phân loại các nhóm nợ tín dụng

Trên hệ thống CIC, lịch sử tín dụng của bạn sẽ được chia làm 5 nhóm nợ tín dụng; với các mức độ khác nhau.

Nhóm 1: Dư nợ tín dụng đạt chuẩn

  • Người vay thanh toán các khoản nợ đúng hạn.
  • Thời gian nợ quá hạn dưới 10 ngày.

Nhóm 2: Dư nợ tín dụng cần lưu ý

  • Các khoản vay/nợ được ngân hàng điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 1.
  • Thời gian nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày.

Nhóm 3: Dư nợ tín dụng không đủ tiêu chuẩn

  • Tuy đã được điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng các khoản nợ vẫn quá hạn dưới 30 ngày.
  • Các trường hợp được miễn hoặc giảm lãi do không đủ khả năng trả lãi.
  • Thời gian nợ quá hạn từ 30 – 90 ngày.

Nhóm 4: Nợ tín dụng nghi ngờ mất vốn

  • Thời gian nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày.
  • Tuy đã được điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng các khoản nợ vẫn quá hạn 30 – 90 ngày.
  • Các khoản vay/nợ được ngân hàng và các tổ chức tín dụng điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 2.

Nhóm 5: Nợ tín dụng có khả năng mất vốn (Nợ xấu)

  • Thời gian nợ quá hạn hơn 180 ngày.
  • Tuy đã được điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng các khoản nợ vẫn quá hạn lên đến hơn 90 ngày.
  • Các ngân hàng/tổ chức tín dụng đã điều chỉnh kỳ hạn thanh toán nợ lần thứ 2 nhưng vẫn quá hạn.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 3 trở lên.

Bắt đầu từ nhóm nợ tín dụng 2, các khoản vay thế chấp/tín chấp sẽ bị Ngân hàng cân nhắc và hồ sơ xin vay có thể bị từ chối do điểm uy tín không đạt chuẩn; và có dấu hiệu vướng vào nợ xấu. Nợ nhóm 5 thì các Ngân hàng và công ty tài chính sẽ từ chối cho vay với bất kỳ lý do gì.
Lịch sử tín dụng này sẽ lưu trữ trên CIC 5 năm kể từ lần đầu tiên mắc phải. Do đó, nếu vướng phải nợ nhóm 5 thì bạn cần ít nhất 5 năm sau khi trả hết số nợ nhóm 5 thì lịch sử CIC mới không hiện nợ xấu của bạn. Lúc đó, bạn mới có thể vay Ngân hàng hoặc các Công ty tài chính.
Trên đây là khái niệm và cách phân loại 5 nhóm nợ tín dụng Ngân hàng hiện hành. UB Academy hi vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc của mình. Đừng quên theo dõi Chuyên mục Điểm tin UB AcademyDiễn đàn U&Bank để cập nhật những tin tức mới nhất về ngành Ngân hàng.