Có thể bạn sẽ quan tâm
Học Tủ BIDV – Tổng Hợp Kiến Thức CHẮC CHẮN Gặp
Là một trong bốn ông lớn của khối Ngân hàng Big4, BIDV là một môi trường lý tưởng để trải nghiệm và học hỏi. Vì vậy đây cũng là ước mơ của rất nhiều ứng viên khi hướng đến ngành Tài chính Ngân hàng. Sau khi rà soát xong hồ sơ, BIDV đã thông báo kết quả tới các ứng viên và ngày thi được thông báo cũng rất sát. Vậy nếu chỉ còn một ngày để “HỌC TỦ” chúng ta sẽ ôn những phần kiến thức nào? Các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây mình chia sẻ để chuẩn bị tốt hơn trong vòng thi tuyển BIDV của mình nhé!
Mình là Nguyễn Quế Anh – Tư vấn viên của UB Academy. Chúng ta cùng bắt đầu Học tủ nhé!
1. Về IQ
- Nắm chắc các Nguyên tắc quy đổi từ Chữ -> Số, nếu gặp phải các câu hỏi IQ chữ.
- Với riêng IQ số, cần nắm rõ Nguyên tắc cộng/trừ/nhân/chia liên tục các chữ số. Đặc biệt, trường hợp các câu hỏi đưa ra các số theo thứ tự tăng/giảm liên tục, bất thường, hãy xác định theo từng cặp số để làm.
- Với IQ hình ảnh: Nếu từ hình 1 chuyển thành hình 2, thì hình 3 chuyển thành hình 4 là hình nào? Hãy để ý cả mối quan hệ đối xứng của hình 2 & hình 3.
- Các câu hỏi về IQ tính toán ở mức độ trung bình, không khó, bình tĩnh làm CHẮC CHẮN sẽ ra.
2. Về Kiến thức chung
Đề thi sẽ chỉ tập trung vào nội dung Kinh tế Vĩ mô, ở các nội dung sau:
- Các kiến thức về GDP, GNP.
- Lãi suất Danh nghĩa và Lãi suất thực.
- Chính sách Tài khóa: Mở rộng và Thu hẹp áp dụng trong trường hợp nào?
- Chính sách Tiền tệ: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Hoạt động trên thị trường mở. Chú ý Chính sách tiền tệ nới lỏng và thắt chặt & Phạm vi áp dụng.
- Mô hình IS-LM: Tác động của Chính sách Tài khóa và Chính sách Tiền tệ.
- Lạm phát & Thất nghiệp: Nguyên nhân gây ra Lạm phát (Rất hay hỏi) – Phân tích nguyên nhân lạm phát do Cầu, Cung. Biện pháp giảm Lạm phát
- Đường cong Phillips.
3. Về nghiệp vụ với Quản lý Khách hàng
- Nghiệp vụ Cho vay: Nắm vững Thông tư 39/2016, đặc biệt các Nội dung liên quan đến: Nhu cầu không được vay vốn; Lãi suất khi quá hạn; Phương thức Cho vay & Loại hình Cho vay chính. Phương thức như Cho vay tuần hoàn, Cho vay lưu vụ thì BỎ, không cần học.
- Nghiệp vụ Tín dụng: Căn cứ theo Luật các TCTD số 47/2010 & Sửa đổi Luật TCTD năm 2018. Các kiến thức trọng tâm gồm: Đối tượng không đảm nhiệm/không cùng đảm nhiệm chức vụ; Giới hạn cấp Tín dụng; Công ty con/Công ty liên kết; Cổ đông lớn..
-
Nghiệp vụ về Biện pháp bảo đảm: Căn cứ theo Nghị định 102/2017 về Đăng ký Biện pháp bảo đảm. Kiến thức trọng tâm gồm:
- Các giao dịch cần đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Hiệu lực biện pháp bảo đảm.
- Thông tư 22/2019 về Giới hạn tỷ lệ an toàn trong hoạt động TCTD: Nội dung Quan trọng, ƯA THÍCH của BIDV và Vietcombank. Chào mừng bạn đến với phần kiến thức cực kỳ khô khan và nhàm chán. Ấy vậy mà, năm nào nó cũng thi.
- Nghiệp vụ về Luật Doanh nghiệp 2015: Chú ý các loại hình Doanh nghiệp; Người đại diện pháp luật từng loại hình; Loại hình nào được phát hành Cổ phiếu/Trái phiếu. Phần này, tương tự, món ăn ƯA THÍCH của BIDV và Vietcombank.
