Có thể bạn sẽ quan tâm
Lãi suất thả nổi là gì? Cách tính và ví dụ cụ thể?
Lãi suất thả nổi là gì là lãi suất thay đổi theo thời gian và biến động của thị trường. Khi mức lãi cơ sở cao hơn, lãi suất thả nổi cũng tăng theo và ngược lại.
Lãi suất thả nổi là gì?
Có thể hiểu đơn giản lãi suất thả nổi sẽ phụ thuộc vào lãi suất cơ sở. Một khi lãi suất cơ sở tăng dẫn tới lãi suất thả nổi đồng loạt tăng và ngược lại. Yếu tố này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến các khoản vay hoặc tiết kiệm của bạn.
Lãi suất thả nổi sẽ được ngân hàng điều chỉnh theo định kỳ
Ngoài ra lãi suất thả nổi cũng sẽ được sử dụng trong những hợp đồng vay ngắn hạn hoặc theo tài sản đảm bảo. Nếu khoản vay của gia đình hay cá nhân dài hạn, người vay đa số lựa chọn khóa lãi suất ở một mức cố định. Theo đó giá trị sẽ áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định để tránh biến động lãi suất thị trường.
Bên cạnh đó lãi suất thả nổi cũng mang tính linh hoạt và thích ứng nhanh với biến đổi của thị trường tài chính. Điều này cũng đồng nghĩa với một số rủi ro tiềm ẩn có thể xảy đến. Ví dụ như khả năng mức lãi suất thay đổi và ảnh hưởng đến việc trả nợ hoặc lợi nhuận đầu tư.
Vậy nên việc hiểu rõ khái niệm lãi suất cho vay thả nổi là gì và yếu tố tác động rất quan trọng. Đặc biệt là khi bạn tham gia vào các giao dịch tài chính liên quan đến lãi suất.
Cách tính lãi suất thả nổi
Công thức tính lãi suất thả nổi tại các ngân hàng/tổ chức hiện được áp dụng như sau:
Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất.
Lãi thả nổi là gì được hiểu là giá trị không cố định và biến động theo thị trường
Trong đó:
- Lãi suất cơ sở hay còn gọi lãi suất tham khảo/tham chiếu. Về bản chất lãi suất cố định do Ngân hàng Trung ương quy định. Do đó lãi suất tham chiếu sẽ dựa trên lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, 13 hoặc 24 tháng và lĩnh lãi cuối kỳ.
- Biên độ lãi suất chính là mức điều chỉnh của ngân hàng hay tổ chức tài chính. Theo đó chúng có tác dụng điều chỉnh lãi suất theo thị trường tài chính hiện tại. Nội dung này sẽ được quy định và ghi rõ ở hợp đồng vay. Thậm chí chúng còn được tính bằng sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.
- Cách tính tiền lãi với lãi suất thả nổi: Ở thời gian đầu áp dụng lãi suất cố định, số tiền lãi được tính như sau: Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền vay x Lãi suất cố định.
Khi đã kết thúc mức lãi suất ưu đãi, tiền lãi hàng tháng lại được áp dụng theo lãi suất thả nổi. Theo đó, tiền lãi phải trả hàng tháng = Số tiền vay x Lãi suất thả nổi.
Những ví dụ cụ thể về cách tính lãi suất thả nổi
Với lãi suất thả nổi cũng có những quy định riêng về công thức tính. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể giúp bạn hình dung rõ hơn về lãi suất thả nổi là gì?
Ví dụ 1:
Bên A đã vay thế chấp ngân hàng với số tiền là 30 triệu đồng. Thời hạn vay của anh A là 2 năm, cụ thể trong 6 tháng đầu, mức lãi suất là 0.75%/ tháng. Từ tháng thứ 7 trở đi, lãi suất sẽ tăng lên 1%/ tháng.
Khi lãi suất thị trường giảm đồng nghĩa với việc tiền lãi cũng giảm theo
Như vậy nếu hiểu lãi suất thả nổi bạn sẽ biết số tiền lãi mỗi tháng anh A phải trả. Đối với 6 tháng đầu tiên, mức tính là: 30 triệu đồng * 0,75% = 225.000 đồng. Bên cạnh đó số tiền lãi hàng tháng bên A phải trả từ tháng thứ 7: 30 triệu đồng * 1% = 300.000 đồng.
Ví dụ 2
Bạn vay thế chấp hàng tháng một số tiền là 20 triệu đồng theo lãi suất 0,7%/tháng. Mức phí này sẽ áp dụng trong vòng 6 tháng đầu. Chỉ sau 6 tháng đó lãi suất sẽ được áp dụng thuộc lãi suất thả nổi.
Vậy khoảng 6 tháng đầu tiên, mỗi tháng bạn phải đóng số tiền lãi tính như sau: 20 triệu đồng/24 tháng + 20 triệu đồng x lãi 0,7%.
Ở những tháng này số tiền lãi phải đóng cũng không quá cao. Tuy nhiên vào 6 tháng tới số tiền đóng cũng chưa xác định cụ thể.
Dễ thấy, giá trị này có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức lãi trước đó. Trong trường hợp vay trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới số tiền phải trả. Vậy hiểu bản chất lãi suất thả nổi sẽ giúp cá nhân, tổ chức tính chính xác hơn số tiền phải đóng hàng tháng.
Tóm lại lãi suất thả nổi là lãi suất thay đổi theo thời gian và biến động của thị trường. Khi mức lãi cơ sở cao hơn, lãi suất thả nổi cũng tăng theo và ngược lại. Hãy theo dõi UB Academy để biết thêm các phân tích hay về ngân hàng bạn nhé!