messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Hệ thống toàn bộ kiến thức Ôn thi Vietcombank 2021

Năm 2021 sẽ là một năm Vietcombank tiếp tục tuyển dụng tập trung lượng nhân sự lớn, trình độ cao. Là một trong bốn “ông lớn” ngành Ngân hàng tại Việt Nam, Vietcombank luôn là ước mơ của nhiều người. Tuy nhiên, để ứng tuyển vào Vietcombank, bạn không chỉ cần nắm vững những kiến thức thông thường. Hãy hệ thống lại toàn bộ kiến thức ôn thi Vietcombank 2021 trước khi bước vào phòng thi, bạn sẽ tự tin và tỏa sáng. 

1. Tổng quan tài liệu hệ thống kiến thức ôn thi Vietcombank 2021

Hệ thống toàn bộ kiến thức Ôn thi Vietcombank 2021

1.1 Đối tượng sử dụng tài liệu ôn thi Vietcombank 2021

Các ứng viên có ý định ứng tuyển vào các vị trí sau trong Vietcombank có thể tham khảo bộ tài liệu tổng hợp kiến thức ôn thi Vietcombank 2021 dưới đây:

  • Cán bộ Khách hàng (QHKH)
  • Cán bộ Kế toán giao dịch (GDV)
  • Cán bộ Ngân quỹ

1.2 Cơ cấu đề thi Vietcombank 2021

Từ năm 2017 đến nay, Vietcombank vẫn duy trì hình thức thi tuyển gồm 2 phần: Nghiệp vụ và Tiếng Anh. Trong đó:

  • Nghiệp vụ: 50 câu/ 45p
  • Tiếng Anh: 50 câu/ 45p: Riêng đối với vị trí Ngân quỹ, nội dung Tiếng Anh được bỏ

2. Đề cương ôn thi Vietcombank 2021 chi tiết

Hệ thống toàn bộ kiến thức Ôn thi Vietcombank 2021

2.1 Phần Nghiệp vụ Khách hàng trong đề thi Vietcombank

Nghiệp vụ quan hệ khách hàng

Trong nội dung thi tuyển Nghiệp vụ, bố cục đề thi như sau:

  • 30 câu về Nghiệp vụ Tín dụng
  • 10 câu về Nghiệp vụ Kế toán Ngân hàng
  • 10 câu về Kiến thức chung (Vĩ mô, Vi mô)

Nghiệp vụ Tín dụng

Trong 30 câu hỏi về Nghiệp vụ Tín dụng, Vietcombank sẽ liên tục sử dụng ở 10 mảng kiến thức sau

