messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Phân biệt Thư tín dụng chấp nhận và Thư tín dụng trả chậm

Thư tín dụng trả chậm có lẽ đã không còn là khái niệm xa lạ đối với những khách hàng thường xuyên mua bán ngoại thương. Loại thư tín dụng này không chỉ giúp cho doanh nghiệp có thể tối đa hóa các hội tài chính của mình mà còn có thể hạn chế rủi ro. Tuy nhiên lại có rất nhiều người nhầm lẫn giữa thư tín dụng trả chậm với thư tín dụng chấp nhận. Trong bài viết ngày hôm nay thì Ub Academy sẽ hỗ trợ bạn phân biệt hai khái niệm này nhé.

1. Tổng quan về  Thư tín dụng

Phân biệt Thư tín dụng chấp nhận và Thư tín dụng trả chậm

Dựa trên Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN vào ngày 25/5/2001 thì thuật ngữ "Thư tín dụng trả chậm" sẽ dùng nhằm mô tả phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có kỳ hạn. Ngân hàng sẽ là đối tượng trực tiếp thực hiện phương thức này nhằm phục vụ và hỗ trợ cho việc nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp. Tuy nhiên về mặt kỹ thuật thì loại thư tín dụng trả chậm này rất dễ bị nhầm lẫn với thư tín dụng chấp nhận vì cả hai phương thức đều được sử dụng để thanh toán tín dụng chứng từ có kỳ hạn. Khi sử dụng hai loại tín dụng này thì nhà nhập khẩu đều sẽ được trả chậm trong khoảng thời gian lao động từ 60 ngày đến 180 ngày.

2. Phân biệt  Thư tín dụng chấp nhận và  Thư tín dụng trả chậm

Phân biệt Thư tín dụng chấp nhận và Thư tín dụng trả chậm

2.1. Thư tín dụng trả chậm

Thư tín dụng trả chậm có tên tiếng Anh là Deferred L/C hay còn được gọi là L/C trả chậm.

Cụ thể thì trong loại thư tín dụng này sẽ quy định rõ về việc trả tiền sẽ được tiến hành một hay nhiều lần cho người xuất khẩu. Ngoài ra cũng sẽ quy định về việc trả tiền sẽ chỉ được thực hiện trong một thời gian nhất định tính từ ngày giao hàng hoặc ngày xuất trình chứng từ. Thông thường thì thời hạn thanh toán không nên quá 1 năm và thanh toán càng ngắn thì sẽ càng tốt.

Phân biệt Thư tín dụng chấp nhận và Thư tín dụng trả chậm

Thư tín dụng trả chậm thường được đánh giá là có rủi ro cao hơn về phía người xuất khẩu

Trong mọi thư tín dụng này thì khi người xuất khẩu đã giao hàng và xuất trình được chứng từ theo đúng quy định cũng như Ngân hàng mở đã xác định là bộ chứng từ này hợp lệ thì người xuất khẩu sẽ nhận được cam kết trả tiền. Đặc biệt là người xuất khẩu cũng cần phải lưu ý rằng ngày đáo hạn thường nằm ngoài thời hạn hiệu lực của thư tín dụng nên cố gắng mở rộng thời hạn hiệu lực tín dụng nhất có thể. 

Thực tế thì thư tín dụng trả chậm thường được đánh giá là có rủi ro cao hơn về phía người xuất khẩu. Dù cam kết trả tiền là do ngân hàng mở viết ra và người sẽ phải trả tiền cho người xuất khẩu cũng sẽ là ngân hàng mở. Dù vậy trong thực tế thì ngân hàng mở cùng với người nhập khẩu đã có bác thỏa thuận riêng và sẽ sử dụng tiền của người nhập khẩu vào lúc đáo hạn để trả cho người xuất khẩu. Tuy nhiên thì vẫn xảy ra những trường hợp như người nhập khẩu bỗng dưng bị mất khả năng thanh toán hoặc không thanh toán khi đáo hạn. Ngoài ra thì do chỉ cần thanh toán khi đến đáo hạn nên rõ ràng người nhập khẩu vẫn có thời gian để bán hàng và thu lại tiền rồi trả cho người xuất khẩu.

Cuối cùng là với loại thư tín dụng này thì người xuất khẩu sẽ không được phép ký phát hối phiếu và ngân hàng mở thì cũng không cần thiết phải ký nhận nợ lên hối phiếu này. Chính vì thế nếu như muốn an toàn hơn thì người xuất khẩu có thể chuyển sang loại thư tín dụng chấp nhận. Ub Academy sẽ giới thiệu cho bạn ngay sau đây.

2.2. Thư tín dụng chấp nhận

Thư tín dụng chấp nhận hay còn có tên tiếng Anh là Acceptance L/C với tên gọi khác là L/C chấp nhận nợ. Loại thư tín dụng này được sử dụng trong trường hợp người xuất khẩu muốn ký phát hối phiếu để yêu cầu ngân hàng mở ký nhận nợ, sau đó thì mới trực tiếp giao chứng từ cho ngân hàng này. Như vậy thì sẽ đảm bảo được tính an toàn và hạn chế rủi ro hơn.

Phân biệt Thư tín dụng chấp nhận và Thư tín dụng trả chậm

Về mặt bản chất thì thư tín dụng trả chậm hay thư tín dụng chấp nhận đều sẽ cùng là trả chậm như nhau

Rõ ràng về mặt bản chất thì thư tín dụng trả chậm hay thư tín dụng chấp nhận đều sẽ cùng là trả chậm như nhau. Tuy nhiên với loại chấp nhận nợ thì người xuất khẩu không chỉ được ngân hàng mở ký nhận nợ để đảm bảo lúc đáo hạn có thể nhận được tiền mà còn có thể lấy được tiền sớm dựa trên nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu của Ngân hàng thông báo. 

3. Kết luận

Như vậy qua bài viết trên thì chúng ta đã cùng phân biệt giữa thư tín dụng chấp nhận và thư tín dụng trả chậm. Ta có thể nhận thấy rõ ràng là thư tín dụng trả chậm thì thường sẽ có lợi cho người nhập khẩu hơn và bất lợi cho người xuất khẩu hơn. Còn lại đối với thư tín dụng chấp nhận thì phần được lợi sẽ nghiêng về phía người xuất khẩu. Cả hai phía xuất khẩu và nhập khẩu thì cần xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác nhau trước khi quyết định lựa chọn loại L/C nào. Ub Academy hi vọng rằng đã viết trên đã đem đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong thời gian sắp tới để không bỏ lỡ các bài viết về tài chính nhé.