messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Ngân Hàng – Góc Nhìn Sếp Bank

Bạn đã tham khảo rất nhiều kinh nghiệm phỏng vấn Ngân hàng từ trên mạng, người quen, bạn bè, đồng nghiệp, … nhưng bạn vẫn còn lăn tăn một số vấn đề? UB Academy sắp mang đến cho bạn những thông tin, kinh nghiệm từ chính những vị Sếp uy tín trong ngành Ngân hàng về việc phỏng vấn, thông qua bài viết tổng hợp dưới đây. 

1. Trước buổi phỏng vấn Ngân hàng

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Ngân Hàng – Góc Nhìn Sếp Bank

1.1. Tìm hiểu về Ngân hàng và vị trí ứng tuyển

Trước mỗi buổi phỏng vấn, bạn hãy dành thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu kỹ càng các thông tin về Ngân hàng và vị trí bạn ứng tuyển. Bạn hãy đảm bảo, bạn nắm chắc những thông tin cơ bản sau:

  • Hiểu rõ công việc cần phải làm là gì?
  • Hiểu rõ công việc đòi hỏi kiến thức kỹ năng gì?
  • Công việc có phù hợp với mình hay không?

1.2. Viết và nộp CV phỏng vấn Ngân hàng

CV là bộ mặt của bạn, là ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng về bạn. Hãy đảm bảo, CV của bạn phản ánh đúng con người và năng lực của bạn. 

Một số lưu ý khi viết và nộp CV, theo một số Sếp Bank chia sẻ:

  • Ngắn gọn, súc tích, không trình bày lan man dài dòng.
  • Trình bày đẹp, xuống dòng khi hết ý.
  • Tuyệt đối không sai chính tả.
  • Mô tả thông tin cụ thể, có số liệu chứng minh (thành tích kinh doanh thì tăng trưởng dư nợ bao nhiêu, làm back thì quản lý bao nhiêu nhân viên, bao nhiêu giao dịch/ ngày…).
  • Mô tả sở thích, tính cách phù hợp với vị trí được tuyển dụng. 
  • Trung thực: Mọi thông tin trong CV của bạn có thể là đầu mối để nhà tuyển dụng dựa vào và đặt câu hỏi. Đừng ghi những thông tin không đúng sự thật, tránh đến lúc bị hỏi nhưng không thể trả lời. 
  • Cũng không nên quá thật thà: “Đẹp khoe, xấu che” là điều dễ hiểu. Với những điểm yếu không ảnh hưởng đến công việc, bạn hoàn toàn có thể bỏ qua. 
  • Nhờ người quen nộp CV thì khả năng vào vòng phỏng vấn cao hơn rất nhiều.

2. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn Ngân hàng

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Ngân Hàng – Góc Nhìn Sếp Bank

Nếu bạn đã vượt qua vòng loại hồ sơ và được mời đến buổi phỏng vấn trực tiếp, bạn nên chuẩn bị thật tốt cho buổi làm việc này. 

Một số điều bạn cần lưu ý/ chuẩn bị cho buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng:

2.1. Chuẩn bị kiến thức

  • Tìm hiểu cụ thể các thông tin về công việc cần phải làm và chứng minh rằng mình phù hợp với vị trí này. 
  • Rà soát lại kiến thức, kỹ năng liên quan trực tiếp đến công việc (Cần hiểu sâu, nhớ lâu, không học thuộc và đọc như cái máy).
  • Các hiểu biết về tổ chức mình ứng tuyển: thông tin trên mạng, người quen, bạn bè, đồng nghiệp. Từ những nguồn đó, bạn có thể khai thác rất nhiều điều thú vị. Hoặc bạn có thể đến trực tiếp Ngân hàng để thử dịch vụ của họ, bán sẽ có nhiều thứ để nói trong buổi phỏng vấn.
  • Chuẩn bị bài thuyết trình theo yêu cầu. Thông thường, yêu cầu này dành cho một KHKD hay KH hành động. Muốn làm được, bạn cần có thời gian ít nhất là 2 tuần để tìm hiểu địa bàn, thị trường, các quy định, văn hóa kinh doanh của tổ chức… Làm đến nơi đến trốn, khả thi, thực tế, có chứng minh đàng hoàng.

