Có thể bạn sẽ quan tâm
Các Cách Giả Mạo Chữ Ký Và Những Lưu Ý Để Phòng Tránh
- 1. Những cách giả mạo chữ ký phổ biến
- 1.1.Ký giả theo trí nhớ
- 1.2. Làm giả chữ ký
- 1.3.Sử dụng chữ ký in
- 1.4. Tô đồ lại chữ ký
- 2. Những lưu ý để tránh bị giả mạo chữ ký
- 2.1. Loại bỏ những kiểu chữ ký quá đơn giản
- 2.2. Phức tạp hoá chữ ký bằng những đường giao nhau và những điểm chuyển ngoặt
- 2.3. Tốc độ ký nhanh
- 3. Giả mạo chữ ký có thể bị xử lý như thế nào?
- 3.1. Xử lý hành chính
- 3.2. Xử lý hình sự
- 4. Kết luận
Hiện nay vấn đề giả mạo chữ ký ngày càng phổ biến và hầu hết mục đích của những đối tượng lừa đảo này đều là chiếm đoạt tài sản, tiến hành các giao dịch tại ngân hàng,… Và theo thời gian thì những kẻ lừa đảo cũng đã sáng tạo ra rất nhiều các cách giả mạo chữ ký khác nhau. Vì vậy trong bài viết dưới đây, UB Academy sẽ giới thiệu cho bạn một số cách giả mạo chữ ký cũng như cách phòng tránh hiệu quả nhé.
1. Những cách giả mạo chữ ký phổ biến
Theo như số liệu thống kê thì thông thường sẽ có những cách giả mạo chữ ký phổ biến nhất như sau:
1.1.Ký giả theo trí nhớ
Thông thường thì những đối tượng có thể áp dụng được cách giả mạo chữ ký này đều đã phải có một thời gian dài để quan sát chữ ký thật của người bị làm giả. Họ để ý từng chi tiết sau đó nhớ lại các đặc điểm để ký theo.
Để có thể luyện thành thạo phương pháp ký giả này thì yêu cầu tốc độ ký phải khá nhanh cũng như có độ điêu luyện và mức độ liên kết cao. Nhìn chung qua thì hình dáng khá giống so với chữ ký thật.
Cách giả mạo chữ ký theo trí nhớ được nhiều đối tượng áp dụng
- Cách nhận biết:
Việc dựa trên quan sát để làm ký giả thì khi so sánh đối chiếu vẫn sẽ có một số các kẽ hở. Ở một số chữ thì sẽ có nét thừa hoặc thậm chí là nét thiếu, tại các nét bắt đầu và nét kết thúc cũng như hướng đi của chữ ký là những điểm dễ nhận biết nhất.
1.2. Làm giả chữ ký
Cách giả mạo chữ ký này thường bị nhầm lẫn với phương pháp ký giả theo trí nhớ. Tuy nhiên những người làm giả chữ ký của người khác thì sẽ có một bản mẫu sẵn chữ ký thật và nhìn theo đó để ký theo.
- Cách nhận biết:
Khi so sánh thì kiểu chữ ký này có tốc độ ký khá chậm và không hề trơn. Ngoài ra nét bắt đầu và nét kết thúc cũng sẽ không được tự nhiên.
1.3.Sử dụng chữ ký in
Các đối tượng sử dụng phương pháp này thì sẽ dùng các thiết bị in ấn để in lại chữ ký gốc. Nếu như chỉ nhìn thoáng qua thì rất khó để phân biệt vì đặc điểm hình thức giống hoàn toàn so với chữ ký thật.
- Cách nhận biết:
Khi đối chiếu thì không hề có vết hằn trên giấy, màu mực khi ký cũng không được tự nhiên và ở giữa của nét mực thì sẽ không có vết kéo của đầu bút.
Cách giả mạo chữ ký bằng cách in tuy gần giống 100% nhưng vẫn có kẽ hở
1.4. Tô đồ lại chữ ký
Các đối tượng sử dụng cách giả mạo chữ ký này thường sẽ dựa trên chữ ký thật rồi sử dụng một số phương tiện để tô lại qua ánh sáng ngược hoặc giấy than, thậm chí là vết hằn trên tài liệu.
Đối với việc tô lại qua ánh sáng ngược thì sẽ đặt tài liệu có chữ ký thật lên trên một tấm kính trong suốt. Tiếp tục sẽ đặt tài liệu cần có chữ ký giả bên trên rồi thông qua chữ ký thật phản chiếu trên tài liệu để tô lại các đường nét chữ ký thật.
