Có thể bạn sẽ quan tâm
Kiểm toán Nhà nước tuyển dụng công chức 2024
Kiểm toán Nhà nước vừa chính thức công bố thông tin về đợt tuyển dụng công chức năm 2024. Đây là cơ hội không thể bỏ lỡ cho những ai đang tìm kiếm cơ hội làm việc trong ngành kiểm toán. Hãy cùng UB Academy tìm hiểu chi tiết về đợt tuyển dụng này, các vị trí tuyển, điều kiện ứng tuyển và cách nộp hồ sơ tại bài viết này!
- 1. Kiểm toán Nhà nước là gì?
- 2. Kiểm toán Nhà nước 2024 tuyển dụng 100 chỉ tiêu công chức
- 2.1. Danh sách chi tiết chỉ tiêu Kiểm toán nhà nước 2024
- 2.2. Quy trình tuyển dụng Kiểm toán nhà nước 2024
- 3. Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ Kiểm toán Nhà nước 2024
- 3.1. Thời gian nhận hồ sơ:
- 3.2. Địa điểm nhận hồ sơ
- 4. Điều kiện ứng tuyển Kiểm toán Nhà nước 2024
- 4.2. Tiêu chuẩn chung
- 4.2. Điều kiện ưu tiên trong tuyển dụng
- 5. Hồ sơ đăng ký dự tuyển Kiểm toán Nhà nước 2024
- 6. Lý do nên chọn làm việc tại Kiểm toán Nhà nước
- 7. Ôn thi Kiểm toán Nhà nước 2024 hiệu quả
1. Kiểm toán Nhà nước là gì?
Kiểm toán Nhà nước là cơ quan thực hiện thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Đây là một cơ quan độc lập, hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội, với nhiệm vụ đảm bảo minh bạch và hiệu quả trong quản lý tài chính công.
Phương châm, hành động của Kiểm toán nhà nước là nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Kiểm toán nhà nước như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm toán, giám sát quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công.
Giá trị cốt lõi mà Kiểm toán nhà nước hướng tới là: “Minh bạch - Chất lượng - Hiệu quả - Không ngừng gia tăng giá trị”. Giá trị cốt lõi của Kiểm toán viên nhà nước hướng tới là: “Công minh - Chính trực - Nghệ tinh - Tâm sáng”.
2. Kiểm toán Nhà nước 2024 tuyển dụng 100 chỉ tiêu công chức
2.1. Danh sách chi tiết chỉ tiêu Kiểm toán nhà nước 2024
THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN VÀ ÔN THI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 2024 TẠI ĐÂY
2.2. Quy trình tuyển dụng Kiểm toán nhà nước 2024
2.2.1. Nội dung, hình thức thi tuyển công chức Kiểm toán nhà nước 2024
Thi tuyển công chức Kiểm toán nhà nước năm 2024 được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
- Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
b) Nội dung thi gồm 2 phần, thời gian thi như sau:
Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; hiểu biết về Kiểm toán nhà nước; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển để đánh giá năng lực. Thời gian thi 60 phút;
Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc. Thời gian thi 30 phút;
c) Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
– Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;
– Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định;
– Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số, trong trường hợp dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
d) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm b khoản này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Nội dung thi: Kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
b) Hình thức thi: Kết hợp thi viết và phỏng vấn.
- Thi viết: 180 phút (không kể thời gian chép đề).
- Thi phỏng vấn: 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị);
c) Thang điểm: 100 điểm, tỷ lệ điểm phỏng vấn và viết do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng phải bảo đảm có tổng là 100 điểm.
- Thời gian và địa điểm thi tuyển công chức
2.2.2. Thời gian, và địa điểm thi tuyển
Thời gian thi:
– Vòng 1: Dự kiến ngày 19/10/2024.
– Vòng 2: Dự kiến ngày 09/11/2024.
Thời gian thi cụ thể được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử KTNN: https://sav.gov.vn.