  • Nghiệp vụ Tín dụng: Căn cứ theo Luật các TCTD số 47/2010 & Sửa đổi Luật TCTD năm 2018. Các kiến thức dàn trải căn cứ theo: 1/ Luật TCTD, 2/ Đặc điểm các Phương thức cấp tín dụng như Bao thanh toán, Chiết khấu, Cho thuê Tài chính. Phân tích các điểm mới của Luật sửa đổi Luật TCTD tại: Những nội dung cơ bản của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) 2017
  • Nghiệp vụ Cho vay: Căn cứ theo Thông tư 39/2016 về hoạt động Cho vay. Kiến thức đa dạng gồm Loại hình cho vay, Phương thức cho vay, Nhu cầu không được cho vay.. Tham khảo về các Điểm mới của Thông tư 39 tại: Những thay đổi cơ bản của cơ chế cho vay mới theo Thông tư 39
  • Nghiệp vụ về Phân loại Nợ & Trích lập dự phòng rủi ro: Căn cứ theo Thông tư 02/2013 về Phân loại nợ và trích lập DPRR. Kiến thức trọng tâm gồm: 1/Nhóm nợ, 2/Tỷ lệ dự phòng rủi ro, 3/ Tỷ lệ khấu trừ Tài sản bảo đảm, 4/ Trường hợp nhảy nhóm nợ/hạ nhóm nợ. Phân tích các điểm Quan trọng tại: Thông tư 02/2013/TT-NHNN: Điểm mới và những vấn đề đặt ra
  • Nghiệp vụ về Biện pháp bảo đảm: Căn cứ theo Nghị định 102/2017 về Đăng ký BIện pháp bảo đảm. Kiến thức trọng tâm gồm: 1/ Các giao dịch cần đăng ký biện pháp bảo đảm, 2/ Hiệu lực biện pháp bảo đảm.. Phân tích các điểm nổi bật của NĐ 102: HOT – [HOT] Những điểm mới QUAN TRỌNG trong Nghị định 102/2017/NĐ-CP – HL NGÀY 15.10.2017
  • Thông tư 36/2014 về Giới hạn tỷ lệ an toàn trong hoạt động TCTD: Nội dung Quan trọng, ƯA THÍCH của Vietcombank. Cùng phân tích 9 điểm mới của Thông tư 36 tại: NHNN nói về ‘9 điểm mới’ của Thông tư 36
  • Nghiệp vụ về Bảo lãnh: Căn cứ theo Thông tư 07/2015 về Bảo lãnh Ngân hàng. Kiến thức gồm: 1/ Quy trình phát hành bảo lãnh, 2/ Phân loại bảo lãnh, 3/ Bảo lãnh gián tiếp.. Bạn nên đọc bài viết sau để có được kiến thức tổng quan nhất: Những hiểu biết căn bản về BẢO LÃNH
  • Nghiệp vụ về Thanh toán Quốc tế: Số lượng câu hỏi ít, khoảng 1-2 câu về L/C. Kiến thức gồm: 1/ Phân loại L/C, 2/ Quy trình phát hành L/C, 3/ Ưu nhược điểm L/C. Tham khảo các Tài liệu về TTQT tại: Tài liệu Nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế
  • Nghiệp vụ về Luật Doanh nghiệp & các VB Pháp luật bổ sung: Tập trung chủ yếu vào 2 văn bản Luật Doanh nghiệp 2015 & Luật Dân sự 2015. Bên cạnh đó, từ năm 2017, Vietcombank cũng đã lược giảm khá nhiều các VB pháp luật bên ngoài, tuy nhiên, ứng viên nên chú ý các nội dung như “Tài sản hình thành trong tương lai, Luật đầu tư..” Phân tích điểm mới của Luật DN tại: Một số điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2014
  • Nghiệp vụ về Thẩm định Tài chính Doanh nghiệp: Tài chính Doanh nghiệp được coi là khẩu vị ƯA THÍCH trong các câu hỏi của Vietcombank. Theo đó, các Nội dung trọng tâm sẽ xoay quanh các nội dung như “Khoản phải thu nằm trong Tài sản ngắn hạn hay Nợ ngắn hạn, Giảm trừ HTK thuộc khoản mục nào…?” Bên cạnh đó, Ứng viên cũng nên quan tâm đến các vấn đề như : VLĐ ròng, Nhu cầu bổ sung VLĐ, các chỉ số Tài chính cơ bản, ý nghĩa chỉ số. Tham khảo các nội dung về Tài chính Doanh nghiệp tại: HOT – (Tài liệu nội bộ) Phân tích Tài chính Doanh nghiệp (RẤT HAY)
  • Nghiệp vụ về Tài trợ Dự án: Các nội dung liên quan trực tiếp đến ý nghĩa của NPV, IRR. Để bổ sung kiến thức, bạn có thể sử dụng Tài liệu mà UB biên soạn trong file đính kèm.

Chú ý:

Các bạn ứng viên có thể tham khảo thêm các nguồn tài liệu sau:

Nghiệp vụ Kế toán Ngân hàng (thuộc đề thi QHKH)

Khác với đề thi của Cán bộ Kế toán, các nội dung về Kế toán Ngân hàng thuộc đề thi QHKH tập trung đặc biệt ở Thông tư 200/2014 Hướng dẫn về Chế độ Kế toán.

Tham khảo thêm ở phần dưới của bài viết.

Nghiệp vụ Cán bộ Kế toán giao dịch/Ngân quỹ

Trong nội dung thi tuyển Nghiệp vụ, bố cục đề thi như sau:

  • 30 câu về Nghiệp vụ Kế toán Ngân hàng
  • 10 câu về Nghiệp vụ Tín dụng
  • 10 câu về Kiến thức chung (Vĩ mô, Vi mô)

Chú ý: Kế toán giao dịch và Ngân quỹ sử dụng chung đề thi.

