messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Bộ câu hỏi phỏng vấn ứng viên Ngân hàng có kinh nghiệm mới nhất (Phần 2)

Tiếp nối bộ câu hỏi phỏng vấn ứng viên Ngân hàng có kinh nghiệm phần 1; UB Academy tiếp tục tổng hợp và biên soạn, gửi tới bạn bộ câu hỏi mới nhất trong phần 2 này. Nếu như ở phần 1 là những câu hỏi tương đối cơ bản; thì ở phần 2, bạn sẽ bắt gặp những câu hỏi phỏng vấn ứng viên Ngân hàng có phần “hóc búa” và nhạy cảm hơn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi bạn vẫn đang thắc mắc. 

Câu hỏi phỏng vấn ứng viên Ngân hàng có kinh nghiệm mới nhất

Câu 1: Tại sao Anh/Chị không tìm một công việc mới sau nhiều tháng? 

Bạn có thể nhận thấy câu hỏi này hơi nhạy cảm, tuy nhiên, đừng đón nhận nó dưới tư cách cá nhân. Hãy đơn giản trả lời thật ngắn gọn, “Tìm một công việc nào đó không quá khó khăn, tuy nhiên tìm đúng công việc lại cần nhiều thời gian và suy nghĩ thận trọng”. 

Câu hỏi 2: Anh/Chị nghĩ như thế nào về người chủ trước đây? 

Hãy khéo léo trả lời càng khách quan càng tốt. Tránh đào sâu vào vấn đề này. Đây thực ra chỉ là một câu hỏi dò ý, bởi hầu hết các ông chủ đều không muốn có những người cấp dưới bất đồng và khó tính. Nếu bạn thích người chủ trước đây, hãy nói ra điều này cùng với các lý do. Nếu không thích, bạn cũng chỉ nên trình bày những điểm tích cực. 

Câu 3: Nếu được lựa chọn công việc và công ty, Anh/Chị sẽ quyết định nơi làm việc nào trong số các công ty có trên thị trường hiện nay? 

Hãy nói về công việc mục tiêu và điều tạo nên sức hút đối với bạn trong công ty đang phỏng vấn.

Câu 4: Theo nhận định của Anh/Chị, mức lương thích hợp của vị trí này là bao nhiêu? 

Bạn có thể trả lời câu hỏi này như sau: “Xin được hỏi mức lương cơ bản cho các công việc tương tự trong công ty là bao nhiêu?”. Hay, “Là một nhân viên giỏi, tôi hy vọng sẽ nhận được mức lương cao hơn mức trung bình dành cho vị trí này”. 

Nếu công ty không có mức lương rõ ràng, chính bạn sẽ phải dự đoán trước về điều này. Tuy nhiên, bạn nên nâng cao giá trị của mình. Để làm được điều này, bạn hãy nói rằng bạn muốn được biết thêm về các trách nhiệm; nghĩa vụ trong công việc trước khi bàn đến mức lương thực nhận.

Câu 5: Dạng công việc hay công ty nào Anh/Chị đang cân nhắc đến trong thời gian này? 

Câu trả lời tốt nhất trong tình huống này là tập trung hoàn toàn vào công việc cụ thể mà bạn đang phỏng vấn.

Câu hỏi phỏng vấn 6: Anh/Chị thường đọc gì? 

Hãy trả lời thành thật! Nếu có thể, hãy đề cập đến một số sách; báo bạn thường đọc để cập nhật các kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, cũng không phải là vấn đề nếu bạn coi việc đọc sách như một hình thức để giải trí và thư giãn tinh thần.

Câu hỏi phỏng vấn 7: Điều gì tạo động lực cho Anh/Chị nhiều nhất? 

Hãy sử dụng những nền tảng và nhận định về sự nghiệp của chính bạn; tuy nhiên, nên trả lời theo hướng chung chung. Đó có thể là sự hài lòng khi vượt qua các thách thức trong công việc; phát triển tinh thần đồng đội; hoàn thành các mục tiêu của công ty, …

Câu 8: Nêu lên 01 hay 02 ví dụ thể hiện sự sáng tạo của Anh/Chị? 

Hãy đề cập tới các thành công trong mối tương quan giữa công ty và vị trí đang phỏng vấn (nếu có thể).

Câu hỏi phỏng vấn 9: Mục tiêu lâu dài của Anh/Chị? 

Bạn nên cố gắng liên hệ đến công ty đang phỏng vấn; thay vì trả lời một cách chung chung. Hãy trình bày những tham vọng của bạn một cách thực tế! Trước tiên, nói về công việc bạn đang dự tuyển, và sau đó là các mục tiêu lâu dài.

Câu 10: Hãy mô tả một số tình huống khi Anh/Chị bị phê bình trong công việc? 

Bạn chỉ nên mô tả một tình huống duy nhất và nói rằng bạn đã tiến hành khắc phục; hay lập kế hoạch khắc phục vấn đề này. Tránh đi vào chi tiết vấn đề. Nếu người phỏng vấn muốn biết thêm, hãy để họ tự đưa ra câu hỏi.

Câu 11: Mối quan hệ của Anh/Chị với các đồng nghiệp, cả cả cấp trên và cấp dưới? 

Đây là một câu hỏi rất quan trọng; bạn cần phải có thời gian suy nghĩ để trả lời thật hợp lý. Khi nói về mối quan hệ với cấp dưới, bạn nên đề cập đến các nguyên tắc quản lý. Khi nói về cấp trên, hãy thể hiện là bạn rất thông hiểu các kỳ vọng của họ để có thể đạt được các mục tiêu được đề ra. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh tinh thần đồng đội, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.

Câu 12: Hãy trình bày về một tình huống trong công việc khiến Anh/Chị tức tối? 

Bạn có thể trình bày về tình huống này, kèm theo các kỹ năng đã được sử dụng để quản lý và cải thiện tình hình. Tránh mô tả các tình huống công việc tương tự công ty đang phỏng vấn; nếu bạn không muốn nhấn mạnh khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực của chính mình.

Trên đây là tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn ứng viên Ngân hàng có kinh nghiệm mới nhất phần 2. Đừng để sự chủ quan đánh mất cơ hội của bạn. Chúc bạn sẽ thành công trong buổi phỏng vấn Ngân hàng sắp tới. Đừng quên chia sẻ với UB Academy những câu hỏi phỏng vấn ứng viên Ngân hàng có kinh nghiệm mới nhất trong các đợt tuyển dụng sau nhé!