messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Giao Dịch Viên Ngân Hàng Thành Công

Giao dịch viên là một trong những vị trí được Ngân hàng tuyển dụng với số lượng chỉ tiêu lớn trong năm và được rất nhiều ứng viên quan tâm. Vị trí này yêu cầu cao về kỹ năng giao tiếp và xử lý linh hoạt nên ở vòng phỏng vấn rất nhiều ứng viên còn lo lắng làm sao để thể hiện tốt nhất trước mặt nhà tuyển dụng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về kinh nghiệm phỏng vấn vị trí Giao dịch viên, cùng tham khảo nhé

1. Chuẩn bị trước cho buổi Phỏng vấn giao dịch viên Ngân hàng

Phỏng vấn giao dịch viên Ngân hàng

Hầu hết các cuộc phỏng vấn đều không diễn ra đúng giờ mà thường muộn hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đến muộn và cuộc phỏng vấn chưa diễn ra thì cũng đừng vội mừng. Theo tiết lộ của một Trưởng phòng nhân sự thì họ sẽ quan sát bạn ngay khi bạn đặt chân tới ngân hàng, khi bạn ngồi chờ và cả khi bạn bước vào phòng phỏng vấn nữa. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên, đương nhiên rồi, hãy chuẩn bị thật kỹ và thật đẹp cho cuộc phỏng vấn nhé.

  • Luôn đi sớm 5 – 10 phút. Không chỉ tạo ấn tượng tốt, bạn còn có thêm thời gian vào WC và chỉnh sửa lại trang phục nữa.
  • Chỉ mặc đồ công sở (giầy tây – guốc 3-5cm, quần tây – váy, sơ mi trắng)
  • Không mang những thứ trang sức quá to, sắc nhọn
  • Không mang “trang sức lạ” (đặc biệt là vòng kim loại lớn)
  • Nữ nên trang điểm nhẹ và Nam nên cắt tóc gọn gàng, vuốt keo.

2. Các kỹ năng cần chuẩn bị tốt trước buổi phỏng vấn

Phỏng vấn giao dịch viên Ngân hàng

Hãy chuẩn bị đủ kỹ năng trước khi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng

Phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng thường có yêu cầu khá cao về các mặt tác phong, giao tiếp hay các kỹ năng chuyên môn. Vậy nên khi muốn đạt kết quả cao trong buổi phỏng vấn thì người ứng tuyển phải cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết.

2.1. Nâng cấp kỹ năng giao tiếp trôi chảy

Giao dịch viên là người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với khách hàng. Đây là vị trí đại diện bộ mặt của ngân hàng, thể hiện uy tín sự chuyên nghiệp văn hóa của doanh nghiệp. Vì vậy kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng người đảm đương vị trí này bắt buộc phải có.

Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, cải thiện giọng nói, ngữ điệu, ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt,… sẽ giúp người ứng tuyển chiếm được thiện cảm của người phỏng vấn. Đồng thời đây còn là “hành trang” giúp bạn chinh phục vị trí công việc hàng mong ước sau này.

Trước buổi phỏng vấn bạn có thể tập giới thiệu bản thân trước gương, chuẩn bị trước một số câu hỏi và tập nói, điều chỉnh cơ mặt, ánh mắt, nụ cười trước gương. Việc chuẩn bị trước cũng sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều.

2.2. Chuẩn bị các tình huống xảy ra và phương án giải quyết

Hãy chuẩn bị cho mình một khả năng ứng biến nhanh trong mọi tình huống để có thể thích ứng với môi trường làm việc tại ngân hàng. Hội đồng phỏng vấn có thể đặt ra các tình huống bất ngờ có thể xảy ra và bạn cần phải có đủ tự tin bình tĩnh để xử lý tình huống.

Bạn có thể tham khảo các tình huống và cách xử lý từ những anh chị là người quen đang làm việc tại Ngân hàng. Đối với bạn nào không có người quen có thể tham gia vào group U&Bank – Học & Làm nghề Ngân hàng đề hỏi và biết nhiều kinh nghiệm và câu chuyện trong nghề hơn nhé.

