Có thể bạn sẽ quan tâm
Hướng Dẫn Ôn Tập Phần Nghiệp Vụ Dành Cho Thi Tuyển Vị Trí Giao Dịch Viên
- 1. Công việc chính của giao dịch viên là gì?
- 2. Các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng
- Tiếp xúc và xử lý các yêu cầu của khách hàng
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng
- Thực hiện thao tác nghiệp vụ, hoàn thành giao dịch
- Hạch toán chứng từ, giấy tờ liên quan và báo cáo
- Chăm sóc khách hàng
- 3. Hướng dẫn ôn tập nghiệp vụ thi tuyển vị trí giao dịch viên
- 3.1. Nắm được các văn bản, quy chế áp dụng trong công việc của Giao dịch viên
- 3.2. Hệ thống tài khoản
- 3.3. Các nghiệp vụ cần học của GDV
- Kết luận
Trong hướng dẫn ôn tập này, UB Academy sẽ phân tích theo từng mục, ghi rõ những phần nào trọng tâm cần nắm một cách cụ thể và ngắn gọn, giúp các bạn bớt hoang mang và có đinh hướng rõ hơn khi ôn thi Giao dịch viên. Trường hợp, các bạn vẫn chưa có khái niệm gì về vị trí Giao dịch viên nên nắm kĩ công việc của Giao dịch viên trước khi bắt đầu.
1. Công việc chính của giao dịch viên là gì?
Công việc hay nhiệm vụ chính của giao dịch viên là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và giải quyết các nhu cầu của họ. Các nhu cầu của khách hàng bao gồm chuyển tiền, rút tiền, gửi tiền, ủy nhiệm chi, thu chi hộ, mở tài khoản,…. nói chung là các công việc tiếp xúc xử lý ngay tại quầy của sở giao dịch.
Công việc hay nghiệp vụ chính của giao dịch viên ngân hàng là xử lý giao dịch
Công việc hay nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng có thể kể đến như:
- Hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch tài khoản, trả lời các thông tin khiếu nại
- Thông báo cho khách hàng về những cập nhật mới của ngân hàng như chính sách, dịch vụ,…
- Tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng, hỗ trợ bán chéo sản phẩm
- Theo dõi, ghi chép, lưu trữ báo cáo các thông tin giao dịch của khách hàng một cách đầy đủ, chính xác
- Duy trì và quản lý ngăn kéo tiền bạc đảm bảo sự cân đối giữa chúng để đảo bảo các giao dịch diễn ra nhanh chóng, kiểm soát dễ dàng
- Đảm bảo quản lý tốt các mức thu chi, tồn quỹ được giao
- Tuân thủ các quy định nguyên tắc về tài chính và bảo mật ngân hàng,…
Đây là những công việc chính mà nhân viên quầy giao dịch của ngân hàng cần làm. Ngoài những công việc này, họ còn có thể làm thêm các việc mà cấp trên giao. Các công việc khác liên quan đến vị trí này và hỗ trợ các thông tin liên quan cho các bộ phận khác.
2. Các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng
Giao dịch viên ngân hàng là bộ mặt đại diện của ngân hàng thể hiện chất lượng dịch vụ của toàn bộ hệ thống. Vậy nên nghiệp vụ giao dịch viên thường được yêu cầu rất cao bên cạnh yêu cầu về ngoại hình để tránh ảnh hưởng hình ảnh chung của thương hiệu ngân hàng.
Theo đó kỹ năng, trình độ chuyên môn của giao dịch viên ngày càng được tiêu chuẩn hóa để cùng góp phần tạo ra hình ảnh đẹp của ngân hàng. Hãy cùng UB Academy tìm hiểu về nghiệp vụ của vị trí này để biết thi giao dịch viên ngân hàng cần ôn những gì?
-
Tiếp xúc và xử lý các yêu cầu của khách hàng
Tiếp xúc và xử lý các yêu cầu của khách hàng là nghiệp vụ cơ bản nhất đối với vị trí giao dịch viên ngân hàng. Ở nghiệp vụ này người làm việc phải có kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống và sự chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cần thiết để hoàn thành các giao dịch tốt đẹp.
