messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Nội dung thư tín dụng (Letter of credit) bao gồm những gì?

Thư tín dụng là một loại văn bản rất phổ biến được Ngân hàng phát hành dựa trên yêu cầu của khách hàng(người nhập khẩu). Theo đó thì ngân hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu trong một thời hạn nhất định kể từ thời điểm người này xuất trình đầy đủ được bộ chứng từ hợp lệ. Vậy thì cụ thể nội dung của thư tín dụng bao gồm những thông tin như thế nào thì hôm nay Ub Academy sẽ giới thiệu đầy đủ cho các bạn.

1. Ngày mở thư tín dụng

Nội dung thư tín dụng (Letter of credit)

Thư tín dụng càng được mở sớm thì đồng nghĩa với việc người xuất khẩu sẽ càng cảm thấy tin tưởng đối với người nhập khẩu

Thư tín dụng càng được mở sớm thì đồng nghĩa với việc người xuất khẩu sẽ càng cảm thấy tin tưởng đối với người nhập khẩu. Bởi lẽ chỉ khi người nhập khẩu có tiền chi trả và ngân hàng mở cũng có khả năng thanh toán thì mới có thể lập được thư tín dụng. 

Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu thì cần thống nhất với nhau về thời điểm mở cũng như trách nhiệm nếu như chậm mở khiến cho giao trễ hàng. Người xuất khẩu có thể dựa trên kế hoạch giao hàng của mình như lúc nhập khẩu nguyên vật liệu, vận chuyển hàng ra cảng hay giao hàng lên tàu,..... để yêu cầu mở thư tín dụng.

2. Số và loại thư tín dụng

Nội dung thư tín dụng (Letter of credit)

Loại L/C thông thường sẽ được chia thành loại hủy ngang hoặc không hủy ngang: 

Khi muốn thỏa thuận sử dụng L/C không huỷ ngang, người xuất khẩu và người nhập thường ghi trong hợp đồng : “Payment by Irrevocable L/C, Còn trên L/C, điều này thể hiện ở trường :40A: Form of Documentary Credit - Loại L/C 

Khi muốn thỏa thuận sử dụng L/C huỷ ngang người xuất khẩu và người nhập thường ghi trong hợp đồng : “Payment by Revocable L/C, Còn trên L/C, điều này thể hiện ở trường :40A: Form of Documentary Credit - Loại L/C

3. Tên cùng với địa chỉ của các bên liên quan

Các bên liên quan có thể kể đến như ngân hàng mở, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, người xuất khẩu và người nhập khẩu. Tất cả các bên đều phải điền đầy đủ tên cùng với địa chỉ cụ thể.

4. Số tiền, loại tiền và dung sai

Nội dung thư tín dụng (Letter of credit)

Số tiền chi trả thì cần phải trùng khớp hoàn toàn và ghi đúng như số tiền ở trên hợp đồng

Số tiền chi trả thì cần phải trùng khớp hoàn toàn và ghi đúng như số tiền ở trên hợp đồng. 

Ngoài ra điều khoản số lượng có dung sai nên số tiền ở thư tín dụng cũng cần phải có dung sai. 

5. Thời hạn xuất trình bộ chứng từ và nơi xuất trình

Nội dung thư tín dụng (Letter of credit)

Nếu như trong thư tín dụng có quy định rõ về mặt thời hạn cũng như nơi hết hạn hiệu lực thì bắt buộc người xuất khẩu sẽ phải xuất trình đầy đủ bộ chứng từ. Ngoài ra thì khi kiểm tra cũng nên đối chiếu lại để chắc chắn hai mục trùng khớp với nhau:

  • Nếu như bạn là người xuất khẩu thì bạn cần phải tính toán trước xem thời gian để có thể hoàn thành xong bộ chứng từ là bao lâu để xuất trình cam kết cho đúng thời hạn.
  • Nếu như người xuất khẩu và người nhập khẩu chưa thỏa thuận về vấn đề này trong hợp đồng thì bộ chứng từ bắt buộc phải được xuất trình trong vòng 21 ngày kể từ ngày phát hành B/L. Đương nhiên là khi phát hành thì hiệu lực của thư tín dụng vẫn còn.
  • Hai bên liên quan cũng cần thỏa thuận về trách nhiệm nếu như xuất trình trễ cũng như các chế tài liên quan đến việc chậm xuất trình chứng từ. Bởi lẽ người xuất khẩu có thể gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị bộ chứng từ tại chỗ ngân hàng thông báo.

6. Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng và nơi hết hiệu lực

Nội dung thư tín dụng (Letter of credit)

Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu được tính từ ngày mở cho đến ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng. Điều này đồng nghĩa với khoảng thời gian ngân hàng mở kết thúc cam kết liên quan đến việc trả tiền của mình. 

Nếu như bạn là người xuất khẩu thì bạn sẽ cần phải tính toán thật đầy đủ để đảm bảo được thư tín dụng vẫn còn hiệu lực tính từ ngày hàng lên tàu:

  • Thời gian để chuyển thư tín dụng từ ngân hàng mở cho đến ngân hàng thông báo
  • Ngân hàng thông báo cần phải kiểm tra thư tín dụng cũng như yêu cầu chỉnh sửa nếu cần thiết
  • Thời gian để người xuất khẩu kiểm tra thư tín dụng, chuẩn bị bộ chứng từ cũng như giao hàng.
  • Thời gian để gửi thành công bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo. Sau đó ngân hàng thông báo tiếp tục gửi đến ngân hàng mở.

Còn lại đối với nơi hết hạn hiệu lực thì các bên liên quan sẽ có hai lựa chọn như sau:

  • Thư tín dụng có ngày cũng như nơi hết hạn hiệu lực ở nước của người xuất khẩu. Điều này đồng nghĩa sẽ trùng với ngân hàng thông báo.
  • Thư tín dụng có ngày cũng như nơi hết hạn hiệu lực của nước người nhập khẩu. Điều này đồng nghĩa sẽ trùng với ngân hàng mở.

7. Ngân hàng trả tiền và phương thức trả tiền

Nội dung thư tín dụng (Letter of credit)

Loại L/C thông thường sẽ được chia thành loại hủy ngang hoặc không hủy ngang

Ở mục này thì người xuất khẩu sẽ phải đề cập trực tiếp đến việc ngân hàng nào sẽ thực hiện việc trả tiền và phương thức trả tiền là bằng cách nào. Thông thường sẽ có rất nhiều các phương thức trả khác nhau như sau:

  • Trả ngay
  • Trả bằng cách chiết khấu bộ chứng từ
  • Trả bằng cách ký chấp nhận hối phiếu trả chậm
  • Trả bằng cách phát hành một cam kết trả tiền để trả tiền chậm

8. Quy định về hối phiếu

Nếu như bên trên bạn lựa chọn phương thức trả bằng cách ký chấp nhận hối phiếu trả chậm thì sẽ có thêm mục này, bao gồm kỳ hạn hối phiếu và người bị ký phát. 

9. Thông tin về việc vận tải lô hàng cũng như hàng hóa, số lượng, giá cả 

Nội dung thư tín dụng (Letter of credit)

 Thực tế thì trong hợp đồng mua bán giữa hai bên cũng đã có nội dung này và ngân hàng mở thì chỉ dựa vào đó để ghi lại

Về vấn đề vận tải của lô hàng thì ở trên thư tín dụng sẽ có đề cập đến ngày giao hàng trễ nhất mà người xuất khẩu được phép giao. Thực tế thì trong hợp đồng mua bán giữa hai bên cũng đã có nội dung này và ngân hàng mở thì chỉ dựa vào đó để ghi lại.

Còn các thông tin liên quan đến hàng hóa, số lượng và giá cả thì sẽ yêu cầu các phần thông tin như tên hàng, đơn giá + điều kiện bán hàng, tổng trị giá, số lượng, dẫn chiếu hợp đồng.

10. Chứng từ yêu cầu

Thông thường thì phần này sẽ được ghi dựa trên phần mà người nhập khẩu đã yêu cầu người xuất khẩu chuẩn bị dựa trên bộ chứng từ. Đặc biệt là ngân hàng mở sẽ luôn luôn muốn bảo vệ được quyền lợi của mình nên sẽ chủ động yêu cầu thêm một số các chứng từ cần thiết.

11. Các yêu cầu khác

Bên cạnh bộ chứng từ thì người xuất khẩu sẽ phải chuẩn bị thêm các loại chứng từ khác nếu như nhận được yêu cầu từ phía ngân hàng mở hoặc người nhập khẩu.

12. Các loại phí ngân hàng

Ở mục này thì sẽ phân chia cho các bên xem bên nào sẽ là bên phải chịu phụ phí ngân hàng. 

Kết luận

Như vậy qua  bài viết trên thì chúng ta đã cùng tìm hiểu về nội dung thư tín dụng sẽ bao gồm những gì. Nếu như bạn có bất cứ thắc mắc nào sau bài viết này thì đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được giải đáp ngay nhé.