messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Mẫu Đơn Xin Viết Tay Ngành Ngân Hàng Chuẩn Chỉnh

Ngân hàng là một nghề được đánh giá có mức độ cạnh tranh tương đối lớn. Trong quá trình ứng tuyển qua các vòng thi, bạn sẽ phải đối mặt với hàng ngàn ứng viên khác nhau. Để nâng cao khả năng trúng tuyển của bản thân, bạn cần có những bí kíp khiến mình nổi bật. Và một lá đơn xin việc viết tay là một lựa chọn không tồi. Thông qua lá đơn xin việc viết tay, Nhà tuyển dụng không chỉ có thể đánh giá thái độ của bạn, mà còn nắm bắt được phần nào phẩm chất của bạn. Đừng bỏ qua những mẫu đơn xin việc viết tay ngành Ngân hàng chuẩn nhất dưới đây. 

Mẫu đơn xin việc viết tay ngành Ngân hàng

1. Tại sao nên sử dụng mẫu đơn xin việc viết tay?

Với một lá đơn viết tay, nhà tuyển dụng có thể hiểu nhiều điều về bạn:

  • Mẫu đơn xin việc viết tay hay sẽ đánh giá được ai là người có kỹ năng viết tốt.
  • Ở hầu hết các công ty lớn, họ đánh trượt các ứng cử viên với 1 lý do hết sức đơn giản đó là mẫu đơn xin việc làm viết tay của họ quá kém hoặc đi copy.
  • Nhiều nhà tuyển dụng sẽ dựa vào nét chữ và văn phong của bạn trong mẫu đơn xin việc viết tay để đánh giá tính cách bạn có phù hợp với tính chất công việc không.

2. Kết cấu mẫu đơn xin việc viết tay

Bên cạnh việc sử dụng các loại đơn xin việc điền từ form có sẵn hoặc thiết kế thì đơn xin việc viết tay cũng là một trong những lựa chọn được nhiều ứng viên tin tưởng. Nếu như bạn đang có ý định lựa chọn hình thức này thì mẫu đơn xin viết tay của bạn cần đảm bảo những nội dung sau:

  • Quốc hiệu – Tiêu ngữ;
  • Tên lá đơn (ĐƠN XIN VIỆC);
  • Kính gửi những cá nhân/ tập thể có liên quan;
  • Giới thiệu bản thân (Tên, Ngày tháng năm sinh, Số căn cước công dân, Địa chỉ thường trú,…);
  • Cách thức và thời điểm bạn xem được thông tin tuyển dụng của Ngân hàng;
  • Trình bày rõ những thông tin liên quan đến công việc trước đó của bạn. Những kinh nghiệm mà bạn tích lũy được trước khi xin vào Ngân hàng. Các nhà tuyển dụng sẽ để ý hơn những người đã có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trước đó;
  • Nêu rõ điểm mạnh của bản thân và lý do bạn cảm thấy bản thân phù hợp với vị trí Ngân hàng đang tuyển dụng;
  • Lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng;
  • Cung cấp thông tin liên lạc đầy đủ như số điện thoại, email, địa chỉ ở cuối mẫu đơn xin việc viết tay.

Đồng thời, hãy gửi mẫu đơn xin việc viết tay của bạn kèm với thư giới thiệu, bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận có liên quan.

3. Các mẫu đơn viết tay tham khảo

Mẫu đơn xin việc viết tay ngành Ngân hàng

Mẫu đơn xin việc viết tay cho ứng viên ứng tuyển Ngân hàng TMCP Vietcombank

Mẫu đơn xin việc viết tay ngành Ngân hàng

Mẫu đơn xin việc viết tay ngành Ngân hàng

Download thêm các mẫu đơn xin việc viết tay khác:

4. 6 lưu ý khi đặt bút viết đơn xin việc viết tay

Để có thể ghi chọn được ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng thì khi sử dụng đơn xin việc viết tay, các ứng viên cần phải lưu ý một số những điều sau đây:

Mẫu đơn xin việc viết tay ngành Ngân hàng

  • Cẩn thận về mặt chữ viết

Người xưa có câu “Nét chữ nét người” có hàm ý rằng thông qua nét chữ của một con người thì có thể đánh giá qua được về bản chất của con người đó. Chính vì thế khi viết đơn xin việc viết tay thì bạn phải rất quan trọng về yếu tố chữ viết. Bạn phải thật cẩn thận trong từng câu chữ để không biến việc này trở thành yếu điểm của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn hãy chắc chắn rằng nét chữ của bạn phải có khả năng tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng thì hãy lựa chọn hình thức viết tay.

