Có thể bạn sẽ quan tâm
Đối tượng không được làm kế toán theo Luật Kế toán
Ở những công ty, doanh nghiệp luôn có một bộ phận không thể thiếu đó chính là kế toán. Có thể thấy vai trò của ké toán trong công ty rất quan trọng vì nắm giữ tất cả các dữ liệu về tài chính của công ty, doanh nghiệp để báo cáo cân nhắc cho các quyết định dự tính khi sử dụng đến kinh tế. Luật Kế toán đã quy định rõ ràng các đối tượng được và không được làm kế toán, bạn đã biết?
Kế toán là gì?
Theo Luật Kế toán 2015, kế toán là việc thu thập; xử lý; kiểm tra; phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Hiểu đơn giản, kế toán là quá trình xác định; ghi chép; tổng hợp và báo cáo các thông tin kinh tế cho những người ra quyết định.
Mục đích của kế toán trong doanh nghiệp:
- Cung cấp các thông tin hữu ích cho việc đề ra các quyết định về kinh tế và để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Nắm rõ về pháp luật kinh doanh, pháp luật kế toán, chính sách thuế, đáp ứng được nhu cầu nhân lực thực tiễn về kế toán của các doanh nghiệp
Đối tượng kế toán
Đối tượng của kế toán là sự hình thành và tình hình sử dụng các loại tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một đơn vị kinh tế cụ thể. Người đảm nhiệm chức vụ kế toán sẽ là người thực hiện việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân mà người đó tham gia làm việc. Theo Điều 8 Luật kế toán 2015 quy định đối tượng kế toán được phân ra thuộc các hoạt động như sau:
Thuộc hoạt động thu, chi NSNN, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng NSNN
Ở hoạt động này, đối tượng kế toán bao gồm:
- Tiền, vật tư và tài sản cố định;
- Nguồn kinh phí, quỹ;
- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
- Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
- Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
- Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
- Nợ và xử lý nợ công;
- Tài sản công;
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
Thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng NSNN
Tại hoạt động này, đối tượng kế toán là tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định tại các điểm a, b, c, d và i khoản 1 Điều này, cụ thể:
- Tiền, vật tư và tài sản cố định;
- Nguồn kinh phí, quỹ;
- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
- Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
Thuộc hoạt động kinh doanh
- Tài sản;
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;
- Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
- Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
Thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính
- Các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này, cụ thể:
+ Tài sản;
+ Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
+ Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;
+ Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
+ Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
+ Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
- Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;
- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
- Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá.
Đối tượng không được làm kế toán theo Luật Kế toán
Theo quy định tại Điều 52 Luật kế toán 2015 về những đối tượng không được làm kế toán:
- Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
-
Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp Luật; của người đứng đầu; của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu; phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán; kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toá; trừ doanh nghiệp tư nhân; công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu; doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước; và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Người đang làm quản lý, Điều hành, thủ kho, thủ quỹ; người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán; trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước; và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Vậy theo khoản 2 Điều này, chỉ có những người thân thích như bố, mẹ, vợ, chồng, anh chị em ruột của trường phòng kế toán doanh nghiệp bạn mới không được phép đảm nhiệm chức danh kế toán Ngân hàng. Trong trường hợp là cháu dâu của trường phòng kế toán thì do pháp luật kế toán không cấm nên vẫn được phép.
Tuy nhiên, việc tuyển dụng cháu dâu của trường phòng kế toán vào vị trí kế toán ngân hàng cần phải đáp ứng được đầy đủ điều kiện và đúng theo trình tự, nguyên tắc tuyển dụng của Luật viên chức 2010.
Nguyên tắc tuyển dụng kế toán, có 05 nguyên tắc trong tuyển dụng
- Nguyên tắc bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật.
- Nguyên tắc bảo đảm tính cạnh tranh.
- Nguyên tắc cơ quan tuyển dụng phải tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số
Như vậy, để đáp ứng về việc lựa chọn kế toán và nguyên tắc lựa chọn kế toán thì cơ quan, đơn vị cần tuyển chọn phải lựa chọn người đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không bị truy cứu các trạch nhiệm liên quan đến pháp luật, có trình độ và năng lực học thức phù hợp với nghề; không được lựa chọn người có mối thân thiết trong gia đình làm kế toán bởi lẽ nguyên tắc tuyển dụng là phải công khai, minh bạch theo quy định pháp luật và là người đáp ứng về năng lực, vị trí công việc.
