messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Kinh Nghiệm Chọn Ngân Hàng Cho Sinh Viên Mới Ra Trường

Sinh viên mới ra trường có được việc làm đã là một sự may mắn lớn, may mắn hơn nữa khi cùng lúc có nhiều Ngân hàng cùng “mời mọc” săn đón. Không hiếm các trường hợp đỗ cùng lúc nhiều Ngân hàng, hoặc may mắn hơn hơn nữa là đỗ cùng lúc nhiều Ngân hàng lớn.

1. Ngành tài chính ngân hàng có khó xin việc không?

Kinh Nghiệm Chọn Ngân Hàng Cho Sinh Viên Mới Ra Trường

Chủ đề bài viết hôm nay dành cho những ai đang quan tâm đến chủ đề xin việc ngân hàng. Nếu bạn là sinh viên ngành Tài chính Ngân hàng mới hoàn thành chương trình đào tạo ở các trường Đại học, Cao Đẳng bạn nên dành thời gian đọc ngay nội dung bên dưới đây. 

Câu hỏi đầu tiên là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, “Liệu xin việc ngành tài chính ngân hàng có khó không? UB ACademy chia sẻ đến bạn một số điều như sau: 

Việc nhiều bạn sinh viên mới ra trường và cả những vị phụ huynh lo lắng việc  xin việc ngành tài chính ngân hàng khó khăn cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, thực tế thì lĩnh vực kinh tế, tài chính luôn hoạt động và phát triển rất mạnh mẽ. Vì thế nên các hoạt động tiền tệ, chứng khoán, bất động sản cũng ngày càng phát triển theo, được mở rộng đầu tư. Các đơn vị ngân hàng lớn, nhỏ đều mở rộng chi nhánh của mình để đáp ứng các hoạt động giao dịch ngày càng lớn của người dân, các tổ chức, doanh nghiệp. 

Trong điều kiện phát triển đó, các bạn sinh viên ngành tài chính ngân hàng có nhiều cơ hội tốt để ứng tuyển vị trí việc làm. Tiềm năng trong công việc này là rất lớn. Do đó mà bạn không cần quá lo về việc học Tài chính – Ngân hàng có dễ xin việc không. 

Mỗi vị trí việc làm sẽ có những yêu cầu riêng về kỹ năng, chuyên ngành, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác…Và mỗi nhà tuyển dụng cũng có thể có những yêu cầu chi tiết khác nhau. Để xin việc ngân hàng tốt nhất các bạn sinh viên nên có sự đầu tư, tìm hiểu thông tin kỹ càng, chuẩn bị cho mình một bản CV xin việc thật đầy đủ và ấn tượng để thuyết phục được các nhà tuyển dụng. 

2. Xin việc làm ngành tài chính ngân hàng bạn sẽ làm gì?

Kinh Nghiệm Chọn Ngân Hàng Cho Sinh Viên Mới Ra Trường

Nếu bạn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thì những vị trí công việc mà bạn có thể nộp hồ sơ ứng tuyển là: 

  • Giao dịch viên ngân hàng
  • Chuyên viên phân tích tài chính
  • Môi giới/Giao dịch viên chứng khoán
  • Chuyên viên kế toán 
  • Kiểm toán viên nội bộ ngân hàng thương mại 
  • Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ/ngoại tệ
  • Giao dịch viên chứng khoán, giao dịch viên ngân hàng.
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ, chuyên viên thanh toán quốc tế.
  • Giảng viên đại học, cao đẳng
  • Giám đốc tài chính….

Muốn xin việc ngành tài chính ngân hàng bạn có thể nộp hồ sơ đến các đơn vị Ngân hàng, Cục thuế, Công ty Bảo hiểm, Công ty chứng khoán, Công ty tài chính, Tổ chức tín dụng, Kinh doanh bất động sản, Các trường Đại học Cao đẳng có đào tạo ngành Tài chính ngân hàng…Để chọn được vị trí việc làm phù hợp với chuyên ngành và mong muốn phát triển sự nghiệp của bản thân bạn cần có sự xác định kỹ càng. Việc làm việc trái chuyên môn sẽ khiến các bạn sinh viên mới ra trường gặp nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình công tác. 

