Có thể bạn sẽ quan tâm
Kinh nghiệm phỏng vấn VietinBank – Vị trí Quan hệ Khách hàng
- 1. Những điều bạn cần chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn
- 1.1 Về hình thức khi đi phỏng vấn
- 1.2 Cách ăn mặc, trang phục
- 1.3 Về tác phong
- 2. Những kiến thức khi phỏng vấn ở ngân hàng Vietinbank
- 2.1 Tìm hiểu về ngân hàng Vietinbank
- 2.2 Các kiến thức về pháp luật
- 2.3 Các kiến thức, hiểu biết xã hội
- 3. Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn ngân hàng
- 4. Một số kỹ năng khi đi phỏng vấn ngân hàng Vietinbank
Để phỏng vấn tốt vị trí quan hệ khách hàng tại ngân hàng VietinBank UB Academy khuyên bạn nên có sự chuẩn bị thật chu đáo để có được cơ hội thành công cao nhất. Cùng theo dõi ngay những kinh nghiệm đi phỏng vấn trong nội dung bài viết sau
1. Những điều bạn cần chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn
Bạn cần chuẩn bị những gì trước buổi phỏng vấn?
Để buổi phỏng vấn được thành công tốt đẹp, người đi phỏng vấn cần có sự đầu tư và chuẩn bị tốt nhất. Muốn thuyết phục được nhà tuyển dụng trước hết bạn cần đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng để tự mình đặt ra những yêu cầu và buộc bản thân phải thực hiện được. Dưới đây là các yếu tố quan trọng hàng đầu mà bạn cần chuẩn bị:
1.1 Về hình thức khi đi phỏng vấn
Hãy nhớ rằng, vị trí mà bạn ứng tuyển là vị trí quan hệ khách hàng, vì thế nên hình thức, tác phong và thần thái là những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt. Bạn cần tập luyện và thể hiện bản thân thật tốt để ngay từ dấu ấn đầu tiên đã “ghi điểm” với Ban lãnh đạo, những người tuyển dụng.
Những yếu tố gây ấn tượng ban đầu bao giờ cũng rất quan trọng. Và đây là những việc bạn cần chuẩn bị khi bước vào buổi phỏng vấn
1.2 Cách ăn mặc, trang phục
Môi trường làm việc ở ngân hàng không giống với các môi trường làm việc tự do khác, vì thế, hãy chuẩn bị cho mình bộ trang phục công sở đẹp nhất, giặt ủi thẳng thớm, tho tho và thật sẵn sàng cho buổi phỏng vấn.
- Đối với nam
Trang phục chuẩn nhất là quần tây đen, xanh đen, áo sơ mi trơn dài tay sơ vin chỉnh tề. trơn dài tay, thắt caravat, thắt lưng. Có thể thêm chiếc áo vest bên ngoài để tăng thêm độ chỉn chu, lịch lãm. Kèm theo các phụ kiện như các phụ kiện như có thể thêm đồng hồ.
Về gương mặt, nên cắt tóc, cạo râu cho gọn gàng sạch sẽ. Có thể dùng gel tạo nếp cho mái tóc được chỉn chu nhất có thể. Tuyệt đối không để ấn tượng ban đầu trong mắt người phỏng vấn với hình ảnh luộm thuộm, cơ thể bốc mùi hoặc dùng mùi hương nước qua quá nồng, hắc. Nếu dùng nước hoa, nên chọn mùi trung tính và loại nhẹ.
- Đối với nữ
Trang phục đẹp nhất cho nữ ở môi trường ngân hàng là sơ mi trắng tay dài mang cùng chân váy, bên ngoài có thể mang cùng với vest (nếu trời lạnh/se lạnh). Nên chọn chân váy dài quá đầu gối một chút và chọn loại ôm để tôn dáng và vẫn giữ được sự lịch sự, gọn gàng.
Với phái đẹp, việc make up không thể thiếu, tuy nhiên khi đi phỏng vấn vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng ở ngân hàng bạn chỉ nên make up thật nhẹ nhàng. Toát lên vẻ đẹp của sự chỉn chu, chuyên nghiệp nhưng không quá dữ và lòe loẹt.
Trang phục cần được chuẩn bị từ đêm hôm trước, là cho thật phẳng phiu. Tránh những chiếc áo váy quá hở hang, nhiều màu sắc hoặc dùng các phụ kiện hầm hố, không phù hợp với môi trường công sở vốn nguyên tắc như ngân hàng.
Về mái tóc, các bạn nữ có thể tạo kiểu nhẹ nhàng hoặc buộc cao, búi lên gọn gàng để lộ gương mặt thanh tú, thần thái tự tin nhất.