Đối với việc tô lại qua giấy than thì cũng đặt tài liệu có chữ ký thật lên trên tài liệu cần chữ ký giả qua lớp giấy than. Các đối tượng sẽ sử dụng bút chì để tô theo đường nét chữ kỹ thuật.
- Cách nhận biết:
Nhìn chung thì nhìn qua rất khó để có thể phân biệt được chữ ký thật và chữ ký giả vì cấu tạo và hình dáng khá giống nhau. Tuy nhiên thì tốc độ ký của chữ ký giả theo cách này đều chậm và nét không trơn. Mực ở các nét cũng không đều nhau. Ngoài ra thì đối với trường hợp tôi qua giấy than cũng có thể bị hằn vết bẩn của giấy than ở tài liệu.
2. Những lưu ý để tránh bị giả mạo chữ ký
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì chắc hẳn các bạn đã biết được một số các thủ thuật giả mạo chữ ký của các đối tượng lừa đảo với mục đích xấu. Vậy thì sau đây chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số các cách để phòng tránh điều này:
2.1. Loại bỏ những kiểu chữ ký quá đơn giản
Thông thường thì chữ ký sẽ do một người tự tạo ra cho mình và khi mới bắt đầu thì bất cứ ai cũng luôn lựa chọn những loại chữ ký rất đơn giản. Tuy nhiên có lẽ bạn chưa nghĩ đến hậu quả của vấn đề này.
Chính vì thế nếu như bạn vẫn còn giữ những kiểu chữ ký có đường nét chữ cái quá thông thường và dễ để bắt chước thì tốt nhất là nên đổi để tránh trường hợp bị giả mạo. Như đã nói ở trên thì khi chữ ý càng đơn giản thì kẻ lừa đảo càng dễ mô phỏng.
Hạn chế sử dụng những đường nét quá đơn giản khi ký
Ngoài ra thì bạn cũng nên tự cá nhân hóa chữ ký của mình. Đừng nên lựa chọn những mẫu khí tự quá quen thuộc mà hãy đưa vào một vài điểm nhấn cá nhân để có thể phân biệt. Những phong cách đặc trưng thì thường rất khó bị làm giả.
2.2. Phức tạp hoá chữ ký bằng những đường giao nhau và những điểm chuyển ngoặt
Những kiểu chữ ký có nhiều đường giao nhau và có nhiều điểm chuyển ngoặt thì thường sẽ khó giả mạo hơn. Việc đa dạng hóa thay đổi trong hướng bút sẽ giúp cho chữ ký của bạn trở nên phức tạp và màu mè hơn. Chính những việc tạo điểm nhấn trên các đường nét như vậy thì sẽ khiến cho hướng đi của bút bị rối và rất khó để mô phỏng lại hoàn hảo.
2.3. Tốc độ ký nhanh
Những người có tốc độ ký quá chậm thường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những kẻ lừa đảo hoặc những kẻ giả mạo chữ ký. Trước hết thì bạn hãy quyết định ký một kiểu thống nhất nhưng không phải là những chữ ký giống nhau như một.
Khi bạn có tốc độ ký nhanh và cử động ký lưu loát thì sẽ có những độ nét thanh đậm khác nhau và để một kẻ giả mạo làm lại được điều này thì cũng rất khó.
Tốc độ ký nhanh có thể khiến kẻ giả mạo khó mô phỏng
3. Giả mạo chữ ký có thể bị xử lý như thế nào?
Phụ thuộc vào tính chất cũng như hành vi và hậu quả gây ra mà những cách giả mạo chữ ký của những kẻ lừa đảo sẽ bị xử lý theo từng trường hợp cụ thể:
3.1. Xử lý hành chính
- Điều 24 Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung 2015 trong lĩnh vực tư pháp đã quy định rõ ràng: Những hành vi giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực thì sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
- Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP theo quy định về quyền tác giả thì cũng đã quy định rõ rằng: Đối với những hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trong tác phẩm thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
- Điều 45 Nghị định 110/2013/NĐ-CP trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm cũng đã quy định rằng: Đối với hành vi giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong văn bản thông báo hoặc đơn yêu cầu đăng ký thì sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
3.2. Xử lý hình sự
Theo như điều 359 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì đã quy định rõ ràng về hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn để giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân thì có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
4. Kết luận
Như vậy qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã nắm rõ những thủ thuật giả mạo chữ ký của các đối tượng lừa đảo cùng cách phòng tránh bị giả mạo chữ ký.Hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong những bài viết sắp tới trên UB Academy và Diễn đàn U&Bank để không bỏ lỡ các thông tin thú vị liên quan đến tài chính nhé!