messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Khác biệt giữa Giao dịch viên và Chuyên viên Quan hệ Khách hàng Vietcombank?

Giao dịch viên (GDV) và chuyên viên Quan hệ khách hàng (QHKH) là 2 vị trí được Vietcombank tuyển dụng liên tục. Khác biệt giữa Giao dịch viên và chuyên viên Quan hệ khách hàng Vietcombank là gì và đâu là vị trí phù hợp với bạn?

1. Khác biệt giữa GDV và Chuyên viên QHKH tại Vietcombank 

Tại Vietcombank, GDV và chuyên viên QHKH chiếm phần lớn nhân sự. Để phân biệt giữa 2 vị trí này, cùng UB phân tích các yếu tố sau: 

Yếu tố

Giao dịch viên

Chuyên viên Quan hệ khách hàng 

Nghiệp vụ

- Giao dịch tài chính: bao gồm mở tài khoản, rút/gửi tiền, chuyển khoản tiền, thanh toán hóa đơn và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. 

- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, giải quyết thắc mắc và cung cấp thông tin liên quan đến tài chính.

- Kiểm soát tiền mặt trong quầy giao dịch, đảm bảo số tiền trong quầy luôn cân đối và an toàn.

- Đối ứng với thủ tục và quy định

- Báo cáo và ghi chép: Lập báo cáo về các giao dịch đã thực hiện, kiểm tra tính chính xác của các số liệu và ghi chép các giao dịch vào hệ thống của ngân hàng.

- Chăm sóc KH & Phát triển quan hệ lâu dài

- Tìm kiếm & Phát triển Khách hàng để tư vấn các sản phẩm

- Tư vấn & Bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng: Tư vấn và cấp tín dụng (vay mua nhà, mua ô tô, vay tiêu dùng, vay thấu chi,...). Cung cấp sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm, thẻ tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính cá nhân khác.

- Thẩm định hồ sơ & Quản lý danh mục khách hàng

- Chăm sóc khách hàng & Quản lý rủi ro

- Báo cáo & Phối hợp nội bộ để vận hành trơn tru. 

Áp lực KPI

Ít hoặc không có áp lực doanh số.

Có chỉ tiêu bán sản phẩm tài chính (vay vốn, bảo hiểm, thẻ tín dụng...).

Môi trường làm việc 

- Chủ yếu ngồi một chỗ trong quầy giao dịch. 

- Làm việc tại văn phòng và phải di chuyển bên ngoài nhiều (đi gặp khách hàng, tìm kiếm khách hàng,..) 

Kỹ năng cần có

- Giao tiếp tốt, thân thiện.

- Xử lý giao dịch nhanh, chính xác.

- Cẩn thận, kiên nhẫn.

- Đàm phán, thuyết phục khách hàng.

- Hiểu biết tài chính, đánh giá hồ sơ vay.

- Chủ động tìm kiếm khách hàng.

Lộ trình thăng tiến

Lộ trình thăng tiến của Kế toán/ Giao dịch viên được mô tả cơ bản theo số năm kinh nghiệm làm việc, với điều kiện hoàn thành được chỉ tiêu đề ra tại các kỳ đánh giá.

- Từ 0 – 1 năm đầu tiên: Kế toán/ Giao dịch viên

- Từ 1 – 3 năm: Kiểm soát viên

- Từ 3 – 5 năm: Trưởng/phó phòng Dịch vụ khách hàng

- Từ 5 – 7 năm: Phó giám đốc Vận hành

- Từ 7 – 9 năm: Giám đốc chi nhánh

- > 9 năm: Các vị trí khác tại Hội Sở

Lộ trình đi lên được mô tả cơ bản theo số năm kinh nghiệm làm việc; với điều kiện hoàn thành được chỉ tiêu đề ra tại các kỳ đánh giá.

- Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân (0 – 2 năm) 

- Trưởng nhóm quan hệ khách hàng cá nhân (2 – 3 năm) 

- Phó phòng/ trưởng phòng quan hệ khách hàng cá nhân (3 – 5 năm) 

- Phó giám đốc/ Giám đốc của chi nhánh ngân hàng (5 – 7 năm) 

- Giám đốc phê duyệt (7 – 10 năm).

Lương thưởng

Thu nhập 10 - 15 triệu đồng/tháng

Thu nhập khoảng 26,5 triệu đồng/tháng nếu hoàn thành chỉ tiêu. 

Số lượng tuyển mỗi đợt

Tuyển khá ít, dao động khoảng vài chục chỉ tiêu

Chiếm đa số mỗi đợt tuyển, trung bình hơn 100 chỉ tiêu trở lên

 

2. GDV và Chuyên viên QHKH - Vị trí nào thích hợp với bạn? 

Lựa chọn giữa Giao dịch viên (GDV) và Chuyên viên Quan hệ Khách hàng (QHKH) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính cách, sở thích, kỹ năng, cơ hội thăng tiến và mức lương. Hãy xem xét từng yếu tố để tìm ra công việc phù hợp bạn nhất. 