1.3 Về tác phong
- Khi bước vào căn phòng có hội đồng phỏng vấn đầu tiên bạn phải cúi chào.
- Khi đóng cửa chú ý không quay lưng về phía ban lãnh đạo.
- Khi kéo ghế ngồi nên cúi đầu nhẹ và nhấc ghế tránh để tiếng ồn
- Đi thẳng, bước đi tự tin, chắc chắn, hơi ưỡn người về phía trước.
- Gương mặt để lộ nụ cười tự nhiên và sự tươi tắn trong quá trình phỏng vấn.
- Khi đưa hồ sơ lưu ý thể hiện tác phong lịch sự, tôn trọng, tránh các thái độ cộc lốc, thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng trong lời nói và cả hành vi.
- Trong suốt quá trình phỏng vấn nên giữ tư thế ngồi thẳng, tạo sự thoải mái cho bản thân, không nên quá gượng ép.
2. Những kiến thức khi phỏng vấn ở ngân hàng Vietinbank
Hãy tìm hiểu những thông tin về ngân hàng Vietinbank
Chắc hẳn bạn nghe nhiều đến câu: “Nhập gia tùy tục”, bước chân vào một môi trường làm việc trước hết chúng ta cần tìm hiểu về những quy định, nề nếp của môi trường đó để có sự điều chỉnh bản thân cho phù hợp nhất.
Nếu ứng tuyển vào ngân hàng Vietinbank bạn cần chú ý những điều sau:
2.1 Tìm hiểu về ngân hàng Vietinbank
Đây là một trong những thông tin bạn nhất định phải nắm được trước ngày phỏng vấn:
- Tên logo, Slogan
- Lịch sử hoạt động, năm thành lập, sự biến động
- Sứ mệnh, mục tiêu, giá trị cốt lõi của ngân hàng
- Tên Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
- Những thông tin ngoài lề như các giải thưởng của ngân hàng, các vị Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng sẽ rất hữu ích
- Cơ cấu bộ máy, ban lãnh đạo VietinBank
- Tất cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân của VietinBank để thể hiện bạn có sự tìm hiểu kỹ càng và đầu tư cho vị trí công việc này.
- Nắm sơ lược thông tin cơ bản về các sản phẩm cho vay và các thông tin cơ bản như Lãi suất ngân hàng VietinBank hiện tại đang ở mức bao nhiêu?
- Nắm rõ hệ thống khung sản phẩm cơ bản hiện đang được triển khai tại Vietinbank.
Tất cả những dữ liệu tìm hiểu về ngân hàng sẽ giúp bạn có thêm nhiều nguồn thông tin để trả lời các câu hỏi phỏng vấn từ ban lãnh đạo. Sự chuẩn bị và hiểu biết về đơn vị của họ sẽ khiến bạn nổi bật, khác biệt và được đánh giá cao hơn.
2.2 Các kiến thức về pháp luật
Các văn bản pháp luật mà một Chuyên viên quản lý khách hàng cần biết:
- Luật các TCTD số 47/2010
- Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
- Thông tư 02/2013 quy định về Phân loại Nợ và trích lập dự phòng Rủi ro tín dụng
- Nghị định 163/2006/NĐ – CP Về giao dịch bảo đảm , Nghị định 102/2017 về Đăng ký Biện pháp bảo đảm
- Thông tư 36/2014, thông tư 06/2016 vừa ban hành ngày 27/5/2016 của NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD + Basel II
- Thông tư 07/2015 quy định về Bảo lãnh Ngân hàng
- Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005
- UCP600: Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ – Các khái niệm cơ bản:
- Hình thức cấp tín dụng
- Cho vay: Loại hình, Hình thức, Đối tượng không/hạn chế cho vay
- Quy trình cấp tín dụng
- Bảo lãnh
- Các phương thức TTQT, phương tiện TTQT (Hối phiếu, nhờ thu, L/C) – Quy trình bán hàng:
- Nội dung KHCN, KHDN mục tiêu
- Tìm hiểu sản phẩm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng VietinBank
- Kế hoạch tiếp cận Khách hàng
- Thẩm định KH gồm những yếu tố nào
- Chăm sóc sau bán hàng, kiểm soát sau bán,…
Trên đây là toàn bộ những kiến thức, hiểu biết liên quan đến pháp luật chuyên ngành và người Chuyên viên Quản lý khách hàng cần phải nắm vững.
2.3 Các kiến thức, hiểu biết xã hội
Tuy không nằm trong kiến thức chuyên ngành nhưng một điều cũng rất quan trọng đó chính là kiến thức xã hội liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đừng quên tìm kiếm các thông tin liên quan đến tình hình chung của các ngân hàng trên thị trường. Các đối thủ cạnh tranh của VietinBank, cách thức ứng tuyển, các vấn đề nổi cộm của xã hội…Tất cả những thông tin có thể tưởng chừng như không liên quan nhưng có thể được đặt ra các câu hỏi trong buổi phỏng vấn. Điều này thể hiện bạn là một ứng viên tiềm năng, nhạy bén với thời cuộc và có niềm đam mê, nhiệt huyết với công việc.
3. Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn ngân hàng
Chuẩn bị một tinh thần tự tin, phong thái tốt nhất khi đi phỏng vấn
Việc chuẩn bị trước câu trả lời cho những câu hỏi có thể gặp phải sẽ giúp bạn chủ động và tự tin hơn khi bước vào vòng phỏng vấn căng thẳng. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất khi đi phỏng vấn:
- Em biết gì về ngân hàng VietinBank?
- Tại sao em chọn ngân hàng VietinBank?
- VietinBank cổ phần hóa năm nào? Theo đánh giá của cá nhân em thì VietinBank là ngân hàng như thế nào?
- Các thành tích nổi bật của VietinBank trong thời gian vừa qua?
- Hãy cho biết về hệ thống chi nhánh của Vietinbank
- Tại sao anh/chị lại muốn ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng VietinBank?
- Em biết gì về công việc của 1 Chuyên viên quan hệ khách hàng ở VietinBank?
- Theo em tố chất/ kỹ năng/ điểm mạnh nào quan trọng nhất với công việc của một CV QHKH?
- Em có điểm gì đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc này?
- Cách triển khai kế hoạch triển khai công việc, nghiệp vụ cơ bản (hồ sơ KHCN, KHDN, thẩm định KHCN, KHDN,…)
- Tập ứng xử trước các tình huống của một CVQHKH
- Nếu ứng tuyển thành công, anh/ chị sẽ làm gì để tăng hình ảnh của VietinBank và làm tốt nhất công việc của mình?
- Trong thời gian gần đây hệ thống ngân hàng VietinBank có những hoạt động nào nổi bật?
- Ngân hàng VietinBank có những thế mạnh nào so với các đối thủ khác?
- Sự kiện ngành tài chính ngân hàng gần đây mà em quan tâm?
- Theo anh/ chị xu hướng phát triển của ngành ngân hàng ở Việt Nam hiện nay như thế nào
- Cơ hội và thách thức của việc sáp nhập ngân hàng?
4. Một số kỹ năng khi đi phỏng vấn ngân hàng Vietinbank
Hãy thể hiện bản thân thật tốt trong cuộc phỏng vấn
Bên cạnh các kiến thức chuyên ngành thì những kỹ năng mềm cũng quan trọng không kém. Bạn cần chuẩn bị trước các câu hỏi liên quan đến kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, lập kế hoạch, các tình huống ứng xử…
Ngoài ra, thái độ tốt cũng là điểm cộng rất lớn của các ứng viên trong mắt nhà tuyển dụng. Theo các nhà lãnh đạo, những người quản lý, nếu được lựa chọn họ vẫn ưu tiên chọn những bạn ứng viên có thái độ tốt, tinh thần cầu tiến, sự nghiêm túc trong công việc hơn là những bạn ứng viên giỏi nhưng thái độ không tốt. Kiến thức, kỹ năng chưa tốt có thể cải thiện, nhưng thái độ tiêu cực thì rất khó thay đổi.
Vì vậy, hãy luôn thể hiện thái độ vui vẻ, tích cực và cầu thị trước hội đồng phỏng vấn. Hãy chuẩn bị một bài giới thiệu về bản thân thật ấn tượng, trình bày trôi chảy và thật tự tin. Đừng quên chuẩn bị một bản CV xin việc chỉn chu, đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng nhé.
Một mẹo dành cho bạn ứng viên trước ngày phỏng vấn, hãy tập dợt tự hỏi tự trả lời trước gương, tập cười, tập giãn cơ miệng cơ mặt…Những điều này sẽ giúp bạn trở nên tự tin và có thần thái tốt nhất cho buổi phỏng vấn thật.
Khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn nên trả lời đúng trọng tâm, tránh lan man, dài dòng, không nên nói quá nhiều hoặc chen ngang lời của nhà tuyển dụng. Hãy nhớ rằng, nhà tuyển dụng đánh giá rất cao các ứng viên nhanh nhạy, nắm bắt vấn đề tốt và có thái độ cầu thị, tích cực.
Kết bài
Trên đây là những chia sẻ được tổng hợp từ kinh nghiệm thực tế của rất nhiều anh, chị trong nghề. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn tự tin hơn trong những buổi phỏng vấn vào vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng tại ngân hàng Vietinbank. Chúc các bạn sẽ một buổi phỏng vấn thành công!