Việc rèn luyện chữ viết không chỉ giúp cho con người có thể tu tâm dưỡng tính mà còn có thể xây dựng được đức tính kiên trì. 

  • Sắp xếp bố cục đơn xin việc viết tay hợp lý

Không một nhà tuyển dụng nào lại muốn đọc một đơn xin việc không có bố cục hợp lý và sắp xếp một cách bừa bãi. Vậy thì câu hỏi được đặt ra là làm cách nào để đơn xin việc viết tay của bạn có thể khác biệt so với những đơn xin việc khác. Bạn có thể sáng tạo và biến hóa theo sở thích nhưng vẫn phải tuân thủ một số các quy tắc sau đây:

  • Tên vị trí bạn muốn ứng tuyển: Bạn cần nêu rõ mong muốn của mình rằng bạn đang muốn ứng tuyển vào vị trí nào. Như vậy thì nhà tuyển dụng mới biết rằng bạn có thực sự yêu thích và nắm rõ về công việc này hay không.
  • Nguyện vọng khi ứng tuyển: Khi ứng viên thể hiện được suy nghĩ và tính cách của mình để chinh phục nhà tuyển dụng bằng cách nói ra nguyện vọng và mong muốn cống hiến cho công ty thì sẽ dễ gây điều thiện cảm.
  • Kinh nghiệm làm việc trong quá khứ: Đây là phần bạn có thể chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng với những kinh nghiệm và kỹ năng từ trước đó thì bạn hoàn toàn phù hợp cho vị trí ứng tuyển luật này. Đừng quên khéo léo đan xen thêm một số những điểm mạnh của mình để tạo ấn t nhé.
  • Để lại các thông tin cá nhân: Bạn là ứng viên và bạn cần phải chủ động trong việc liên hệ. Chính vì thế bạn hãy trực tiếp để lại các thông tin cá nhân của mình để nếu như bạn có trúng tuyển thì các nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng liên hệ hơn.
  • Lời cảm ơn và chữ ký để đảm bảo: Một lời cảm ơn các nhà tuyển dụng sau khi đã đọc đơn xin việc viết tay của bạn sẽ thể hiện được độ chuyên nghiệp và sự lịch sự. Đây có thể sẽ trở thành một cơ hội giúp bạn có thể vào được vòng phỏng vấn.
  • Sử dụng giấy A4 để viết đơn xin việc

So với các loại giấy khác thì giấy A4 chính là sự lựa chọn tốt nhất nếu như bạn muốn viết đơn xin việc viết tay. Tốt nhất là bạn nên sử dụng giấy trắng hai mặt và có độ dày vừa phải. Không nên sử dụng loại quá mỏng vì sẽ gây ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng.

Ngoài ra bạn nên tránh hoàn toàn các loại giấy tập học sinh. Cuối cùng là bạn cần phải ước lượng để khi viết luôn thẳng hàng và có bố cục cân bằng.

  • Lựa chọn màu mực cho phù hợp

Bạn có thể lựa chọn màu mực xanh hoặc màu mực đen để viết đơn xin việc viết tay. Thực tế thì màu mực không quá quan trọng nhưng chỉ nên sử dụng một màu mực và đừng bao giờ dùng màu đỏ.

  • Viết tay sơ yếu lý lịch

Nếu như bạn đã quyết định đơn xin việc của mình được viết dưới hình thức viết tay thì tốt nhất là sơ yếu lý lịch cũng nên như vậy. Điều này có thể thể hiện rõ được sự tôn trọng và nghiêm túc của bạn dành cho nhà tuyển dụng.

  • Chú ý phần chính tả sau khi viết

Sau khi đã hoàn thành đơn xin việc viết tay của mình thì bạn cần phải đọc lại toàn bộ đơn một lần nữa để kiểm tra xem còn lỗi viết tắt hay lỗi chính tả nào hay không. Sau cùng thì mới bỏ vào phong thư cẩn thận để gửi lại cho nhà tuyển dụng.

Trên đây là các mẫu đơn xin việc viết tay do UB Academy tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những kiến thức cơ bản này sẽ giúp bạn gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng trong đợt tuyển dụng các Ngân hàng sắp tới. Đừng quên theo dõi tin tức của UB AcademyDiễn đàn U&Bank để cập nhật những thông tin, xu hướng mới nhất ngành Ngân hàng.

Tham khảo thêm bài viết email gửi CV chuẩn chỉnh.