Có thể bạn sẽ quan tâm
Các dạng bài tập nghiệp vụ ngân hàng thương mại kèm lời giải
Các dạng bài tập nghiệp vụ ngân hàng thương mại liên quan tới những công việc chính gồm: Tín dụng, thanh toán, huy động vốn, nhận tiền gửi.
- 1. Thế nào là nghiệp vụ ngân hàng thương mại?
- 2. Các dạng nghiệp vụ ngân hàng thương mại cần biết
- 2.1 Nghiệp vụ liên quan tới tài sản nợ (Các hình thức huy động vốn; quản lý vốn chủ sở hữu và các quỹ)
- 2.2 Nghiệp vụ huy động vốn
- 2.3 Nghiệp vụ tín dụng
- 2.4 Một số nghiệp vụ khác
- 3. Hướng dẫn giải các dạng bài tập nghiệp vụ ngân hàng thương mại
- 3.1 Bài tập 1
- 3.2 Bài tập 2
Thông qua đó chúng ta sẽ dễ dàng hình dung về công việc cụ thể của một nhân viên ngân hàng. Mời bạn cùng UB Academy khám phá chi tiết hơn trong bài viết sau đây.
1. Thế nào là nghiệp vụ ngân hàng thương mại?
Trước khi đi sâu vào cách giải các dạng bài tập nghiệp vụ ngân hàng thương mại chúng ta cần nắm rõ một số khái niệm về ngân hàng cũng như các nhiệm vụ khác cần biết.
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại là các kỹ năng về trình độ
chuyên môn liên quan đến hoạt động của ngân hàng
Nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ ngân hàng thương mại nói riêng bao gồm tất tật những kỹ năng về trình độ chuyên môn để thực hiện công việc liên quan đến hoạt động của ngân hàng.
Với các nhân viên trong đơn vị này, nghiệp vụ là yêu cầu quan trọng cần đáp ứng. Nhiệm vụ chuyên môn này thường sẽ xoay quanh ngân hàng như các giao dịch thanh toán, đầu tư tiền tệ, tài chính, kinh doanh…
2. Các dạng nghiệp vụ ngân hàng thương mại cần biết
Hoạt động chính của ngân hàng thương mại liên quan tới kinh doanh tiền tệ. Vì vậy, nghiệp vụ về cơ bản cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
6 nghiệp vụ cơ bản quan trọng của ngân hàng thương mại
Có 6 nghiệp vụ cơ bản quan trọng của ngân hàng thương mại bạn cần nắm rõ nếu muốn làm việc tại đây. Mỗi dạng sẽ tương ứng với các loại hình bài tập tương ứng.
2.1 Nghiệp vụ liên quan tới tài sản nợ (Các hình thức huy động vốn; quản lý vốn chủ sở hữu và các quỹ)
Kỹ năng chuyên môn này rất phổ biến trong hoạt động tại ngân hàng thương mại. Và nguồn vốn phản ánh trực tiếp nghiệp vụ liên quan tới tài sản nợ. Các dạng bài tập nghiệp vụ ngân hàng thương mại xoay quanh vấn đề đó thường xuyên được nhắc tới.
Nguồn vốn là yếu tố phản ánh trực tiếp nghiệp vụ tài sản nợ, huy động vốn.
Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại gồm:
- Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu còn gọi là vốn tự có, là số vốn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng thương mại. Nguồn vốn này chủ yếu được đóng góp từ những người chủ ngân hàng và được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại.
- Vốn huy động: Đây là bộ phận lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Với việc huy động vốn, ngân hàng được quyền sử dụng vốn và có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho người gửi.
- Vốn vay: Trong quá trình kinh doanh của các ngân hàng thương mại có tình trạng tạm thời thừa vốn hoặc thiếu vốn. Các ngân hàng có thể vay hoặc cho vay vốn để tận dụng cơ hội kinh doanh hoặc đảm bảo khả năng thanh toán. Ngân hàng thương mại có thể vay vốn ở ngân hàng thương mại khác.
- Nguồn vốn khác: Nguồn vốn khác của ngân hàng thương mại bao gồm vốn trong thanh toán, vốn ủy thác...