2.3. Kỹ năng ngoại ngữ

Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là một kỹ năng mà một giao dịch viên chuyên nghiệp cần có. Khi trao đổi với khách hàng, thực hiện các xử lý giao dịch, tài liệu chuyên môn, chứng từ quốc tế,…

Vậy nên khi phỏng vấn hội đồng cũng rất chú trọng khả năng tiếng Anh của ứng viên giao dịch viên. Bạn nên chuẩn bị tối thiểu là phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh để trả lời. Thông thường nếu phỏng vấn các ngân hàng như ngân hàng Vietcombank, các ngân hàng nước ngoài hoặc các Chi nhánh Ngân hàng hoạt động ở những thành phố có khách du lịch nước ngoài đông thì tiếng Anh là yếu tố cần thiết cho công việc ở vị trí Giao dịch viên.

3. Vào ngày Phỏng vấn

Đầu tiên đến ngân hàng, các bạn sẽ được yêu cầu ngồi đợi đến lượt phỏng vấn. Hãy tranh thủ nói chuyện làm quen và xin số điện thoại của các bạn cùng phỏng vấn nhé. Nếu bạn là người phỏng vấn sau, hãy hỏi thêm các câu hỏi của những ứng viên phỏng vấn trước để chuẩn bị thêm nhé. Cách này khá đơn giản nhưng rất hiệu quả đấy.

4. Bước vào phòng phỏng vấn

Trước khi bắt đầu tìm hiểu nội dung thông thường của một cuộc phỏng vấn với vị trí Giao dịch viên (một vị trí đòi hỏi nhiều ở sự nhẹ nhàng và nhẫn nại), theo Admin các bạn hãy quán triệt những nguyên tắc thế này:

  • Luôn luôn: dạ, vâng ạ…
  • Luôn luôn nhìn thẳng vào người phỏng vấn và gật gù mỗi khi họ nói.
  • Luôn luôn mở đầu cầu trả lời : “Dạ, theo em được biết thì/ theo ý kiến của em thì…” và nhớ cảm ơn sau mỗi góp ý của người phỏng vấn.

1. Câu đầu tiên luôn là em hãy giới thiệu về bản thân mình?

Các bạn chuẩn bị phần giới thiệu đầy đủ thông tin cá nhân và nêu được điểm mạnh, điểm yếu của bạn thân, lý do bạn thấy bạn phù hợp với vị trí GDV, kinh nghiệm làm việc liên quan,…. cuối phần giới thiệu thì đừng quên cảm ơn hội đồng phỏng vấn đã lắng nghe.

2. Em hiểu gì về vị trí Giao dịch viên?

Nếu bạn nào còn chưa hiểu về Giao dịch viên làm gì thì các bạn tham khảo bài viết này nhé: Giao dịch viên là gì?

Với câu này, bạn hãy làm bật lên 2 ý chính sau đây:

  • Vị trí giao dịch viên là bộ mặt của Ngân hàng và là một bộ phận quan trọng của Ngân hàng. (Sở dĩ như vậy vì người phỏng vấn bạn chắc chắn là một Trưởng/Phó phòng giao dịch. Bạn phải cho họ thấy bạn rất tôn trọng bộ phận của họ)
  • Những công việc chính của giao dịch viên. Cái này thì lại khá đơn giản, bạn có thể nêu những công việc chính sau: Giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, Hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ, Thực hiện các công việc khác được lãnh đạo yêu cầu…..

3. Câu thứ ba thường gặp là: Theo em, đức tính gì quan trọng nhất với một Giao dịch viên?

Khi gặp câu hỏi này, hãy trả lời một cách dứt khoát : Dạ, theo em thì đức tính quan trọng nhất của giao dịch viên là “Nhẫn nại”. Bởi lẽ, Giao dịch viên là người làm việc trực tiếp với khách hàng. Nếu không có sự nhẫn nại, Giao dịch viên không thể giải thích một cách tường tận cho khách hàng hiểu các sản phẩm, nghiệp vụ của Ngân hàng được.

Ngoài ra, theo em được biết thì Giao dịch viên là một công việc đòi hỏi phải đi sớm về muộn. Nếu không nhẫn nại, cần cù, chịu khó thì không thể đảm đương được ạ….

4. Câu nữa mà bạn hay bị hỏi là: Tại sao tôi lại nên chọn em?

Khi trả lời câu này, hãy nhớ một nguyên tắc sau: Không bao giờ phô trương những thành tích các bạn có. Người phỏng vấn đã cầm hồ sơ của bạn thì đương nhiên họ biết bạn có thành tích gì. Bạn chỉ cần chỉ cho họ thấy rằng: Bạn “phù hợp nhất” với công việc đó. Hãy trả lời thế này: Thưa anh, giao dịch viên là một công việc đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và chăm chỉ. Em thấy rằng yêu cầu đó rất phù hợp với tính cách của bản thân mình. Em tin là với sự chỉ dạy của anh chị, em sẽ làm tốt công việc này. Vì vậy em đã không chọn một vị trí khác mà chọn vị trí Giao dịch viên để ứng tuyển ạ.