Tính cách và sở thích cá nhân

  • GDV: Phù hợp với những người cẩn thận, kiên nhẫn, thích sự ổn định và làm việc trong môi trường có quy trình rõ ràng. Nếu bạn thích giao tiếp nhưng theo hướng hỗ trợ nhanh chóng thay vì xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, GDV sẽ là lựa chọn lý tưởng.
  • Chuyên viên QHKH: Dành cho những ai năng động, hướng ngoại, thích thử thách và có tinh thần chinh phục. Nếu bạn yêu thích việc kết nối với khách hàng, xây dựng quan hệ dài hạn và không ngại áp lực doanh số, đây là vị trí phù hợp.

 Kỹ năng và điểm mạnh bản thân

  • GDV: Yêu cầu kỹ năng giao tiếp ngắn gọn, xử lý tình huống nhanh, chính xác và khả năng làm việc nhóm tốt. Ngoài ra, GDV cần có kỹ năng quản lý tiền tệ, hiểu biết về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và khả năng chịu áp lực cao từ khối lượng giao dịch lớn mỗi ngày.
  • Chuyên viên QHKH: Đòi hỏi kỹ năng tư vấn, đàm phán, thuyết phục và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Bạn cần có tư duy kinh doanh, khả năng xử lý từ chối khéo léo và sự kiên trì để đạt chỉ tiêu doanh số.

Cơ hội thăng tiến

  • GDV: Có thể thăng tiến lên các vị trí như Kiểm soát viên, Trưởng phòng Giao dịch hoặc chuyển sang mảng QHKH nếu có năng lực kinh doanh tốt. Tuy nhiên, tốc độ thăng tiến thường chậm hơn so với vị trí Chuyên viên QHKH.
  • Chuyên viên QHKH: Nếu có năng lực tốt, bạn có thể nhanh chóng thăng tiến lên các vị trí như Trưởng nhóm, Trưởng phòng QHKH hoặc Giám đốc Chi nhánh. Vị trí này phù hợp với những ai muốn phát triển nhanh trong ngành ngân hàng.

Mức thu nhập

  • GDV: Lương cơ bản ổn định, dao động từ 9 - 14 triệu/tháng, tùy vào ngân hàng và khu vực. Thu nhập không phụ thuộc nhiều vào doanh số, chủ yếu từ lương cứng và các khoản thưởng định kỳ.
  • Chuyên viên QHKH: Lương cơ bản có thể tương đương hoặc nhỉnh hơn GDV (10 - 15 triệu/tháng), nhưng thu nhập tổng thể cao hơn nhiều nhờ hoa hồng từ doanh số. Nếu làm tốt, tổng thu nhập có thể lên đến 30 - 50 triệu/tháng hoặc hơn. Tuy nhiên, áp lực doanh số cũng rất lớn.

Môi trường làm việc và áp lực

  • GDV: Làm việc chủ yếu tại quầy giao dịch, ít di chuyển, công việc có tính ổn định cao nhưng đòi hỏi sự tập trung và chính xác trong từng giao dịch. Áp lực chủ yếu đến từ khối lượng công việc và yêu cầu về quy trình.
  • Chuyên viên QHKH: Thường xuyên gặp gỡ khách hàng, có thể làm việc ngoài văn phòng, linh hoạt hơn nhưng cũng chịu áp lực lớn về chỉ tiêu doanh số. Công việc mang tính cạnh tranh cao và đòi hỏi sự chủ động.

3. Chinh phục Vietcombank cùng UB Academy

Để chinh phục vị trí GDV hay QHKH tại Vietcombank, ứng viên đều phải trải qua 2 vòng thi nghiệp vụ và phỏng vấn khó nhằn. Chuẩn bị ôn tập và học hiệu quả chính là bệ phóng giúp bạn đỗ Vietcombank. UB tự tin đồng hành cùng bạn trên hành trình này với lộ trình phù hợp từng ứng viên nhưng vẫn mang lại kết quả vượt trội với 3 giai đoạn: 

Banking Leader Training- Học nghề với lãnh đạo ngân hàng

Khóa học đặc biệt giúp ứng viên có cơ hội học tập trực tiếp từ các lãnh đạo ngân hàng, hiểu rõ công việc của một chuyên viên QHKH hoặc GDV. Chương trình kết hợp lý thuyết chuyên sâu và thực hành thực tế, giúp học viên nắm vững kỹ năng nghiệp vụ, tư duy chiến lược và phát triển sự nghiệp bền vững trong ngành ngân hàng.

Banking Exam Ondemand – Luyện Thi Viết Nghiệp Vụ Vietcombank

Chương trình luyện thi viết chuyên sâu dành riêng cho kỳ tuyển dụng của Vietcombank, giúp học viên hệ thống hóa kiến thức, nắm vững cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng làm bài hiệu quả. Với tài liệu cập nhật, giảng viên giàu kinh nghiệm và các buổi thi thử mô phỏng thực tế, học viên sẽ nâng cao khả năng trúng tuyển ngay từ vòng đầu.

Banking Interview Ondemand – Luyện Thi Phỏng Vấn Chuyên Sâu

Khóa học giúp ứng viên làm quen với quy trình phỏng vấn thực tế của Vietcombank, rèn luyện kỹ năng trả lời chuyên nghiệp và xử lý tình huống thông minh. Học viên sẽ được hướng dẫn trực tiếp bởi các chuyên gia, tham gia thực hành mô phỏng phỏng vấn 1-1 và nhóm, giúp tăng sự tự tin và tối đa hóa cơ hội trúng tuyển.

 

Đăng ký ngay tại đây để được tư vấn: