messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Mẫu CV thực tập sinh chuẩn không thể bỏ qua

Các bạn sinh viên mới ra trường luôn cần chuẩn bị cho mình một mẫu CV Thực tập sinh thật chuyên nghiệp. Vị trí thực tập sinh thường không yêu cầu quá khắt khe, nhưng đó cũng chính là yếu tố khiến bạn “vò đầu bứt tai” nghĩ cách khiến CV của mình nổi bật trong hàng ngàn bộ CV khác. Bài viết này sẽ cung cấp mẫu CV ứng tuyển thực tập sinh chuẩn chỉnh cho bạn. 

Hướng dẫn viết mẫu CV thực tập sinh chuẩn

Một bản CV cần chứa những thông tin cơ bản để người tuyển dụng có thể dựa vào đó và đánh giá năng lực cũng như tính phù hợp của ứng viên. Vậy nên, khi viết CV ứng tuyển các vị trí, đặc biệt là vị trí thực tập sinh, bạn hãy đảm bảo mình đã nêu đủ các thông tin như: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng chuyên môn, …

CV thực tập sinh

Thông tin cá nhân trong CV thực tập sinh

Phần thông tin cá nhân trong CV thực tập bao gồm: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; hình ảnh bản thân; địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ thường trú. 

Có một số điều cần lưu ý khi viết mục thông tin này như sau:

Số điện thoại, địa chỉ email: Cần chính xác, cụ thể. Hãy điền một địa chỉ email nghiêm túc, thường xuyên sử dụng; vì đây đều là những công cụ giúp nhà tuyển dụng liên lạc với bạn để hỏi thêm thông tin hoặc thông báo trúng tuyển. 

Hình ảnh bản thân: Khi cập nhập hình ảnh cá nhân bạn cũng cần lưu ý; lựa chọn những hình ảnh trực diện khuôn mặt, ảnh chất lượng tốt; tuyệt đối không sử dụng hình ảnh của người khác để làm hình ảnh cá nhân của mình.

Mục tiêu nghề nghiệp

Đây sẽ là mục mà nhà tuyển dụng dựa vào để đánh giá xem bạn có hợp với định hướng phát triển của công ty hay không. Bạn nên đưa những mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn đang ứng tuyển; không nhất thiết phải đưa ra những mục tiêu dài hạn viển vông mà không thể thực hiện được. Độ dài thích hợp nhất trong mục này giao động từ 3 – 5 dòng. 

Mục tiêu nghề nghiệp càng cụ thể, rõ ràng; CV càng dễ lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. 

Trình độ học vấn

Nếu bạn là người chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong công việc thì trình độ học vấn của bạn sẽ trở thành cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá và quyết định có lựa chọn bạn hay không. 

Trong CV, bạn hãy ưu tiên những bằng cấp cao nhất ví dụ như cao đẳng/đại học, trong danh mục này bạn chỉ cần nêu ra mốc thời gian, chuyên ngành và trường bạn đang theo học.

Kinh nghiệm làm việc trong CV thực tập sinh

Đối với vị trí thực tập sinh, bạn có thể không có quá nhiều kinh nghiệm làm việc. Nhưng đừng lo, hãy học cách che dấu khuyết điểm này trên CV của mình. 

Cách viết kinh nghiệm trong CV thực tập sinh thông minh đó là; liệt kê một số công việc làm thêm và một số thành tích bạn đạt được trong quá trình học tập và đi làm. Bạn cũng nên ngầm thể hiện được rằng mình đã nhận được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng quý báu trong một số công việc làm thêm ngoài giờ; hay các hoạt động ngoại khóa lúc còn đi học tại trường đại học/ cao đẳng.

CV thực tập sinh

Kỹ năng làm việc

Tùy thuộc vào từng yêu cầu của nhà tuyển dụng; mỗi kỹ năng sẽ phù hợp với từng vị trí ngành nghề và công việc khác nhau. Vì vậy, để giúp CV xin thực tập của bạn ấn tượng, thu hút được nhà tuyển dụng thì bạn cần phải cần quan tâm đến những kỹ năng mà công việc đang ứng tuyển cần và những kỹ năng bạn đang sở hữu. 

Đừng quên trình bày điểm mạnh điểm yếu trong CV. Có một tip nho nhỏ cho các bạn khi viết điểm mạnh, điểm yếu của mình đó là: hãy viết những điểm mạnh của bản thân mà công ty cần và những điểm yếu mà công ty không quá quan tâm. Nhưng hãy đảm bảo cải thiện điểm yếu sau khi được nhận việc. 

Những điều cần lưu ý khi viết mẫu CV thực tập sinh chuẩn

Sau khi đã nắm chắc những kiến thức và kinh nghiệm viết CV trên đây; bạn đừng quên ghi nhớ một số lưu ý sau trong quá trình viết CV thực tập sinh:

  • Hãy trình bày ngắn gọn, súc tích nhưng đảm bảo đầy đủ và chính xác. 
  • Lấy kỹ năng của bản thân để che đi sự thiếu sót trong kinh nghiệm làm việc. Hãy thể hiện sự cầu thị của bản thân.
  • Kiểm tra lỗi chính tả kỹ càng trước khi gửi CV tới nhà tuyển dụng.

Trên đây là mẫu hướng dẫn viết CV thực tập sinh; và những điều bạn cần lưu ý khi viết CV và gửi email đến nhà tuyển dụng. Hy vọng những chia sẻ này từ UB Academy sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về một chiếc CV ứng tuyển vào vị trí bạn mong muốn!