messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Giới Thiệu Về Chiết Khấu Bộ Chứng Từ Trong L/C

Đối với những khách hàng thường xuyên sử dụng Thanh toán quốc tế thì chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với thuật ngữ “Chiết khấu bộ chứng từ”. Tuy nhiên, bạn đã hiểu thực sự về thuật ngữ này hay chưa cũng như nắm được tất cả các loại chiết khấu? Trong bài viết ngày hôm nay thì UB Academy sẽ giới thiệu cụ thể hơn cho bạn nhé.

1. Chiết khấu là gì?

chiết khấu bộ chứng từ trong L/C

Chiết khấu bộ chứng từ là một hình thức khi ngân hàng căn cứ vào L/C để hỗ trợ cho người xuất khẩu được thanh toán trước. Tất cả các chi phí lãi vay tương đương vay ngắn hạn sau đó thì người xuất khẩu sẽ phải chịu toàn bộ. Đương nhiên là số tiền mà ngân hàng sử dụng để thanh toán cho người xuất khẩu sẽ luôn thấp hơn số tiền nhà xuất khẩu nhận được từ bên phía L/C. Nói theo một cách dễ hiểu hơn thì chiết khấu chính là một hình thức cho vay được đảm bảo và phương thức đảm bảo thì chính là số tiền sẽ nhận được tương đương giá trị của L/C xuất khẩu. 

2. Bản chất của việc chiết khấu

chiết khấu bộ chứng từ trong L/C

Thông thường thì việc chiết khấu bộ chứng từ sẽ xảy ra trong trường hợp thanh toán trả chậm hay còn gọi là L/C trả chậm. Nếu như quá trình thanh toán của ngân hàng mở quá lâu và người xuất khẩu không muốn chờ đợi thì sẽ lựa chọn phương án nhận tiền thanh toán trước. Và bên chi trả cho khoản tiền thanh toán trước này chính là ngân hàng thông báo. Sau quá trình này thì ngân hàng mở sẽ phải tự động chịu trách nhiệm trong việc trả tiền cho ngân hàng thông báo. Đương nhiên là từ trước đó để ngân hàng thông báo có thể chi trả cho các khoản thanh toán này thì đã phải xác nhận bộ chứng từ bao gồm có chứng từ hợp lý và hợp lệ bởi ngân hàng mở.

Ngoài ra, cũng có một số các trường hợp khác xảy ra như sau: Khi L/C thanh toán ngay lập tức nhưng ngân hàng mở lại là người chậm trả tiền thì người xuất khẩu cũng có thể trực tiếp yêu cầu với ngân hàng thông báo trong việc chiết khấu bộ chứng từ. Như đã nói ở trên thì số tiền được thanh toán phần trước này sẽ không thể nào là 100% bởi còn dư ra vì phí chiết khấu cũng như các khoản rủi ro dự phòng từ phía ngân hàng thông báo.

Đặc biệt là loại phí chiết khấu sẽ được tính dựa trên lãi suất cho vay theo thời gian ngắn hạn nhờ vào số ngày mà dự kiến sẽ nhận được tiền hàng từ ngân hàng mở. Số ngày dự kiến thông thường sẽ là 10 ngày.

3. Quy trình chiết khấu bộ chứng từ

chiết khấu bộ chứng từ trong L/C

Sau khi tìm hiểu về khái niệm chiết khấu chứng từ là gì cũng như bản chất thực sự của chiết khấu bộ chứng từ thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy trình làm việc:

  • Bước 1: L/C sẽ phải được mở ra giống như các bước thông thường từ trước đó. 

Lưu ý dành cho người xuất khẩu là người trực tiếp phải mở L/C là người nhập khẩu. Ngoài ra thì L/C này bắt buộc phải được mở dựa trên quy định theo lệnh của ngân hàng mở và toàn bộ vận đơn gốc thì sẽ được ngân hàng thông báo xem xét để xuất trình.

  • Bước 2: Theo đúng yêu cầu của L/C thì người xuất khẩu sẽ giao hàng cho người nhập khẩu.
  • Bước 3: Sau khi người xuất khẩu lập bộ chứng từ thì sẽ gửi cho phía ngân hàng thông báo. Đồng thời cũng sẽ yêu cầu ngân hàng này chiết khấu bộ chứng từ.
  • Bước 4: Sau khi ngân hàng thông báo tiến hành chiết khấu thì sẽ lập tức trả tiền cho phía người xuất khẩu.
  • Bước 5: Ngân hàng thông báo sẽ có nghĩa vụ phải gửi bộ chứng từ cho phía ngân hàng mở và yêu cầu phía ngân hàng này phải thanh toán. Phía ngân hàng thông báo có thể gửi kèm theo hối phiếu hoặc không.
  • Bước 6: Ngân hàng thông báo nhận được tiền của ngân hàng mở.

4. Chiết khấu chứng từ truy đòi và chiết khấu chứng từ miễn truy đòi

chiết khấu bộ chứng từ trong L/C

Ngân hàng thông báo thông thường sẽ cung cấp hai hình thức chiết khấu bộ chứng từ như sau:

4.1. Chiết khấu chứng từ truy đòi

Chiết khấu bộ chứng từ có truy đòi có tên tiếng Anh là Negotiation with Recourse. Đối với hình thức này thì nếu như ngân hàng mở không trả tiền cho ngân hàng thông báo thì ngân hàng thông báo sẽ được phép liên hệ và đòi lại số tiền đã ứng đối với người xuất khẩu. Đương nhiên số tiền này sẽ bao gồm cả tiền ứng trước lẫn với tiền lãi.

4.2. Chiết khấu chứng từ không truy đòi

Chiết khấu bộ chứng từ không truy đòi có tên tiếng Anh là Negotiation without Recourse. Và hình thức này sẽ ngược lại hoàn toàn với chiết khấu bộ chứng từ có truy đòi. Tiếp tục áp dụng đối với trường hợp nếu như ngân hàng mở không trả tiền cho ngân hàng thông báo thì thay vì đòi lại số tiền đáp ứng cho người xuất khẩu thì ngân hàng này sẽ không được quyền đòi. Đương nhiên đây là phương án vô cùng rủi ro và có thể mang lại nhiều thiệt hại lớn cho ngân hàng thông báo. Đây cũng là lý do tại sao hình thức này rất ít được áp dụng hoặc nếu có áp dụng thì phí chiết khấu cũng rất cao.

5. Kết luận 

Như vậy qua bài viết trên thì chúng ta đã cùng tìm hiểu về chiết khấu bộ chứng từ trong L/C. Ub Academy hi vọng rằng bài viết trên đã đem đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn và hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong thời gian sắp tới để không bỏ lỡ bất cứ thông tin thú vị nào về tài chính.