Có thể bạn sẽ quan tâm
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là gì?
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp tỷ lệ nghịch với nhau. Chúng làm mất giá trị đồng tiền, giảm thu nhập người lao động, gia tăng chi phí sinh hoạt, giá cả hàng hóa.
Điều đó gây áp lực tài chính cho người dân và càng rõ rệt hơn sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Với bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đầy biến động, lạm phát thất nghiệp càng được nhắc tới nhiều hơn. Vậy quan hệ giữa hai yếu tố này là gì? UB Academy sẽ bật mí ngay sau đây.
Lạm phát & thất nghiệp là gì?
Trước hết, muốn tìm ra mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trước hết chúng ta phải hiểu rõ từng khái niệm. Như vậy mới có thể phân tích một cách chi tiết.
Lạm phát là gì?
Lạm phát là một định nghĩa thuộc phạm trù kinh tế đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà kinh tế. Các-Mác cho rằng: Lạm phát có thể hiểu là việc làm tràn đầy các kênh, đường lưu thông tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả của hàng hóa tăng vọt. Theo nhà kinh tế học Milton Friedman: Lạm phát là việc giá cả tăng mạnh và kéo dài. Đối với kinh tế học, lạm phát lại được phát biểu là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung.
Lạm phát thể hiện qua việc gia tăng mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ một cách liên tục
Tựu trung chúng ta có thể hiểu, lạm phát thể hiện qua việc gia tăng giá chung của hàng hóa, dịch vụ một cách liên tục tính trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này dẫn đến đồng tiền bị mất giá trị so với trước.
Với tất cả các quốc gia dùng tiền mặt làm trung gian thanh toán, lạm phát như một hiện tượng tự nhiên, tính theo đơn vị % và được chia theo ba mức độ:
Mức độ |
Chi tiết |
Lạm phát tự nhiên 0 – 10% |
Giá cả tăng chậm, có thể dự đoán và ở mức một con số một năm. |
Lạm phát phi mã 10 - <100% |
Giá cả tăng nhanh, ở mức hai hoặc ba con số mỗi năm. Mức độ làm phát này nếu kéo dài sẽ khiến biến dạng nền kinh tế một các trầm trọng, làm triệt tiêu các động lực phát triển, tăng trưởng của nền kinh tế. |
Siêu lạm phát trên 100% |
Ở mức này giá cả tăng rất nhanh, mỗi tháng mức lạm phát có thể tăng đến 50%. Mức độ siêu lạm phát này sẽ dẫn đến phá hủy nền kinh tế, đồng thời sẽ gây bất ổn an ninh chính trị trong các quốc gia. |
Khái niệm thất nghiệp
Thất nghiệp (Unemployment) là một khái niệm vô cùng quan trọng trong kinh tế học. Theo Điều 20 của Công ước 102 (1950) của Tổ chức lao động quốc tế (ILO): Thất nghiệp là hiện tượng mà ở đó người lao động bị ngừng thu nhập vì không tìm được việc làm thích hợp dù người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc.
Thất nghiệp diễn ra khi người lao động có khả năng lao động nhưng không có việc làm
Ở góc độ xã hội, thất nghiệp là hiện tượng người lao động có khả năng lao động không có việc làm, không có nguồn thu nhập dưới mọi hình thức như: Tiền hưu trí, mất sức lao động.... Đồng thời, họ vẫn đang tích cực tìm kiếm công việc để có thu nhập.
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp: Tỷ lệ nghịch với nhau
Hiểu rõ mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp giúp các nhà hoạch định chính sách dễ dàng tìm ra phương hướng giải quyết. Điều đó hạn chế tác động tiêu cực tới sự phát triển của nền kinh tế, xã hội.
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ngắn hạn
Lạm phát, thất nghiệp có mối liên hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Trong kinh tế học, hai hiện tượng này được minh họa bằng đường cong Phillips, thể hiện được trong thời gian ngắn hạn và trong dài hạn.
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ngắn hạn thể hiện qua đường cong Phillips
Ví dụ: Tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp năm 2020 - 2021 như sau:
Năm |
Tỷ lệ lạm phát (%) |
Tỷ lệ thất nghiệp (quý IV, %) |
2020 |
3.23 |
2.63 |
2021 |
1.84 |
3.56 |
Xét trong ngắn hạn, khi tổng cầu trong dân chúng tăng lên, sản lượng hàng hóa sẽ tăng theo. Điều này kéo theo sự gia tăng nhu cầu về lực lượng lao động, vì thế tỉ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống.
Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát thấp tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao. Dễ hiểu hơn, hãy phân tích dựa trên số liệu thực tế trên bảng trên. Năm 2020, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 3.23%, tỷ lệ thất nghiệp 2.63%; Trong khi đó, năm 2021 có tỷ lệ lạm phát 1.84%, mức độ thất nghiệp tăng lên 3.56%.
Như vậy có thể thấy, mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn có tỷ lệ nghịch với nhau và mang tính chất đánh đổi.
Mối liên hệ giữa lạm phát - thất nghiệp trong dài hạn
Trong dài hạn, khi tổng cầu tăng, mức giá chung sẽ tăng; các biến danh nghĩa như tiền lương danh nghĩa (W) sẽ được điều chỉnh tăng lên cùng tỉ lệ với mức giá chung (P). Đồng thời, các biến thực như tiền lương thực không đổi, mà vẫn ở mức cân bằng; Sản lượng ở mức Yp cân bằng và tỷ lệ thất nghiệp sẽ ở mức tự nhiên Un.
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế
Đường Phillips biểu diễn mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp sẽ dịch chuyển khi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thay đổi. Khi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm, đường biểu diễn dịch chuyển sang trái. Khi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng, đường biểu diễn dịch chuyển sang phải.
Nếu lạm phát diễn ra theo cầu, mối quan hệ với thất nghiệp ngắn hạn là đánh đổi. Nhưng trong dài hạn sẽ không xảy ra.
Kết luận
Tóm lại, lạm phát tỷ lệ nghịch với thất nghiệp, nếu lạm phát tăng, thất nghiệp sẽ giảm và ngược lại. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp tạo ra ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân. Hy vọng chia sẻ vừa rồi của Gitiho hữu ích với bạn.