Có thể bạn sẽ quan tâm
Kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng TMCP Bắc Á (BAB)
Giới thiệu chung
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á
Tên quốc tế: BAC A COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên viết tắt: BAC A BANK
Mã cổ phiếu: BAB
Vốn điều lệ (31/12/2022): 8.133.863.400.000 VND
Trụ sở chính: 117 Quang Trung, Phường Quang Trung, TP. Vinh, Tỉnh Nghệ An
Ngày thành lập: 17/09/1994
Website: https://www.baca-bank.vn/
Mạng lưới giao dịch của BAC A BANK tại ngày 31/12/2022 có 166 điểm giao dịch đang hoạt động phân bố tại 39 tỉnh thành trên cả nước trải dài từ Bắc đến Nam.
Tính đến 31/12/2022
- Tổng tài sản 128.794 tỷ đồng
- Tổng dư nợ cho vay khách hàng 94.121 tỷ đồng
- Tổng huy động vốn 115.888 tỷ đồng
- Lợi nhuận sau thuế 833 tỷ đồng
Cách thức tuyển dụng ngân hàng TMCP Bắc Á
- Ứng cử viên tìm kiếm cơ hội việc làm nộp hồ sơ trực tuyến tại website tuyendung.baca-bank.vn
- Gửi qua email: nhansu@baca-bank.vn
Lưu ý tiêu đề của email dự tuyển: Địa điểm _Vị trí ứng tuyển_Họ và tên (Ví dụ:CN_Hanoi_Giaodichvien_PhamThiA)
- Ngoài ra tuỳ từng chi nhánh sẽ thông báo tại trụ sở làm việc. Ứng cử viên sẽ nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua email được cung cấp.
Thi tuyển ngân hàng TMCP Bắc Á
Tuỳ vào giai đoạn, ngân hàng sẽ tổ chức tập trung hoặc không tập trung. Thi 1 vòng hoặc 2 vòng.
Vòng 1: thi tuyển, phỏng vấn tại chi nhánh: Giám đốc/phó Giám đốc, trưởng/phó phòng nghiệp vụ liên quan.
Vòng 2: thi tuyển, phỏng vấn trực tuyến với hội sở: phòng nhân sự, phòng ban liên quan vị trí thi tuyển.
Các câu hỏi thường gặp khi thi tuyển tại ngân hàng TMCP Bắc Á
1. Giới thiệu về bản thân. Nêu bật điểm yếu và điểm mạnh đang có, nhất là có phù hợp cho nghề ngân hàng không? Ví dụ: về giao tiếp, xây dựng mối quan hệ người khác.
2. Bạn đã hiểu gì về vị trí thi tuyển? Giao dịch viên/Quan hệ khách hàng/Thẩm định
3. Tại sao bạn lựa chọn ngân hàng TMCP Bắc Á mà không phải là ngân hàng khác? Anh/chị biết gì về chi nhánh ứng cử vào không? Nắm được tình hình kinh tế xã hội tại địa phương không?
4. Hỏi về kinh nghiệm làm việc tại nơi cũ, các thành tích đạt được. Có bị kỷ luật hay gì không?
5. Nếu là GDV/QHKH sẽ hỏi thêm số lượng khách hàng từng quản lý, dư nợ/số huy động từng quản lý.
6. Nếu là GDV/QHKH sẽ hỏi sâu cách thức tìm kiếm khách hàng. Kinh nghiệm trình hồ sơ vay vốn.
7. Nếu là vị trí thẩm định sẽ hỏi thẩm định giá sẽ dựa vào những phương pháp nào. Kinh nghiệm thẩm định hồ sơ.
8. Đưa ra các tình huống xử lý: hồ sơ khách hàng có nên đồng ý cho vay, khách hàng đòi hỏi lãi suất cao, cách tiếp cận và xử lý khi khách hàng từ chối không tham gia bảo hiểm nhân thọ,….
9. Tại sao anh/chị nghỉ việc nơi cũ?
10. Mức lương mong muốn của anh/chị?
11. Kế hoạch 1 năm 5 năm và 10 năm tới của anh chị?
12. Ngoài ra tuỳ từng vị trí, tuỳ hội đồng phỏng vấn sẽ hỏi hoặc không hỏi các nghiệp vụ chuyên sâu. Ví dụ: tính lãi vay cho một khoản vay phát sinh, tính lãi tiết kiệm khi sổ tiết kiệm chưa tới hạn, trái phiếu và sổ tiết kiệm khác nhau thế nào.
13. Bạn chấp nhận đi công tác không? Hoặc được điều chuyển làm việc tại các Phòng Giao Dịch?
Nhiều câu hỏi chuyên sâu về nghiệp vụ bạn có thể tìm kiếm thêm tại website của UBAcademy nhé.