messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Mô tả công việc của Kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán Nhà nước đã chính thức tuyển dụng trong năm 2024 với 100 chỉ tiêu. Đây là số lượng chỉ tiêu lớn nhất trong những năm gần đây, cho thấy nhu cầu tuyển dụng công chức của cơ quan này đã tăng lên đáng kể.

1. Kiểm toán Nhà nước là gì?

Kiểm toán Nhà nước là cơ quan thực hiện thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Đây là một cơ quan độc lập, hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội, với nhiệm vụ đảm bảo minh bạch và hiệu quả trong quản lý tài chính công.

Kiểm toán Nhà nước được phân thành Kiểm toán nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán nhà nước khu vực. Cụ thể:

1.1. Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành

*) Khái niệm: Kiểm toán nhà nước chuyên ngành là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, thực hiện kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán ở trung ương và các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước.

*) Các đơn vị kiểm toán nhà nước chuyên ngành:

  • Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ia kiểm toán lĩnh vực quốc phòng;

  • Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib kiểm toán lĩnh vực an ninh, tài chính và ngân sách Đảng, hoạt động cơ yếu, dự trữ Nhà nước;

  • Kiểm toán nhà nước chuyên ngành II kiểm toán lĩnh vực ngân sách Trung ương của Bộ, ngành kinh tế tổng hợp;

  • Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III kiểm toán lĩnh vực ngân sách Trung ương của Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ;

  • Kiểm toán nhà nước chuyên ngành IV kiểm toán lĩnh vực đầu tư, dự án hạ tầng cơ sở;

  • Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V kiểm toán lĩnh vực đầu tư, dự án công nghiệp, dân dụng;

  • Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI kiểm toán các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước;

  • Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VII kiểm toán ngân hàng, các tổ chức tài chính.

1.2. Kiểm toán Nhà nước khu vực

*) Khái niệm: Kiểm toán nhà nước khu vực là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, thực hiện kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán ở địa phương và các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước.

*) Các đơn vị kiểm toán nhà nước khu vực:

  • Kiểm toán nhà nước khu vực I, trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội;

  • Kiểm toán nhà nước khu vực II, trụ sở đặt tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An;

  • Kiểm toán nhà nước khu vực III, trụ sở đặt tại Thành phố Đà Nẵng;

  • Kiểm toán nhà nước khu vực IV, trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh;

  • Kiểm toán nhà nước khu vực V, trụ sở đặt tại Thành phố Cần Thơ;

  • Kiểm toán nhà nước khu vực VI, trụ sở đặt tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh;

  • Kiểm toán nhà nước khu vực VII, trụ sở đặt tại Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái;

  • Kiểm toán nhà nước khu vực VIII, trụ sở đặt tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa;

  • Kiểm toán nhà nước khu vực IX, trụ sở đặt tại Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang;

  • Kiểm toán nhà nước khu vực X, trụ sở đặt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên;

  • Kiểm toán nhà nước khu vực XI, trụ sở đặt tại thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá;

  • Kiểm toán nhà nước khu vực XII, trụ sở đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk;

  • Kiểm toán nhà nước khu vực XIII, trụ sở đặt tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN VÀ ÔN THI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 2024 TẠI ĐÂY

2. Kiểm toán Nhà nước làm công việc gì?

2.1. Công việc của KTNN chuyên ngành

  • Nắm tình hình quản lý tài chính công: Xây dựng kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán tài chính, tài sản của các đơn vị thuộc phạm vi kiểm toán.

  • Thực hiện kiểm toán: Kiểm toán các nội dung quy định và sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ của đơn vị có liên quan.

  • Chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán: Duyệt biên bản, báo cáo kiểm toán trước khi trình lên Tổng Kiểm toán Nhà nước.

  • Báo cáo kiểm toán: Lập báo cáo kiểm toán các hoạt động theo từng lĩnh vực phụ trách và trình lên các cá nhân có thẩm quyền.

  • Tổng hợp kết quả kiểm toán: Báo cáo kết quả kiểm toán và thực hiện các kiến nghị kiểm toán hàng năm.

  • Kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia: Thực hiện kiểm toán theo kế hoạch được duyệt.