5. Câu hỏi tình huống thực tế

Kiến thức vận dụng để trả lời cho các câu hỏi tình huống thực tế liên quan đến nghiệp vụ thì các bạn cần tìm hiểu sâu, học kỹ trước đó (UB có chia sẻ trong chuyên đề Giao dịch viên), hoặc bạn có thể học hỏi từ các anh chị đi trước. Liên quan đến nghiệp vụ thì chính xác, kèm theo đó không thể thiếu là thái độ thể hiện và cách thức bạn tư duy vấn đề.

Vì vị trí của các bạn là bộ mặt của NH nên hãy luôn giữ sự nhẹ nhàng và kiên nhẫn trong cách xử lý nhé. Nếu đó là một tình huống bạn chưa gặp bao giờ, hãy lễ phép xin khách hàng chờ đợi để bạn xin ý kiến cấp trên. Đừng bao giờ xử lý mà không biết chắc đúng hay sai.

5. Các câu hỏi chung về phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng

Phỏng vấn giao dịch viên Ngân hàng

Phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng bao gồm nhiều dạng câu hỏi

Chuẩn bị kỹ năng và các câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên là điều mà những ứng viên vị trí này luôn tìm hiểu trước các buổi phỏng vấn. Điều này sẽ giúp ứng viên có thêm ngôn từ, cách diễn đạt và tập dợt trước để có câu trả lời ổn và tự tin hơn.

Câu hỏi ở mỗi ngân hàng khi phỏng vấn khác nhau và giống như một đề thi có sự bảo mật và thay đổi. Tuy nhiên cũng tương tự như vậy chúng sẽ có những đặc điểm chung mà dựa trên đó chúng ta có thể khái quát về những nội dung liên quan có thể được hỏi.

Một số câu hỏi chung trong quá trình phỏng vấn thường gặp có thể kể đến như:

  • Em hãy giới thiệu đôi nét về bản thân mình?
  • Em hiểu biết gì về vị trí và công việc của giao dịch viên?
  • Tại sao em nghĩ mình phù hợp với vị trí công việc này?
  • Em hiểu gì về công việc của giao dịch viên?
  • Kỹ năng nào là quan trọng nhất đối với giao dịch viên?

Ngoài những câu hỏi mang tính chung chung này, hội đồng phỏng vấn sẽ hỏi thêm về các vấn đề chuyên môn, đặt ra các tình huống để bạn ứng xử. Với những câu hỏi mang tính nghiệp vụ, chuyên môn thì bạn cần thực hiểu rõ, có thể đọc thêm các tài liệu chuyên ngành hoặc các khóa học về nghiệp vụ.

6. Kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng về nghiệp vụ

Khi hội đồng phỏng vấn giao dịch viên thì ngoài các câu hỏi chung ra còn có các câu hỏi quan trọng hơn nữa là về nghiệp vụ. Ở vị trí này phải có sự hiểu biết và nắm bắt nhất định đối với hoạt động liên quan đến tài chính, ngân hàng, giao dịch.

Cùng UB Academy tham khảo vài câu hỏi về nghiệp vụ để có thêm kinh nghiệm cho mình:

Câu thứ nhất: Bạn biết gì về tình hình tài chính kinh tế hiện nay?

Nắm bắt tình hình giúp bạn sẵn sàng cho công việc của một giao dịch viên. Thông qua việc tìm hiểu tin tức, bạn có thể nhanh chóng có phán đoán của riêng mình để phục vụ công việc.

Có thể hỗ trợ tư vấn cho khách hàng, lường trước và giải quyết các tình huống đột xuất do biến động của thị trường có thể xảy ra.

Câu thứ hai: Làm sao để thu hút khách hàng với mức độ cạnh tranh ngày càng lớn?

Đây là một câu hỏi mà ứng viên thường nhận được khi tham gia phỏng vấn. Công việc nào đi nữa muốn phát triển thì cần có sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng.

Khi được đặt câu hỏi này bạn có thể trả lời theo hiểu biết của mình và theo một vài gợi ý sau: Đưa ra điểm mạnh để cạnh tranh với ngân hàng khác, về cải tiến dịch vụ, chăm sóc khách hàng, lãi suất, chính sách,…

Ngoài những câu hỏi này bạn cũng có thể tìm thêm bộ câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên mà UB Academy chia sẻ.