Đây là vị trí để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng và cũng là một trong những yếu tố cạnh tranh giúp ngân hàng được chọn. Cẩn trọng, tỉ mỉ, chính xác, nhanh chóng, thân thiện là những phẩm chất được khách hàng đánh giá cao cho vị trí này.
-
Tư vấn và hướng dẫn khách hàng
Ở vị trí giao dịch viên thì ngoài việc xử lý giao dịch yêu cầu khách hàng thì bạn còn cần tư vấn hướng dẫn khách hàng về các thông tin, quy trình, dịch vụ sản phẩm. Họ sẽ là người lắng nghe các khiếu nại hay các thắc mắc và hỗ trợ cho khách hàng.
Đồng thời tư vấn thêm, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới, hỗ trợ bán chéo các sản phẩm của ngân hàng cung cấp. Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng một cách khéo léo.
-
Thực hiện thao tác nghiệp vụ, hoàn thành giao dịch
Các thao tác nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng cơ bản sẽ giúp bạn hoàn thành các giao dịch hoàn hảo. Đây được xem là nghiệp vụ cơ bản và cần có của vị trí giao dịch viên nhằm xử lý hiệu quả nhanh chóng các giao dịch liên quan đến tiền tệ như rút, gửi, chuyển,…
Ngoài ra giao dịch viên còn phải đảm bảo tính minh bạch chính xác của giao dịch thông qua các chứng từ, thời gian giao dịch, hiệu quả giao dịch, rủi ro trong giao dịch.
-
Hạch toán chứng từ, giấy tờ liên quan và báo cáo
Các chứng từ giấy tờ liên quan đến khách hàng, các giao dịch phải được kiểm soát và báo cáo định kỳ. Theo đó ngân hàng có thể theo dõi rà soát và nắm rõ tình hình kinh doanh, kiểm soát rủi ro và đánh giá các cơ hội.
-
Chăm sóc khách hàng
Những tưởng đây là công việc của các chuyên viên chăm sóc khách hàng nhưng thực tế, những nhân viên tại quầy giao dịch cũng đảm nhiệm nghiệp vụ trên. Họ là người sẽ chăm sóc khách hàng, tạo ấn tượng với khách hàng khiến họ muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng nhiều hơn.
3. Hướng dẫn ôn tập nghiệp vụ thi tuyển vị trí giao dịch viên
Dưới đây, là lộ trình khi ôn thi phần nghiệp vụ Giao dịch viên các bạn cần nắm.
3.1. Nắm được các văn bản, quy chế áp dụng trong công việc của Giao dịch viên
Để làm việc trong Ngân hàng hoặc bất cứ một tổ chức kinh tế nào thì các bạn cũng thể sống ngoài pháp luật. Các bạn phải biết được là khi làm việc trong Ngân hàng có những quy định, quy chế nào thuộc về nhà nước hoặc thuộc về Ngân hàng nhà nước và các cơ quan nhà nước khác điều tiết các hoạt động của Ngân hàng.
Công việc của GDV sẽ bị điều tiết bởi các quy định và quy chế sau:
Các quy định liên quan đến kế toán giao dịch:
- Quy chế giao dịch một cửa áp dụng cho các tổ chức tín dụng. (QĐ 1498/2015/QĐ-NHNN ngày 13/10/2015 của NHNN
- Quy chế huy động vốn tiết kiệm.
- Quy định về mở và sử dụng tài khoản
- Quy trình thanh toán trong nước, quốc tế
- Quy định về quản lý ngoại hối
- Quy định cụ thể về từng sản phẩm/dịch vụ.
- Quy định về ngân quỹ
- Quy định về giao dịch một cửa.