  • Tham gia công tác ngân sách nhà nước: Chuẩn bị ý kiến về dự toán, phân bổ và quyết toán ngân sách nhà nước.

  • Quyền hạn trong kiểm toán: Yêu cầu cung cấp thông tin, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán, đề xuất xử lý sai phạm, trưng cầu giám định khi cần thiết.

  • Xây dựng quy trình và chuẩn mực kiểm toán: Tham gia xây dựng và đề xuất hoàn thiện các chuẩn mực, quy trình kiểm toán.

  • Quản lý hồ sơ kiểm toán: Bảo đảm bảo mật thông tin, hồ sơ, và kết quả kiểm toán.

  • Quản lý tổ chức, nhân sự và tài sản: Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, và báo cáo kết quả hoạt động của đơn vị.

  • Thực hiện các nhiệm vụ khác: Thực hiện các nhiệm vụ được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao hoặc ủy quyền.

2.2. Công việc của Kiểm toán Nhà nước khu vực

  • Nắm tình hình tài chính địa phương: Quản lý ngân sách, đầu tư, và doanh nghiệp nhà nước; xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm và đề xuất kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương.

  • Thực hiện kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia: Theo kế hoạch đã được phê duyệt và giao.

  • Sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ: Sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ và chịu trách nhiệm về việc sử dụng này.

  • Xét duyệt báo cáo kiểm toán: Duyệt biên bản, báo cáo kiểm toán trước khi trình Tổng Kiểm toán Nhà nước.

  • Tổng hợp kết quả kiểm toán: Báo cáo kết quả kiểm toán và thực hiện các kiến nghị.

  • Tham gia ý kiến về ngân sách nhà nước: Chuẩn bị ý kiến về dự toán và phân bổ ngân sách trung ương.

  • Kiểm tra báo cáo quyết toán ngân sách: Làm rõ các vấn đề liên quan đến quyết toán ngân sách địa phương khi cần.

  • Quyền hạn trong kiểm toán: Yêu cầu cung cấp thông tin, kiểm tra thực hiện kiến nghị, đề xuất xử lý sai phạm, và đề nghị trưng cầu giám định chuyên môn.

  • Xây dựng quy trình kiểm toán: Tham gia xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực, quy trình kiểm toán.

  • Quản lý hồ sơ và bí mật thông tin: Đảm bảo bí mật tài liệu và kết quả kiểm toán.

  • Quản lý tổ chức và nhân sự: Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, và báo cáo kết quả công tác.

  • Quản lý tài chính và tài sản: Quản lý kế toán, quyết toán kinh phí, và sử dụng tài sản theo quy định.

  • Thực hiện nhiệm vụ khác: Thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

3. Lộ trình chinh phục Kiểm toán Nhà nước 2024

Kiểm toán Nhà nước được nhiều ứng viên đánh giá là cơ quan công chức tuyển dụng gắt gao và thi khó nhất. Để chinh phục vị trí công chức Kiểm toán Nhà nước, ứng viên cần quyết tâm và ôn tập có phương pháp càng sớm càng tốt.

UB Academy giới thiệu đến bạn hệ thống học tập thông minh, đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp kết hợp với bộ tài liệu được UB biên soạn lại giúp học viên dễ học - dễ nhớ - sẵn sàng trở thành công chức Kiểm toán Nhà nước trong thời gian sớm nhất.

Lộ trình học giúp bạn:

  • Nắm chắc hiểu biết chung về Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

  • Hệ thống kiến thức chung các văn bản pháp luật

  • Cung cấp các kiến thức về chuyên viên nghiệp vụ, giúp các ứng viên nắm rõ các thông tư về các chương luật, thông tư quan trọng

Đăng ký tư vấn và sẵn sàng học ngay tại đây:

 

Đợt tuyển dụng công chức Kiểm toán Nhà nước 2024 là cơ hội lớn cho những ai đam mê ngành kiểm toán. Với môi trường làm việc chuyên nghiệp, cơ hội thăng tiến rõ ràng và chế độ phúc lợi tốt, đây chắc chắn sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho sự nghiệp của bạn. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và nộp hồ sơ ngay để không bỏ lỡ cơ hội này!