Địa điểm thi: Dự kiến tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng (địa điểm thi cụ thể sẽ thông báo trên Cổng thông tin điện tử KTNN: https://sav.gov.vn).
3. Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ Kiểm toán Nhà nước 2024
3.1. Thời gian nhận hồ sơ:
Từ ngày 26/8/2024 đến hết ngày 26/9/2024 (từ 8h30 đến 11h00 và từ 13h30 đến 16h30 các ngày làm việc).
3.2. Địa điểm nhận hồ sơ
– Vụ Tổ chức cán bộ, Kiểm toán nhà nước, địa chỉ 116 Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội nhận hồ sơ dự tuyển đối với các vị trí dự tuyển công chức tại các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước. – Văn phòng Kiểm toán nhà nước các KTNN khu vực nhận hồ sơ dự tuyển theo vị trí dự tuyển của đơn vị.
– Kiểm toán nhà nước không nhận hồ sơ qua đường bưu điện.
– Chỉ tiếp nhận các hồ sơ đủ thành phần theo quy định của Thông báo và do người đăng ký dự tuyển trực tiếp đến nộp. Không trả lại hồ sơ đối với tất cả các trường hợp đăng ký dự tuyển.
4. Điều kiện ứng tuyển Kiểm toán Nhà nước 2024
4.2. Tiêu chuẩn chung
– Có đủ các tiêu chuẩn đối với công chức trong thời kỳ đổi mới được quy định tại Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII).
– Có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại của Luật Cán bộ, công chức.
– Đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng vị trí công tác và tiêu chuẩn cụ thể của từng ngạch chuyên viên.
Cụ thể:
– Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển: Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan; đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
– Không thi tuyển đối với người: Không cư trú tại Việt Nam; mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đã bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
– Trình độ đào tạo:
- Có bằng tốt nghiệp Đại học chính quy, tập trung trở lên thuộc các chuyên ngành theo vị trí tuyển dụng điểm 2 Mục I nêu trên;
- Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định tại 5 Điều 1 Thông tư số 06/2022/TT-BNV ngày 28/6/2022 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một của Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư, cụ thể: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được. ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4.2. Điều kiện ưu tiên trong tuyển dụng
(1) Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, cụ thể:
- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
- Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương bình, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương bình, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
- Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
Trường hợp người dự thi tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên theo quy định tại khoản 1 nêu trên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
(2) Ưu tiên trong tuyển dụng của KTNN.
- Những người có học hàm, học vị (Thạc sĩ, tiền sĩ) và có thêm bằng đại học thứ hai phù hợp với nhu cầu chuyên môn, vị trí việc làm.
- Những người tốt nghiệp thủ khoa các trường đại học ở trong nước (hệ chính quy tập trung); sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc tại cơ sở giáo dục đại học ở trong nước (đại học công lập, hệ chính quy) hoặc loại giỏi trở lên ở nước ngoài được công nhận tương đương về văn đạt giải khuyến khích trở lê trong các kỹ thì lựa chọn học sinh giỏi cắp quốc gia khen trở lên trong các kỳ thỉ lựa chọn học sinh giỏi quốc t thuộc một trong các môn khoa học tự nhiên (toán, vật lý, hóa học, tin học) trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông;
- Những người có chứng chỉ Kiểm toán viên quốc tế ACCA, CPA;
- Những người đã có kinh nghiệm thực tiễn công tác 03 năm trở lên phù. hợp vị trí việc làm.
5. Hồ sơ đăng ký dự tuyển Kiểm toán Nhà nước 2024
Đựng trong túi hồ sơ cỡ 21 cm x 32 cm, gồm:
– Phiếu đăng ký dự tuyển;
– Bản Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển; Bản Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển trong trường hợp thí sinh đã có thời gian công tác;
– Bản sao các văn bằng, bảng điểm kết quả học tập theo yêu cầu của dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Các văn bằng, bảng điểm, chứng chỉ bằng tiếng nước ngoài yêu cầu nộp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trong trường hợp trên bằng tốt nghỉ tại các cơ sở đào tạo nước ngoài không ghi rõ loại khá, giỏi, xuất sắc thì bổ sung các tài liệu chứng minh kết quả học tập của người dự tuyên đạt loại khá, giỏi, xuất sắc theo xếp loại của trường (ví dụ bảng đánh giá xếp loại của trường; thư xác nhận của trường là đạt loại khá, giỏi, xuất sắc…);
Đối với thí sinh dự tuyển đã tốt nghiệp nhưng chưa được cơ sở đào tạo cấp bằng, khi nộp hỗ sơ tuyển dụng có thể nộp giấy chứng nhận hoặc xác nhận tốt nghiệp chờ cấp bằng của cơ sở đào tạo và phải nộp bổ sung bằng tốt nghiệp trước ngày thi tuyển. Trường hợp trước ngày thi tuyển chính thức, thí sinh chưa bổ sung, bằng tốt nghiệp sẽ không được tham dự kỳ thi.
– Đối với văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, khi nộp hồ sơ dự tuyển thí sinh cần nộp bản sao công chức văn bằng và bảng kết quả học tập (tất cả kèm bản dịch sang tiếng Việt công chứng) và bản sao giấy công nhận văn bằng, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường hợp văn bằng được miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh phải nộp các tài liệu chứng minh văn bằng được miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng theo quy định.
– Bản sao Giấy khai sinh;
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp, trong thời hạn ngày tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
– Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
– 03 phong bì thư có đần tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại người nhận; 02 ảnh (cỡ 4cm x 6cm) chụp trong thời gian 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.
THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN VÀ ÔN THI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 2024 TẠI ĐÂY
6. Lý do nên chọn làm việc tại Kiểm toán Nhà nước
Làm việc tại Kiểm toán Nhà nước không chỉ là cơ hội để phát triển nghề nghiệp mà còn là cơ hội được đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Những lợi ích nổi bật khi làm việc tại Kiểm toán Nhà nước bao gồm:
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp: Làm việc tại một trong những cơ quan đầu ngành về tài chính công.
- Cơ hội thăng tiến rõ ràng: Có lộ trình thăng tiến rõ ràng và minh bạch.
- Chế độ phúc lợi tốt: Hưởng các chế độ đãi ngộ và phúc lợi xã hội tốt nhất dành cho công chức nhà nước.
7. Ôn thi Kiểm toán Nhà nước 2024 hiệu quả
Để thành công trong kỳ tuyển dụng công chức Kiểm toán Nhà nước 2024, ứng viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và Nắm vững kiến thức chuyên ngành. UB Academy giới thiệu đến bạn lộ trình chinh phục Kiểm toán Nhà nước duy nhất trong tháng 9
Hệ thống học tập thông minh, đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp kết hợp với bộ tài liệu được UB biên soạn lại giúp học viên dễ học - dễ nhớ - sẵn sàng trở thành công chức Kiểm toán Nhà nước trong thời gian sớm nhất.
Lộ trình học giúp bạn:
- Nắm chắc hiểu biết chung về Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
- Hệ thống kiến thức chung các văn bản pháp luật
- Cung cấp các kiến thức về chuyên viên nghiệp vụ, giúp các ứng viên nắm rõ các thông tư về các chương luật, thông tư quan trọng
Đăng ký tư vấn và sẵn sàng học ngay tại đây:
Đợt tuyển dụng công chức Kiểm toán Nhà nước 2024 là cơ hội lớn cho những ai đam mê ngành kiểm toán. Với môi trường làm việc chuyên nghiệp, cơ hội thăng tiến rõ ràng và chế độ phúc lợi tốt, đây chắc chắn sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho sự nghiệp của bạn. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và nộp hồ sơ ngay để không bỏ lỡ cơ hội này!