Nghiệp vụ Kế toán Ngân hàng

Các phần Kiến thức trọng tâm bao gồm:

  • Hệ thống Chứng từ Kế toán
  • Báo cáo Tài chính
  • Tài sản cố định
  • Huy động vốn
  • Thanh toán, Chuyển tiền
  • Ngoại tệ, ngoại hối
  • Hạch toán Kế toán
  • Ngân quỹ
  • Tài chính Doanh nghiệp

Tổng hợp review đề thi Vietcombank các năm

  • Khoản phải thu kinh doanh bất động sản có độ rủi ro bao nhiêu % theo TT 36/2014/TT-NHNN
  • Hệ số an toàn vốn tối thiểu theo TT 36/2014 là bao nhiêu?
  • Hệ số LDR là gì?
  • Nghiệp vụ phát sinh trước thời điểm “cut off time’’ của KBNN và chi nhánh NHTM thì KBNN hạch toán phát sinh thu NSNN: trong ngày/ cuối ngày/ ngày giao dịch kế tiếp/ ngày hôm sau
  • Hệ thống tài khoản cấp III được chia thành mấy loại?
  • Dịch vụ ngân hàng điện tử của VCB nào không áp dụng cho Khách hàng là tổ chức?
  • Chi phí tín dụng bao gồm những chi phí nào?
  • Tỷ lệ trích lập quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính
  • Quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ vô hình khi nào? (Quyền SD đất được nhà nước giao sử dụng không thu tiền, Quyền sử dụng được nhà nước giao sử dụng có thu tiền…, quyền sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm).
  • DN phải nộp báo cáo tài chính chậm nhất sau bao nhiêu ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính?
  • Kê khai thuế GTGT theo quý áp dụng với đối tượng nào?
  • DN phải công bố thông tin bất thường trong vòng 24h sau khi có sự kiện nào sau đây xảy ra? Tổng tài sản giảm 10%/ vốn điều lệ giảm 5%…
  • Khi góp vốn đầu tư vào công ty con bằng ngoại tệ, doanh nghiệp … đánh giá lại tỷ giá ngoại tệ để điều chỉnh khoản đầu tư? (đáp án lựa chọn: Định kỳ/ Được phép/ Không được phép)
  • Hoạt động nào không làm thay đổi khoản mục quỹ đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ
  • 01 câu liên quan đến người cư trú và người không cư trú khi mang ngoại tệ ra nước ngoài
  • Một số câu liên quan đến tỷ giá ngoại tệ, trường phái trọng tiền, lạm phát và thất nghiệp,…
  • Hàng chi khuyến mại có chịu thuế VAT không? Khi thay đổi phương pháp hạch toán trong báo cáo tài chính so với năm trước cần phải làm gì?
  • Có hỏi P/E, tỷ lệ lạm phát, vốn chủ sở hữu, thẻ connect 24, đường cong Phillips, nếu khách hàng đóng thuế phát hiện lỗi sai thì đến đâu để sửa? Mua bán ngoại tệ lấy giá vào thời điểm nào? Sản phẩm của VCB? Các phím tắt trong excel? EPS là gì? NIMM, thuế, tiền gửi có kỳ hạn, mua bán ngoại tệ, chi phí cơ hội của sinh viên?

Phân loại nợ, EPS, trích dự phòng:

  • Thời hạn thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền?
  • Thâm hụt ngân sách., giao dịch thu NSNN trước cut off time hạch toán khi nào?
  • Vốn cấp 1, cấp 2, phân loại nợ
  • Car, P/E là gì? Hỏi về thuế
  • Bảng cân đối kế toán (4-5 câu), các thông tư?, có mấy loại nợ cấp 2 hay 3?, phương pháp hạch toán: ghi sai trong bảng CDKT sửa như thế nào một số câu nghiệp vụ…, nếu khách hàng đóng thuế phát hiện lỗi sai từ khách hàng thì đến đâu để sửa? chuyển tiền nhầm xử lý như thế nào? mua bán ngoại tệ lấy giá vào thời điểm nào trong ngày?
  • 10 câu nghiệp vụ hỏi về tài sản nợ có, chia cổ tức, chứng từ kế toán, PP tính giá xuất kho,…
    Hỏi cả về hệ thống chứng từ kế toán của doanh nghiệp ( câu UNC cần có những chữ ký nào)”