Nguyên tắc tuyển dụng kế toán làm việc tại ngân hàng
Theo quy định ngân hàng được chia làm 02 loại:
- Ngân hàng Nhà Nước: Là cơ quan chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát hành tiền và lưu thông tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng tiền, đảm bảo an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Ngân hàng thương mại: Là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Kế toán ngân hàng
Kế toán ngân hàng là việc thu thập, ghi chép, xử lý, phân tích các nghiệp vụ kinh tế, tài chính, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý hoạt động tiền tệ ở ngân hàng, và cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân theo qui định của Pháp luật.
Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng gồm:
- Thu thập, ghi chép kịp thời đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Kiểm tra giám sát chặt chẽ các khoản thu chi tài chính.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu và đề xuất các giải pháp phục vụ cho yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong đơn vị.
- Cung cấp thông tin chính xác cho Ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý nhà nước phục vụ cho sự chỉ đạo thực thi các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính.
- Tổ chức tốt việc giao dịch với khách hàng, góp phần thực hiện tốt các chính sách của đơn vị.
Những nguyên tắc kế toán cơ bản
- Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phải được ghi sổ tại thời điểm phát sinh chứ không căn cứ thời điểm thực tế thu hoặc chi.
- Hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là một ngân hàng đang trong quá trình hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần.
- Giá gốc: Giá gốc của tài sản được ghi chép theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả, hoặc ghi theo giá hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.
- Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu chi phí phải phù hợp với nhau. Khi nhận một khoan doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
-
Nhất quán: Kế toán phải áp dụng nhất quán các chính sách và phương pháp kế toán ít nhất trong một niên độ kế toán.
- Thận trọng: Cần có sự xem xét phán đoán trong khi lập các ước tính kế toán như:
- Trích lập các khoản dự phòng không quá cao, không quá thấp
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.
- Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
- Trọng yếu: Các thông tin được xem là trọng yếu nếu như việc bỏ qua thông tin hoặc độ chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể đến báo cáo tài chính, ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng.
Đối tượng của kế toán ngân hàng được chia thành 3 bộ phận:
- Tài sản được phân theo hình thái biểu hiện và hiện trạng gồm: Tài sản có, sử dụng vốn và vốn
- Nguồn hình thành nên tài sản thể hiện nguồn gốc của sự ra đời tài sản trong ngân hàng gọi là: Nguồn vốn hoặc tài sản nợ
- Sự chu chuyển của tài sản giữa hệ thống ngân hàng trong một quốc gia, giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống…
Ba bộ phận trên phản ánh toàn bộ hoạt động của ngân hàng trong một thời kỳ, cung cấp các thông tin kế toán quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn cho người sử dụng.
Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng
Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng là một tập hợp các tài khoản kế toán mà đơn vị kế toán ngân hàng phải sử dụng để phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn, và sự vận động của chúng trong quá trình hoạt động
Hiện nay Hệ thống tài khoản Ngân hàng áp dung theo QĐ số: 479/2004/QĐ-NHNN
Kế toán ngân hàng bao gồm các phần hành chính sau:
- Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và thanh toán trong Ngân hàng
- Kế toán nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thương mại
- Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư tài chính
- Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, vàng đá quý
- Kế toán nghiệp vụ thanh toán và tín dụng quốc tế
- Kế toán tài sản cố định và công cụ dụng cụ
- Nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng
- Vốn chủ sở hữu trong ngân hàng thương mại
- Kế toán thu nhập chi phí và kế quả kinh doanh
- Báo cáo kế toán, báo cáo tài chính trong ngân hàng
Kết luận
Như vậy, để đảm nhiệm chức vụ kế toàn thì người đó phải nắm rõ các hoạt động vè kế toán doanh nghiệp, công ty theo Luật kế toán; Phải xác định được mình có thuộc trường hợp đối tượng được hay không được làm kế toán; và khi tham gia hoạt động kế toán cần thực hiện đúng theo nguyên tắc làm việc không được sử dụng những hành vi trái pháp luật vào chức vụ.
Nguồn: Luật Dương gia
Trên đây là những quy định trong Luật Kế toán về các đối tượng không được làm kế toán. Hi vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc của mình. Đừng quên theo dõi chuyên mục Chia sẻ kiến thức UB Academy; Diễn đàn U&Bank và Blog LearnID để cập nhật thêm kiến thức mới về ngành.