messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Mô tả công việc vị trí Chuyên viên và Kiểm soát viên tại Tổng cục Quản lý thị trường

Tổng cục Quản lý thị trường là một trong những cơ quan nhà nước quan trọng, đóng vai trò đảm bảo thị trường Việt Nam phát triển lành mạnh và ổn định. Trong đó, vị trí Chuyên viên và Kiểm soát viên là hai vị trí trọng yếu, góp phần thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và quản lý thị trường. Vậy cụ thể, công việc của các vị trí này là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

I. Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức 2024

1.1. Chỉ tiêu tuyển dụng

Căn cứ vào thông báo chính thức của Tổng cục Quản lý thị trường, tổng chỉ tiêu tuyển dụng công chức của đơn vị này năm 2024 là 199 chỉ tiêu trên toàn quốc. Chi tiết chỉ tiêu:

1.2. Hạn nộp hồ sơ

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: bắt đầu từ ngày 15/11/2024 đến hết ngày 15/12/2024. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển vào buổi chiều các ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm, từ 13h30 phút đến 17h00 phút và cả ngày chủ nhật 15/12/2024.

1.3. Địa điểm nộp hồ sơ

+ Người dự tuyển đăng ký dự tuyển vị trí việc làm tại Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố nào thì nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố đó.

+ Địa chỉ Cục QLTT các tỉnh, thành phố tra cứu tại website: https://dms.gov.vn/cuc-qltt-dia-phuong

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A đăng ký dự tuyển vị trí Chuyên viên (hoặc Kiểm soát viên thị trường) tại Cục QLTT tỉnh B, Bà Nguyễn Thị A đến Cục QLTT tỉnh B để nộp hồ sơ.

THAM GIA GROUP ZALO ÔN THI TỔNG CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TẠI ĐÂY

II. Mô tả công việc vị trí Chuyên viên và Kiểm soát viên tại Tổng cục Quản lý thị trường

2.1. Mô tả công việc vị trí Chuyên viên tại Tổng cục Quản lý thị trường

2.1.1. Mô tả chung về vị trí Chuyên viên tại Tổng cục Quản lý thị trường

Vị trí Chuyên viên Tổng cục Quản lý thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc tham mưu, xây dựng chính sách và hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ quản lý thị trường. Đây là vị trí đòi hỏi kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng phân tích và khả năng phối hợp tốt với các đơn vị liên quan.

Nhiệm vụ chính

  • Nghiên cứu và tham mưu: Phân tích, đánh giá thị trường; đề xuất chính sách và giải pháp quản lý thị trường hiệu quả.
  • Xây dựng văn bản: Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn và quy định liên quan đến quản lý thị trường.
  • Theo dõi và báo cáo: Giám sát tình hình thị trường; tổng hợp và báo cáo kịp thời về biến động và xu hướng thị trường.
  • Phối hợp công tác: Hợp tác với các đơn vị liên quan trong và ngoài ngành để thực hiện nhiệm vụ quản lý thị trường.

2.1.2. Vị trí chuyên viên tại Tổng cục Quản lý thị trường làm việc tại các phòng ban nào?

Phòng ban

Vị trí và chức năng

Nhiệm vụ và quyền hạn

Phòng 

Tổ chức - Hành chính

Phòng Tổ chức - Hành chính có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng về công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, biên chế, lao động tiền lương, bảo vệ chính trị nội bộ của Cục; công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản trị, tài chính, kế toán; công tác cải cách hành chính; công tác thi đua khen thưởng; công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế theo quy định và phân cấp của Tổng cục Quản lý thị trường; quản lý tài chính, tài sản của Cục và tổng hợp chương trình kế hoạch làm việc của Cục.

1. Công tác tổ chức cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ

2. Công tác quản lý biên chế, ngạch, bậc tiền lương

3. Công tác tài chính, kế toán (Quản lý việc thực hiện công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách và Quản lý tài sản công)

4. Công tác hành chính, quản trị

5. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

6. Công tác thi đua, khen thưởng

7. Công tác khác

Phòng 

Nghiệp vụ - Tổng hợp

Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng thực hiện công tác quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại khác theo quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh; tổng hợp, báo cáo kết quả thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính của Cục theo quy định.

1. Công tác chỉ đạo nghiệp vụ

2. Công tác tổng hợp

3. Công tác khác

Phòng 

Thanh tra - Pháp chế

Phòng Thanh tra - Pháp chế có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành; thực hiện kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của các Đội; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thực thi công vụ của lực lượng Quản lý thị trường; tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng; thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước; giúp Cục trưởng thực hiện quản lý nhà nước bằng chính sách và pháp luật trong lĩnh vực quản lý thị trường và tổ chức thực hiện công tác pháp chế theo quy định.

1. Tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành

2. Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo

3. Công tác kiểm tra nội bộ

4. Công tác phòng chống tham nhũng

5. Công tác pháp chế

6. Công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng

7. Công tác bồi thường của Nhà nước

8. Công tác khác

2.2. Mô tả công việc vị trí Kiểm soát viên tại Tổng cục Quản lý thị trường

2.1.1. Mô tả chung về vị trí Kiểm soát viên tại Tổng cục Quản lý thị trường

Nhiệm vụ chính

Chủ trì tham mưu, đề xuất chủ trương, hoạch định chính sách, chiến lược, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý thị trường; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn của quản lý thị trường; thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực thi pháp luật về quản lý thị trường với quy mô lớn, độ phức tạp cao trong phạm vi toàn quốc hoặc trên địa bàn được giao phụ trách.

2.1.2. Mô tả công việc vị trí Kiểm soát viên tại Tổng cục Quản lý thị trường

Mảng công việc

Công việc cụ thể

Xây dựng văn bản

1- Tham gia xây dựng văn bản hướng dẫn, soạn thảo quy định cụ thể, văn bản triển khai thực hiện chỉ thị, quyết định, kế hoạch của Bộ Công Thương, Tổng cục quản lý thị trường và các đơn vị có liên quan về công tác quản lý thị trường theo nhiệm vụ được phân công.

2- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách pháp luật và các giải pháp, biện pháp hành chính nhằm tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo việc tuân thủ theo pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Hướng dẫn

1- Hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị và công chức trong lực lượng quản lý thị trường theo nhiệm vụ được phân công.

2- Chủ trì biên soạn, xây dựng các tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của quản lý thị trường.

Tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn nghiệp vụ

1- Tổ chức theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình về kết quả thực hiện chỉ thị, quyết định, kế hoạch của Bộ Công Thương, Tổng cục quản lý thị trường và các đơn vị có liên quan về công tác về quản lý thị trường, đề xuất chủ trương, biện pháp chấn chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của quản lý thị trường.

2- Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường; xây dựng các phương án, kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực được phân công.

3- Trực tiếp thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

4- Giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể trong hoạt động thực thi công vụ; kiến nghị với cấp có thẩm quyền các biện pháp hành chính để phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm;

5- Thực hiện việc thiết lập, lưu giữ, chuyển giao hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường; bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo quy định;

6- Thống kê, tổng hợp tình hình, báo cáo kịp thời việc thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm theo quy định.

Phối hợp công tác

Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và phối hợp với các công chức khác triển khai công việc, làm đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao.

Thực hiện chế độ hội họp

Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

III. Tư vấn khóa ôn thi Tổng cục Quản lý thị trường