3. Rèn luyện các kỹ năng xin việc làm ngành tài chính ngân hàng ở đâu?

Kinh Nghiệm Chọn Ngân Hàng Cho Sinh Viên Mới Ra Trường

Để khi xin việc ngân hàng được thuận lợi bạn nên rèn luyện kỹ năng xin việc từ sớm, không ngừng học hỏi – nâng cao hiểu biết về chuyên môn và các thao tác nghiệp vụ. Ngoài việc củng cố các kiến thức chuyên môn đã được đào tạo ở các giảng đường Đại học – Cao Đẳng bạn cần rèn luyện thêm ở các địa chỉ sau: 

  • Tìm hiểu kiến thức chuyên môn về chuyên ngành tài chính ngân hàng

Các kiến thức bạn cần trang bị là: 

    •  Giả kim thuật tài chính
    • Trên đỉnh phố Wall
    • Phân tích chứng khoán
    • Nhà đầu tư thông minh
    • Biên độ an toàn
    • Quản trị rủi ro trong ngân hàng
    • Quản trị các chế định tài chính
  • Trang bị các kỹ năng mềm

Ngoài ra, để khi trở thành các chuyên viên Tài chính Ngân hàng được thực sự tự tin, chuyên nghiệp bạn trang bị các kỹ năng mềm. Bạn có thể đọc sách và nghiên cứu các kỹ năng giao tiếp với khách hàng trong ngành tài chính, ngân hàng, nghệ thuật thuyết phục….

  • Tham gia các khóa học về Tài chính – ngân hàng

Một cách rèn luyện kỹ năng xin việc ngân hàng UB Academy muốn chia sẻ đến bạn đó chính là tham gia các khóa học nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ về Tài chính ngân hàng. Các đơn vị có uy tín bạn có thể tham khảo là: UB Academy, VietNam Banker, Future Bankers, Vietvictory, Viện Fmit…

  • Tham gia vào các cộng đồng về Tài chính ngân hàng 

Tham gia trong các cộng đồng về ngân hàng bạn sẽ tìm thấy nhiều chia sẻ hay về chuyên ngành, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những người có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Và đặc biệt, ở những cộng đồng này bạn cũng có thể tìm thấy các thông tin tuyển dụng tốt dành cho mình. 

  • Tham gia các cuộc thi tại các ngân hàng 

Thường xuyên theo dõi các thông tin tuyển dụng và đăng ký xin việc ngành tài chính ngân hàng tại các đơn vị ngân hàng đang có tuyển dụng. Các ngân hàng ở Việt Nam thường có tổ chức các cuộc thi tuyển chọn cán bộ công nhân viên. Bạn nên tìm đọc thông tin thường xuyên để cập nhật kịp thời. 

4. Kinh nghiệm chọn Ngân hàng cho Sinh viên

Kinh Nghiệm Chọn Ngân Hàng Cho Sinh Viên Mới Ra Trường

Thật ra đây là một câu hỏi khó, mà chỉ người trong cuộc mới có thể tự quyết định. Tuy nhiên, để hỗ trợ việc ra quyết định của các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên mới ra trường, UB Academy có một số lời khuyên, gợi ý như sau:

Ngành Ngân hàng là một ngành đặc trưng, có độ biến động về nhân sự cao, nhân sự muốn lên được (lương/chức) thì hầu hết đều phải luân chuyển (ít nhất một vài lần) nên nếu bạn là sinh viên mới ra trường hoặc dân ngoại đạo đang băn khoăn trong việc lựa chọn Ngân hàng đầu tiên thì nên:

  • Xác định rõ mục tiêu. (nếu bạn thật sự yêu thích công việc trong ngành, thì bạn phải xác định mục tiêu nghề nghiệp cho mình trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn).

Một khung mục tiêu lý tưởng (có thể) theo các bước như sau:

  • Hội nhập => Học hỏi kinh nghiệm => Thay đổi/ Gắn bó=> Thăng tiến

Theo chu trình này, bước đầu tiên quan trọng nhất là: Học hỏi kinh nghiệm, vì thế, nếu có thể hãy chọn ngân hàng nào mà bạn có thể học hỏi được nhiều nhất. Đa phần những ngân hàng này thường là các ngân hàng lớn lớn một chút, sản phẩm đa dạng một chút, áp lực cao một chút, ở đó, bạn sẽ có nhiều việc để làm, nhiều cái để va vấp => kinh nghiệm sẽ nhiều hơn. Tôi đánh giá rất cao ảnh hưởng của tổ chức đầu tiên tới cách hành xử, làm việc của một nhân viên ngân hàng trong suốt quá trình làm việc của họ trong hệ thống. 

