Có thể bạn sẽ quan tâm
Cách nhớ 11 điều kiện Incoterms 2010 nhanh và hiệu quả nhất
- 1. Nhóm E - Ex Works (EXW)
- 2. Nhóm F
- 2.1. FCA - Free Carrier
- 2.2. FAS - Free Alongside
- 2.3. FOB - Free on Board
- 3. Nhóm C
- 3.1. CFR - Cost and Freight
- 3.2. CIF – Cost – Insurance and Freight
- 3.3. CPT – Carriage Paid to
- 3.4. CIP – Carriage and insurance paid to
- 4. Nhóm D
- 4.1. DAT – Delireres at terminal – Giao hàng tại bến
- 4.2. DAP – Delivered at place – Giao hàng tại nơi đến
- 4.3. DDP – Delivered duty paid – Giao hàng đã thông quan nhập khẩu
Nếu bạn đang cảm thấy đau đầu khi phải tìm cách nhớ 11 điều kiện Incoterms 2010 thì trong bài viết này hôm nay Ub Academy cái bật mí cho các bạn cách nhớ hiệu quả và nhanh nhất.
Quy tắc: Điều kiện Incoterms 2010 tổng cộng có 4 nhóm là 4 điều kiện thương mại: E, F, C, D. Bạn có thể nhớ câu “Em Fải Cố Đi” tương đương với 4 chữ cái đầu tiên. Ngoài ra thì bạn cũng có thể nhớ những điều kiện này dựa trên sơ đồ bóng đá 1-3-4-3 với thứ tự tương đương E: cầu thủ, F: hậu vệ, C: tiền vệ và D: tiền đạo.
1. Nhóm E - Ex Works (EXW)
Ex Works có nghĩa là giao hàng tại xưởng. Người bán trong điều kiện này có trách nhiệm sẽ chuẩn bị sẵn sàng toàn bộ hàng của mình tại cửa kho như trong hợp đồng đã đề trước đó. Còn lại tất cả các công việc khác đều sẽ là của người mua như bốc hàng lên phương tiện vận tải nội địa, thông quan hàng xuất khẩu nếu có, thuê phương tiện vận tải, vận chuyển hàng ra cảng, thông quan hàng nhập khẩu, chịu trách nhiệm các loại phí hay thuế,......
Cũng trong điều kiện này thì không có bên nào bắt buộc phải mua bảo hiểm cho lô hàng nhưng đương nhiên để phòng tránh rủi ro tốt nhất thì bên có rủi ro dài hơn nên mua bảo hiểm.
Nhóm E là nhóm điều kiện đầu tiên trong Incoterms 2010
Bạn có thể nhớ một cách đơn giản theo phương thức sau: Giả sử bạn đang có một món hàng, bạn chỉ có nhu cầu muốn bán và không muốn chịu bất cứ một trách nhiệm nào khác liên quan đến lô hàng đó thì có thể nhớ đến điều kiện là nhóm E.
2. Nhóm F
Trong nhóm F thì lại được chia thành ba điều kiện nhỏ khác là FOB, FCA và FAS. Để có thể nhớ một cách đơn giản thì bạn hãy nhớ F đại diện cho free. Tại nhóm này thì người bán sẽ không có bất cứ trách nhiệm nào về mặt giao hàng cũng như không phải chịu chi phí nào sau khi đã giao hàng. Các trường hợp giao hàng có thể xảy ra là hàng đã giao cho những người chuyên chở tại nơi quy định (Carrier), giao hàng dọc mạn tàu (Alongside Ship) và giao hàng ở trên tàu tại cảng bốc hàng (On board)
Vậy thì đâu là cơ sở để có thể phân biệt được ba điều kiện nhỏ kia:
2.1. FCA - Free Carrier
Để có thể nhớ được điều kiện này thì bạn có thể hiểu đơn giản theo phương thức sau: Giả sử bạn là người bán thì bạn sẽ chỉ có trách nhiệm trong quá trình bốc hàng lên phương tiện vận tải của người mua gửi đến nhận hàng. Sau khi quá trình này diễn ra thì bạn sẽ hoàn toàn không còn bất cứ trách nhiệm nào nữa.
Tính chất cơ bản của nhóm này được thể hiện rõ nhất qua C - Carrier, Free Carrier, có nghĩa là miễn trách nhiệm vận chuyển.
VD: Nếu bạn bán sản phẩm sang địa điểm B và cơ sở sản xuất lại ở địa điểm A thì bạn chỉ có trách nhiệm chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người ở địa điểm B gửi đến. Chuyển hàng lên xe có rất nhiều các hình thức khác nhau như thuê người bốc vác hoặc thuê xe nâng,....
Hoặc nếu như bạn chỉ giao hàng đến địa điểm C là kho trung chuyển thì công việc chuyển hàng lên xe để vận chuyển về địa điểm B sẽ là nghĩa vụ của bên mua.
2.2. FAS - Free Alongside
Tính chất cơ bản của nhóm này được thể hiện rõ nhất qua A - Alongside, Free Alongside, có nghĩa là miễn trách nhiệm cho đến khi xếp dọc mạn tàu.