2.2 Nghiệp vụ huy động vốn
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của ngân hàng phải kể đến là huy động vốn. Theo đó, các ngân hàng thường nhận tiền gửi hoặc mua/bán giấy tờ có giá với các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức. Sau đó sẽ trả lãi, gốc khi khách hàng rút khoản tiền gửi hoặc đến hạn phải thanh toán giấy tờ có giá.
2.3 Nghiệp vụ tín dụng
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều có nguồn vốn huy động. Khoản này thường dùng vào mục đích cho vay hoặc các phương thức cấp tín dụng khác (bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu giấy tờ có giá,..) nhằm tăng lợi nhuận. Đây được gọi là nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Một nhân viên ở Ngân hàng thương mại cần có nghiệp vụ này để có thể phụ trách công việc liên quan.
Một ngân hàng dùng tiền từ các khoản mục nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận chính là nghiệp vụ tín dụng
Cho vay là một trong những phương thức cấp tín dụng phổ biến nhất tại Ngân hàng. Để thực hiện một giao dịch liên quan đến cho vay, phải xét đến tính chất, hình thức của khoản vay. Việc xem xét dựa trên các căn cứ khác nhau, bao gồm
Căn cứ |
Hình thức |
Mục đích |
|
Thời điểm cho vay |
|
Hình thái giá trị khoản vay |
|
Uy tín của người vay |
|
Phương pháp hoàn trả khoản vay |
1. Trả gốc và lãi định kỳ: Trả gốc và lãi hàng tháng: Trả gốc và lãi theo kỳ hạn khác: 2. Trả gốc và lãi một lần khi đáo hạn: Trong phương pháp này, khách hàng chỉ trả lãi định kỳ hàng tháng hoặc theo kỳ hạn khác, và đến ngày đáo hạn, bạn sẽ trả toàn bộ số tiền gốc và lãi còn lại. 3. Trả dần: Phương pháp này chia nhỏ số tiền gốc và lãi thành các kỳ trả đều nhau, đảm bảo rằng bạn trả hết nợ sau một khoảng thời gian xác định. |
2.4 Một số nghiệp vụ khác
Ngoài những nghiệp vụ cơ bản và quan trọng ở trên, có một số nghiệp vụ ngân hàng khác như:
- Dịch vụ thanh toán: Ngân hàng sẽ thực hiện các lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng. Ủy nhiệm chi hoặc ủy nhiệm thu, séc,...
- Ủy thác: Khách hàng giao vốn hoặc tài sản cho Ngân hàng để thực hiện một hoặc một số hoạt động tài chính, đầu tư, hoặc dịch vụ khác theo thỏa thuận. Ngân hàng sẽ thay mặt khách hàng thực hiện các hoạt động này và chịu trách nhiệm về kết quả, trong khi bên ủy thác chịu mọi rủi ro liên quan.
- Chiết khấu giấy tờ có giá: Ngân hàng mua lại các giấy tờ có giá (như trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu...) từ khách hàng trước khi đến hạn thanh toán, với một mức giá thấp hơn giá trị ghi trên giấy tờ đó
- Kinh doanh ngoại tệ: Liên quan đến hoạt động mua bán và kinh doanh ngoại tệ.
3. Hướng dẫn giải các dạng bài tập nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Các dạng bài tập nghiệp vụ ngân hàng thương mại sẽ tương ứng với kiến thức chuyên môn của các vị trí làm việc trong Ngân hàng. Tùy vào từng loại nghiệp vụ mà có những hướng dẫn giải bài tập khác nhau.
Hướng dẫn giải bài tập ngân hàng thương mại
Trong phần này UB Academy đưa hai bài tập cụ thể liên quan đến một trong những nghiệp vụ phổ biến của ngân hàng thương mại là tín dụng.
3.1 Bài tập 1
Tại NHTM A có các thông tin sau: Một doanh nghiệp xây dựng có nhu cầu vay theo hạn mức tín dụng trong năm N+1. Doanh nghiệp này đã gửi bộ hồ sơ vay vốn đến ngân hàng A, với các tài liệu như sau:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm N+1 |
Đơn vị: triệu đồng |
Kế hoạch giá trị sản lượng năm N+1 |
129.621 |
Doanh thu dự kiến năm N+1 |
102.000 |
Vòng quay Vốn lưu động |
2 vòng/năm |
Chi phí: |
|
Nguyên nhiên vật liệu |
93.600 |
Chi lương |
15.254 |
Chi phí máy |
2.828 |
Thuế GTGT phải nộp |
6.252 |
Chi phí trực tiếp khác |
2.001 |
Chi phí quản lý |
2.592 |
Lãi vay vốn |
1.440 |
+ Yêu cầu: Xác định hạn mức tín dụng năm N+1 của DN tại ngân hàng A, biết rằng Vốn lưu động ròng và số vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng, vay mượn được của ngân hàng khác năm N+1 là 40 tỷ đồng.