Tuy nhiên, việc học hỏi được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhận thức của chính bạn, nếu bạn xác định thời gian đầu (khoảng 2-3 năm) là học hỏi thì thiết nghĩ không nên đặt lợi ích lên hàng đầu, và đừng so đo “vắt chanh” hay “bất công” mà nếu có tình huống đó, thì cứ bám chắc mục tiêu học hỏi, cứ làm nhiều đi, bạn sẽ học được nhiều và nếu, sau quá trình công hiến, kinh nghiệm đã đủ mà bạn không được đãi ngộ một cách thỏa đáng bạn có thể chuyển ngân hàng khác.

Cũng xin lưu ý, nếu bạn đã có kinh nghiệm, việc chuyển ngân hàng khác (đặc biệt là chuyển ngang) rất dễ, chỉ đơn giản đi nói chuyện, phỏng vấn 15-20 phút là xong, không khó khăn chật vật như lúc đầu. 

Xác định tình trạng hiện tại của bạn: Mục tiêu như trên, như đã nói, đó là mục tiêu “lý tưởng” – nghĩa là mang tính lý thuyết khá cao. Nó lý tưởng trong trường hợp các yếu tố ngoại cảnh được lược bỏ hoặc ảnh hưởng không đáng kể (Ví dụ: sức ép về kinh tế, sức ép của gia đình, mối quan hệ , khoảng cách địa lý…)

Vì vậy, để sự lựa chọn được chính xác, cần xác định thêm tình trạng cá nhân của bạn tại thời điểm lựa chọn. Nếu bạn là trụ cột gia đình, bạn có gánh nặng về tài chính, bạn cần phải “đủ sống” thì có thể loại bỏ những Ngân hàng mà thu nhập không đủ sống, số còn lại bạn lựa chọn theo mục tiêu của mình.

Trường hợp bạn có người thân, người quen làm việc trong Ngân hàng nào đó mà muốn “lôi kéo” bạn về làm cùng, cũng đừng ngại việc “không thích làm với người quen” hay “sợ làm với người lạ” – chọn theo mục tiêu của bạn, đâu cũng được miễn bạn bám sát mục tiêu cá nhân của mình.

Còn vấn đề nữa, địa bàn & khoảng cách địa lý , nghe có vẻ không liên quan nhưng thực sự nó ảnh hưởng rất lớn đến công việc của bạn sau này. Nếu Ngân hàng tốt nhưng địa bàn xa xôi hẻo lánh thì mục tiêu “học hỏi” có thể bị hạn chế ở góc độ nào đó và ngược lại. Tuy nhiên, nếu chọn nơi sầm uất nhưng quá xa, mỗi ngày bạn phải bỏ ra 1.5 giờ đến 2 giờ chỉ để di chuyển đến nơi làm việc thì cũng nên cân nhắc, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tinh thần làm việc của bạn. 

Kết vấn đề: Cách lựa chọn khoa học là gạch đầu dòng những cái ĐƯỢC và MẤT ở mỗi nơi bạn dự định làm việc, sau đó cân đo đong đếm đến chọn. Tuy nhiên thực tế có những lựa chọn rất cảm tính và đôi khi người ta gọi nôm na là DUYÊN, có DUYÊN thì về với nhau, nên cũng đừng nên băn khoăn quá. Ngân hàng nào cũng được, mục tiêu hoàn thành hay không là do thái độ làm việc của bạn mà thôi.

Một chú ý nhỏ: Trong quá trình làm việc, một người làm việc khoa học sẽ luôn ghi chép những kinh nghiệm cá nhân của mình, tích lũy thành tài sản riêng của chính mình, và nó, là vũ khí để bạn có thể tấn công lên các vị trí cao hơn với mức thu nhập lớn hơn ở các ngân hàng khác (nếu chuyển). Đặc biệt trong giai đoạn “tích lũy kinh nghiệm” hành động này càng đặc biệt quan trọng. Nó sẽ giúp bạn hệ thống hóa được những kiến thức đã học, từ đó giúp bạn tổng hợp lại những kinh nghiệm đã có một cách có hệ thống và logic hơn.

Trên đây là những thông tin được chắt lọc về chủ đề xin việc ngân hàng cho sinh viên mới ra trường và những người mới đi làm. UB Academy hy vọng sẽ giúp ích cho bạn phần nào trong việc chuẩn bị hành trang khi đi xin việc và hoàn thành thật tốt vị trí đảm nhiệm trong các đơn vị Ngân hàng.