Khác với FCA thì FAS sẽ khiến trách nhiệm của bạn cao hơn. Giả sử bạn là người bán thì bạn sẽ không giao hàng trực tiếp tại cơ sở sản xuất của mình hay điểm trung chuyển như trên nữa mà bạn sẽ phải trực tiếp vận chuyển hàng hóa để xếp dọc mạn tàu. Quá trình vận chuyển này thì bạn có thể thuê phương tiện vận chuyển và thuê một số nhân công hoặc xe nâng,... hỗ trợ.
Trách nhiệm của người bán dần được nâng cao qua nhóm F
2.3. FOB - Free on Board
Tính chất cơ bản của nhóm này được thể hiện rõ nhất qua B - Board, Free Board, có nghĩa là miễn trách nhiệm sau khi đã giao hàng lên tàu.
Ở FOB thì trách nhiệm của người bán sẽ cao hơn nữa vì người bán sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến thủ tục xuất khẩu cũng như nộp thuế và lệ phí xuất khẩu. Ngoài ra thì sau khi đã bốc hàng lên tàu thì người bán mới hoàn toàn hết trách nhiệm.
Như vậy sau khi tìm hiểu về điều kiện F thì ta có thể rút ra được rằng mức độ quan trọng liên quan đến trách nhiệm chuyên chở sẽ tăng dần như sau: FCA → FAS → FOB.
3. Nhóm C
Trong nhóm c thì lại được chia thành bốn điều kiện nhỏ khác là CFR, CIF, CPT và CIP. Và cụ thể để có thể phân biệt được bốn nhóm điều kiện nhỏ này thì ta cần những cơ sở sau:
3.1. CFR - Cost and Freight
Cost and Freight chính là tiền hàng và tiền cước phí. Tiếp tục, giả sử bạn là người bán thì ở điều kiện này bạn sẽ tiếp tục phải chịu thêm chi phí chuyên chở để đến cảng dỡ hàng. Còn lại bạn sẽ phải thỏa thuận với người mua về chi phí dỡ hàng.
Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển)
3.2. CIF – Cost – Insurance and Freight
Cost – Insurance and Freight bao gồm có tiền hàng, tiền bảo hiểm và tiền cước phí. Giả sử bạn tiếp tục là người bán thì bạn phải đặt ra được trường hợp: Nếu dọc đường bạn vận chuyển hàng hóa đến cảng bán và hàng hóa chẳng may bị hỏng thì ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm? Như vậy thì bản thân bạn sẽ phải mua bảo hiểm cho lô hàng này. I là đại diện cho Insurance - Bảo hiểm, bạn có thể sử dụng dấu hiệu này để phân biệt với những điều kiện khác nhé.
Giá CIF = Giá FOB + F(cước vận chuyển) + (CIF x R) = (FOB+F)/(1-R)
3.3. CPT – Carriage Paid to
CPT thì khá giống với CFR nên rất dễ bị nhầm lẫn.Tuy nhiên thì CPT sẽ có thêm cả cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng cho đến nơi nhận hàng. Đương nhiên người bán sẽ là người chỉ định vị trí nhận hàng.
Nhóm C có tổng cộng 4 điều kiện nhỏ khác
3.4. CIP – Carriage and insurance paid to
Cuối cùng là Carriage and insurance paid to có nghĩa là cước phí và bảo hiểm trả tới.
CIP = CIF + (I+F) = CPT+I
Ngoài ra thì bạn cũng cần lưu ý rằng CFR và CIF áp dụng dành riêng cho những phương tiện vận tải bằng đường thủy. Còn lại nếu như vận chuyển bằng đường sắt đường hàng không đường bộ hoặc các vận tải đa phương thức khác thì sẽ sử dụng CPT và CIP. Trách nhiệm của người bán đang dần tăng lên với sắp xếp: CFR → CIF → CPT → CIP.
4. Nhóm D
Nhóm D tiếp tục được chia thành ba điều kiện nhỏ và sẽ dựa trên một số các cơ sở sau để phân biệt:
4.1. DAT – Delireres at terminal – Giao hàng tại bến
Ở điều kiện này thì giả sử nếu như bạn là người bán thì bạn chỉ cần chịu rủi ro cho đến khi hàng hóa được giao. Có nghĩa là khi bạn giao hàng thì ngay khi hàng hóa được dỡ khỏi phương tiện vận tải tại một bến theo quy định thì bạn đã hết trách nhiệm.
4.2. DAP – Delivered at place – Giao hàng tại nơi đến
Tiếp tục, giả sử bạn là người bán và bạn đang muốn người mua sẽ là người chịu mọi rủi ro cũng như các chi phí thông quan nhập khẩu thì bạn có thể sử dụng điều kiện DAP.
Nhóm D của Incoterms 2010
4.3. DDP – Delivered duty paid – Giao hàng đã thông quan nhập khẩu
Nếu bạn là người bán và bạn muốn mình sẽ là người trực tiếp làm thủ tục thăm quan nhập khẩu cũng như giải quyết vấn đề trả thuế cùng với chi phí liên quan đến nhập khẩu thì có thể sử dụng điều kiện DDP nhé.
Kết luận
Như vậy qua bài viết trên thì Ub Academy đã giới thiệu đến với các bạn đọc về những cách nhớ 11 điều kiện Incoterms 2010 nhanh và hiệu quả nhất. Hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong những bài viết tới để khám phá thêm nhiều bài viết thú vị về tài chính nhé.