- Nghiệp vụ về Tài chính Doanh nghiệp: Học thật kỹ “cái A nằm trong khoản mục nào của Bảng CĐKT”, các nội dung về Vốn lưu động ròng, Nhu cầu VLĐ. Ý nghĩa của các chỉ số Tài chính. Phần này năm nào cũng thi các nội dung trên.
- Nghiệp vụ về Tài trợ dự án: Đừng quên các kiến thức về NPV, IRR. Các phần câu hỏi này không khó, tuy nhiên, thường xuyên gặp trong các năm.
Trên đây là 7 vấn đề trọng tâm thường xuất hiện trong 10 câu hỏi về Kiến thức chung.
4. Về Nghiệp vụ Giao dịch viên/ Ngân quỹ
Các phần kiến thức Ôn tập gồm:
- Nghiệp vụ Tín dụng: tập trung vào Luật các TCTD số 47/2010, Thông tư 02 về Phân loại Nợ. Đặc biệt Chú ý Thông tư 36 và Luật Doanh nghiệp.
- Nghiệp vụ về Báo cáo Tài chính: Tương tự như phần Tài chính Doanh nghiệp của QHKH. Thi giống nhau ở Nội dung này.
- Các loại Chứng từ Kế toán.
- Nghiệp vụ về Tài sản cố định: Chú ý khấu hao TSCĐ ở Thông tư 45/2013 về Trích khấu hao TSC,.
- Nghiệp vụ Ngân quỹ: Chú ý các Luật cơ bản như Thông tư 01/2014 về giao nhận, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý. Thông tư 28/2013 về xử lý tiền giả, tiền nghi giả.
Bên cạnh các nội dung trên, cần chú ý:
- Bám sát nội dung của Luật Kế toán và 26 chuẩn mực Kế toán
- Chú ý về Người cư trú, Người không cư trú.
- Thông tư 200 Hướng dẫn về Chế độ Kế toán
5. Về BÀI TẬP LỚN
Với vị trí QLKH, Như đã phân tích, Bài tập lớn của vị trí QLKH sẽ gặp phải 1 trong 7 dạng sau:
- Dòng tiền & Tính lãi
- Tài trợ Dự án
- Cho vay từng lần
- Cho vay theo HMTD
- Chiết khấu CCCN, GTCG
- Tài chính Doanh nghiệp
- Cho thuê Tài chính
Trong 7 dạng trên, CHẮC CHẮN sẽ gặp phải Dạng bài tài trợ dự án.
Với riêng vị trí Giao dịch viên, nội dung bài tập lớn sẽ bám sát vào:
- Bài tập Tính lãi Tiền gửi Không kỳ hạn, Có kỳ hạn
- Bài tập Định khoản phát hành Giấy tờ có giá theo Mệnh giá, có chiết khấu, có phụ trội (Trả lãi trước, lãi sau, lãi định kỳ
- Bài tập Dự chi lãi, thoái chi lãi
- Bài tập Định khoản nhận tiền gửi, rút tiền gửi, trả lãi tiền gửi…
- Bài tập Định khoản lãi dự thu, thực thu
- Bài tập về Báo cáo Tài chính: Tính lợi nhuận, sửa soi sót số liệu trên Báo cáo Tài chính
6. Về kiến thức Tiếng Anh
Nội dung các câu hỏi tập trung nhiều đến các phần ngữ pháp khó như:
- Phrasal Verb
- Câu gián tiếp
- Câu đảo Inversion
- Câu rút gọn
- Câu điều kiện kết hợp…
- Thì QKHT, QKHT TD
- Giới từ: Chú ý với “in/at/on”
- Mệnh đề Nguyên nhân kết quả: Chú ý phân biệt rõ cách dùng của “Although/Even though/ Despite/ In spite of/ Because of/ On account of
Kết luận
Vừa rồi mình đã liệt kê các kiến thức TRỌNG TÂM và không đồng nghĩa các nội dung khác không có. Thời gian gấp, chúng ta tranh thủ ôn tập, học tủ BIDV được phần nào tốt phần đó nhé! Ngoài ra các bạn có thể tham khảo bài viết Kinh nghiệm thi tuyển BIDV mình đã tổng hợp thông tin và kiến thức khá chi tiết về tổng quan về kì thi tuyển của BIDV!
Chúc các bạn chuẩn bị ôn tập tốt, thi tuyển thành công và may mắn nha!
Trên đây là bài viết tổng hợp kiến thức TRỌNG TÂM thi tuyển BIDV. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình ôn luyện!