2.2. Chuẩn bị những yếu tố phụ trợ

  • Chuẩn bị đầu tóc, trang phục phù hợp với vị trí, văn hóa của tổ chức: Không cần chải chuốt hàng hiệu, chỉn chu gọn gàng là được. Quan trọng là phù hợp, không phải là đẹp. Nếu bạn ăn mặc quá “lồng lộn”, nhà tuyển dụng sẽ e ngại rằng bạn có thể không lăn xả vì công việc. 
  • Chuẩn bị tâm lý thật tốt.
  • Chuẩn bị phong thái chuyên nghiệp tự tin, nhiệt tình và hào hứng.
  • Chuẩn bị sổ và bút để ghi chép.

Nếu bạn có thể chuẩn bị tốt được những yêu cầu trên, bạn đã nắm chắc 50% thành công ở buổi phỏng vấn. Còn lại tùy thuộc vào việc bạn thể hiện tốt tới đâu và cả vận may.

3. Trong buổi phỏng vấn Ngân hàng

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Ngân Hàng – Góc Nhìn Sếp Bank

Khi đến ngày phỏng vấn, bạn hãy đến trước giờ phỏng vấn ít nhất 15 phút. Điều này sẽ giúp bạn ổn định tâm lý, có thời gian chỉnh trang đầu tó,, trang phục và nhẩm lại một lượt những gì cần lưu ý. 

  • Bước vào phòng phỏng vấn: bắt tay không chặt cũng không quá lỏng lẻo. Mỉm cười và giao tiếp bằng mắt đều với cả hội đồng để đánh giá sơ bộ về họ và có ứng xử phù hợp.
  • Tự giới thiệu về mình ngắn gọn, tạo ấn tượng, đừng đợi hỏi.
  • Lắng nghe câu hỏi để hiểu đúng (nếu ko hiểu hỏi lại ngay, đừng trả lời bừa), suy nghĩ và trả lời, ghi lại nếu họ hỏi nhiều câu một lúc, tránh việc hỏi lại: “Anh/ Chị vừa hỏi gì ấy nhỉ?”
  • Trả lời với tốc độ vừa phải, giọng nói biểu cảm, ngắn gọn và súc tích.
  • Chia sẻ chân thực: Nhà tuyển dụng là người bạn cần chia sẻ thông tin để họ hiểu hơn về bạn. Bạn cần chia sẻ một cách đầy đủ, chân thực. Thông tin chia sẻ luôn hướng tới 3 mục đích: Mình có khả năng làm được việc đó, mình thích thú và đam mê với công việc đó, và mình là người phù hợp nhất.
  • Trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng theo công thức PAR, không “chém gió” vô căn cứ. 

Công thức PAR: Vấn đề (Problem) – hành động của bạn (Action) – kết quả thu được (Result). 

  • Đặt những câu hỏi phù hợp cho Hội đồng tuyển dụng, thể hiện ý thức cầu thị và ham học hỏi.
  • Kết thúc: Chào, bắt tay, đi ngang hoặc lùi ra cửa, đừng quay mông vào Hội đồng luôn. Nhớ đóng cửa nhẹ nhàng.

Kết luận

Nếu bạn chuẩn bị thật tốt trước khi phỏng vấn, và thể hiện xuất sắc trong buổi phỏng vấn, cơ hội được nhận công việc rất cao. Hãy tự nâng cơ hội trúng tuyển của mình lên cao bằng việc dành thời gian chuẩn bị sẵn sàng ứng phó mọi tình huống trong vòng phỏng vấn. UB Academy chúc bạn sẽ thành công trong buổi phỏng vấn tiếp theo nhờ những kinh nghiệm phỏng vấn Ngân hàng trên đây.