Chú ý: Bạn có thể tham khảo thêm các Tài liệu cơ bản như sau:

Trọn bộ Tài liệu về Kế toán Ngân hàng: [Share] Trọn bộ tài liệu Kế toán Ngân hàng

Hệ thống Văn bản pháp luật: HOT – Tổng hợp Văn bản Luật cho Giao dịch viên (CẬP NHẬT 2017)

Nghiệp vụ Tín dụng

Với các câu hỏi về Tín dụng trong đề thi của Cán bộ Kế toán, bạn cần tập trung vào các nội dung sau:

Luật các TCTD số 47/2010 và Sửa đổi Luật các TCTD

Thông tư 02/2013 về Phân loại Nợ và Trích lập Dự phòng

Bạn có thể tham khảo các Nội dung phía trên, thuộc phần Nghiệp vụ thi tuyển vị trí Cán bộ Quan hệ Khách hàng.

2.2 Phần Kiến thức chung

Nội dung về Kiến thức chung sẽ xuất hiện trong Đề thi của cả 3 vị trí trên.

Đề thi sẽ bố cục 80% nội dung là Kiến thức Vĩ mô, còn lại là Kiến thức Vi mô.

Các nội dung Ôn tập về Kiến thức chung gồm:

  • Cách tính Sản lượng Quốc gia
  • Tổng cung, Tổng cầu
  • Chính sách Tài khóa và Chính sách Ngoại thương
  • Chính sách tiền tệ
  • Mô hình IS – LM
  • Lạm phát & Thất nghiệp

Chú ý: Bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

2.3 Phần Tiếng Anh

Vietcombank vẫn nổi tiếng với đề thi Tiếng Anh khó nhằn. Để thành công vượt qua kì thi Tiếng Anh của Vietcombank, bạn cần xác định rõ các phần kiến thức trọng tâm. Từ đó, bạn cần xây dựng một lộ trình ôn tập tối ưu và hiệu quả.

Một số kiến thức trọng tâm bạn cần học kĩ:

  • Câu điều kiện loại 2,3
  • HTHT, HTHT tiếp diễn
  • Câu tường thuật: It is said/thought that ….
  • Although, Despite, in spite of ….
  • Because, because of, due to …..
  • Will, be going to và httd
  • Trạng từ (khá nhiều)
  • 5-7 câu cụm động từ
  • 3-5 câu từ mới (điều từ theo nghĩa của câu)
  • Sắp xếp từ thành câu 2-4 câu
  • Chia động từ thì chủ yếu là các thì: quá khứ, hiện tại hoàn thành và quá khứ hoàn thành.

Lưu ý:

  • Không có quá nhiều từ vựng chuyên ngành
  • Đề tiếng anh có 5-6 câu loại Giả thiết (If), tìm chỗ sai trong câu (chủ yếu là ngữ pháp), một số từ đồng nghĩa, từ nối, lược mệnh đề quan hệ, không quá liên quan đến chuyên ngành.

2.4 Chú ý: Tài liệu bổ trợ

Tổng hợp Tài liệu Tiếng Anh ôn thi Vietcombank: HOT – (Tiếng Anh) Tổng hợp Tài liệu Tiếng Anh (ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT) phục vụ ôn thi Vietcombank và các NH lớn

Kết luận

Trên đây là tổng hợp bộ đề cương ôn thi Vietcombank 2021 chi tiết do UB Academy tổng hợp và biên soạn. Bộ tài liệu này sẽ có ích trong việc hệ thống lại toàn bộ kiến thức các phần, đặc biệt phù hợp sử dụng trong giai đoạn ôn thi cuối cùng. Đừng bỏ qua các đề thi thử các năm do UB Academy tổng hợp. Luyện đề là cách nhanh nhất để bạn ôn luyện thi Vietcombank.