7. Tham khảo một số câu hỏi tình huống thực tế

  1. Giao dịch viên cần có những kỹ năng gì? Kỹ năng nào là quan trọng nhất?
  2. Bằng cách nào bạn sẽ lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng mình
  3. Bạn sẽ liên hệ với khách hàng để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng qua những kênh nào?
  4. Khách hàng đang sử dụng một thẻ ATM của ngân hàng X, nếu bạn tiếp thị khách hàng này mở thêm thẻ ATM của ngân hàng mình thì bạn sẽ làm thế nào?
  5. Có 3 người cùng đến rút tiền gấp đó là: 1 người già, 1 trẻ em, 1 người tàn tật. Bạn sẽ xử lý theo thứ tự như thế nào?
  6. Một khách hàng đến quỹ nộp tiền và không theo dõi quá trình kiểm đếm của nhân viên quỹ, sau khi nhân viên quỹ kiểm tiền thì thấy thiếu một tờ và thông báo cho khách hàng biết nhưng khách hàng không chịu nhận tiền của mình thiếu vì đó là bó tiền vừa rút từ ngân hàng khác mang đến ngân hàng nộp, sau khi NV quỹ giải thích mà khách hàng không đồng ý nên đã lập biên bản nhưng khách hàng không ký. Nếu bạn là nhân viên quỹ thì sẽ giải quyết ra sao để rút kinh nghiệm.
  7. Khách hàng gọi điện đến ngân hàng mắng về lỗi mà giao dịch viên nhầm lẫn gây ra, bạn không hề biết về lỗi của giao dịch viên. Bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
  8. Khi có 1 khách VIP đến ngân hàng rút toàn bộ số tiền gửi để sang ngân hàng khác với mức lãi suất cao hơn, em sẽ làm thế nào để giữ vị khách đó lại?
  9. Khi KH đến giao dịch tại quầy giao dịch của em, em có nói chuyện với khách không? Câu đầu tiên em bắt chuyện với họ sẽ là gì?
  10. Ngoài ứng tuyển ở ngân hàng mình bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào nữa không?
  11. Nếu có cả 3 ngân hàng cùng gọi điện đến (trong đó có cả ngân hàng mình) mời em đi làm việc thì em sẽ chọn ngân hàng nào?
  12. Lạm phát là gì? Lạm phát có ảnh hưởng gì tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng?
  13. Có bao nhiêu loại tài khoản ngân hàng mà bạn biết?
  14. Trong hệ thống kế toán ngân hàng tài khoản có mấy loại?
  15. Trong báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo thu nhập) của một ngân hàng, theo bạn chỉ tiêu nào là quan trọng nhất? Vì sao?
  16. Sự khác biệt giữa Doanh thu và Thu nhập là gì?
  17. Cổ tức là gì? Có những loại cổ tức nào?
  18. Vì sao một đồng tiền hôm nay lại có giá hơn một đồng ngày mai?
  19. Séc là gì?
  20. Phân biệt giữa séc và hối phiếu?
  21. Bạn có biết gì về “Tiền nhựa” hay không?
  22. Có 1 khách hàng sau khi lĩnh tiền tại NH về từ sáng, đã ký giấy nhận tiền. Nhưng đến cuối ngày họ quay lại và nói số tiền GDV đưa không đủ. GDV có kiểm quỹ thì thấy không thừa quỹ, GDV giải thích nhưng khách hàng đã to tiếng và cương quyết là chưa nhận đủ tiền. Vì số tiền này nhỏ nên GDV này đành xử lý bằng cách lấy tiền túi đưa cho khách hàng và để cho họ ra về.

Hỏi:

a/Bạn nhận xét như thế nào về cách xử lý của GDV này?

b/ Cách xử lý này có ảnh hưởng gì đến ngân hàng không?

c/ Em sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

Kết luận

Trên đây là toàn bộ “bí kíp” giúp bạn ghi điểm tuyệt đối với Nhà tuyển dụng khi phỏng vấn vị trí Giao dịch viên Ngân hàng. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích này đến với bạn bè, người thân của mình nhé! Đừng quên tham khảo thêm chuyên mục Chia sẻ kiến thức UB AcademyDiễn đàn U&Bank để cập nhật thêm kiến thức mới về ngành Ngân hàng.