+ Hướng dẫn giải:
Trước tiên, bạn cần nhớ cụm công thức quan trọng khi làm bài tập về tính hạn mức tín dụng:
- Hạn mức tín dụng (HMTD) = Nhu cầu vốn lưu động (VLĐ) - Vốn tự có (TC) tham gia - Nguồn tham gia khác.
- Vốn TC tham gia = Tài sản lưu động (TSLĐ) - Nợ Ngắn hạn.
- Nhu cầu VLĐ = Chi phí Sản xuất kinh doanh (SXKD)/ vòng quay VLĐ.
- Vòng quay vốn LĐ = Doanh thu thuần / TSLĐ bình quân (BQ).
Bài giải:
Theo đề bài ta có bảng chi phí cho hoạt động SXKD:
Tổng chi phí SXKD bao gồm: |
Số tiền (triệu đồng) |
Nguyên nhiên vật liệu |
93.600 |
Chi lương |
15.254 |
Chi phí máy |
2.828 |
Thuế GTGT |
6.252 |
Chi phí trực tiếp khác |
2.001 |
Tổng |
146.270 |
Ta lại có: Vòng quay VLĐ là 2 vòng / năm
Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp = 146.270/2 = 73.135 (triệu đồng).
HMTD = 73.135 - 40.000 = 33.135 (triệu đồng)
Như vậy, HMTD có thể vay của doanh nghiệp là 33.135 triệu đồng.
3.2 Bài tập 2
Một khách hàng vay ngân hàng A khoản tiền: 300 triệu đồng với thời hạn 6 tháng, lãi suất 1%/tháng. Kế hoạch vay vốn và trả nợ gốc được lên như sau:
- Ngày 5/3 rút vốn 130 triệu đồng.
- Ngày 10/4 rút vốn 100 triệu đồng.
- Ngày 3/5 rút vốn 70 triệu đồng.
- Ngày 15/7 trả nợ 70 triệu đồng.
- Ngày 10/8 trả 90 triệu đồng.
- Số còn lại trả khi hết hạn
+ Yêu cầu: Tính toán số lãi mà khách hàng trên phải trả, thời gian là thời điểm trả nợ dựa trên dư nợ thực tế kèm số tiền gốc.
Bài giải:
- Thời gian từ 5/03 - 15/07 là 4 tháng 10 ngày: 131 ngày.
- Thời gian từ 10/4 - 15/07 là 3 tháng 5 ngày: 95 ngày.
- Thời gian từ 3/5 - 15/07 là 2 tháng 12 ngày: 72 ngày.
Như vậy, dư nợ đến ngày 15/07 là 230 triệu đồng.
- Thời gian từ 15/07 - 10 /08 là 25 ngày.
Dư nợ đến 10/8: 140 triệu đồng.
- 10/08 - 05/09 (ngày đáo hạn hợp đồng): 25 ngày.
Lãi tính theo số dư thực tế:
130* 1%*131/30 + 100*1%*95/30 + 70*1%*72/30 + 230* 1%*25/30 + 140*1%*25/30
Lãi tính theo dư nợ BQ:
Tổng((Di*Ni)* i)/N : ( 130* 131 + 100*95+70*72+230*25+140*25 )* 1%)/( 131+95+72+25+25)
Trong đó:
- Di: Số tiền rút vốn kỳ thứ i (1, 2, 3)
- Ni: Kỳ tính lãi thứ i (1, 2, 3, 4)
- i: Lãi suất cả kỳ
- N: Là số kỳ (ngày) tính lãi
Hoạt động trong ngân hàng rất đa dạng, nhưng điều cốt lõi là bạn cần nắm vững các công thức quan trọng liên quan đến từng nghiệp vụ cụ thể. Hy vọng rằng những dạng bài tập nghiệp vụ ngân hàng thương mại được UB Academy chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cách tiếp cận và giải các bài toán thực tế trong ngành.