Đề thi vị trí giao dịch viên không khó, chủ yếu là các bạn đọc thông tư nghị định để có thể hình dung được công việc và một số câu hỏi ở mức độ cơ bản khi đi thi. Những thông tư, nghị định trên phục vụ cho công việc nhiều hơn là thi tuyển.
3.2. Hệ thống tài khoản
Cũng giống như bên doanh nghiệp, Ngân hàng có một hệ thống tài khoản riêng được phân loại theo những tiêu chí nhất định và có hướng dẫn sử dụng cụ thể cho từng loại tài khoản.
Để bắt đầu học vào phần nghiệp vụ kế toán dành cho GDV, các bạn hãy tìm mua quyển kế toán Ngân hàng của Học viện Tài Chính hoặc Học viện ngân hàng.
Có nhiều bạn khá lo sợ phần kiến thức về kế toán ngân hàng nhưng các bạn yên tâm là, mặc dù kế toán ngân hàng sử dụng hệ thống tài khoản khác nhưng đơn giản và dễ nhớ hơn nhiều so với kế toán doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu xem ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp thì ngân hàng thuộc về doanh nghiệp về dịch vụ nên định khoản sẽ khá đơn giản.
Chưa dừng ở đó, GDV lại chỉ làm một số phần nghiệp vụ chứ không phải làm tất cả nên các chỉ học có một phần thôi, những phần này khá dễ. Còn những bạn học trái ngành thì sao? Các bạn học trái ngành cũng đừng quá lo lắng nhé, yêu cầu ứng viên khi ứng tuyển ngày nay, Ngân hàng đã tạo điều kiện tối đa để tuyển chọn được những ứng viên tiềm năng, vì thế hãy tự tin và nắm bắt cơ hội lập tức khi có.
Ngoài ra, về các loại tài khoản này sẽ có một số tài khoản mà GDV thường hay sử dụng, các bạn bắt buộc phải nhớ một số tài khoản sau:
TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị bằng VNĐ
TK 1031 – Tiền mặt tại đơn vị bằng ngoại tệ
TK 4211 – Tiền gửi thanh toán
TK 4231 – Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
TK 4232 – Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
TK 4911/4912 – Lãi phải trả cho TGTK bằng VND/$
TK 4913/4914 – Lãi phải trả cho TGTK bằng VND/$
TK 8010 – Chi phí trả lãi tiền gửi
TK 4711 – Mua bán ngoại tệ kinh doanh
TK 4712 – TT mua bán ngoại tệ kinh doanh
TK 5012 – Thanh toán bù trừ, TTĐT LNH
3.3. Các nghiệp vụ cần học của GDV
Kế toán Ngân hàng thì rất rộng nhưng GDV chỉ làm các nghiệp vụ sau, các bạn chú ý khi ôn tập thì tập trung ôn các nghiệp vụ này là ổn, đừng ôm cả quyển kế toán ngân hàng nhé. Thoải mái, thoải mái nào, hãy nghĩ thi ngân hàng cũng dễ thôi, đừng nghĩ nó là cái gì đó quá to tát.
– Nghiệp vụ về tài khoản và thẻ.
– Nghiệp vụ huy động vốn bằng tiền gửi và giấy tờ có giá
– Nghiệp vụ về phương thức thanh toán (thanh toán không dùng tiền mặt)
– Nghiệp vụ ngân quỹ.
– Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ.
Kết luận
Nếu học theo giáo trình của trường đại học sẽ có đầy đủ lý thuyết và bài tập đi kèm. Các bạn nên học thêm bài tập để biết cách định khoản các nghiệp vụ để nhanh nhớ kiến thức hơn nhé.
Trên đây là những chia sẻ được tổng hợp từ kinh nghiệm thực tế của rất nhiều anh, chị trong nghề. Trong trường hợp bạn không có thời gian tự học; bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những khóa học luyện thi ngân hàng tại UB Academy; để có được một lộ trình học hiệu quả nhất. Mọi thông tin chi tiết về các khóa học đều có tại UB Academy.
Chúc các bạn sớm thi tuyển được vào Ngân hàng mà các bạn mong muốn.