messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Bao Thanh Toán Là Gì? Đặc Điểm Và Quy Trình Bao Thanh Toán

Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận tại hợp đồng mua bán. Vậy quy trình bao thanh toán như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các bước trong quy trình bao thanh toán.

1. Bao thanh toán là gì?

Bao thanh toán là gì

Bao thanh toán là thuật ngữ chỉ một nghiệp vụ tài chính mà theo đó các doanh nghiệp công ty sẽ bán các khoản phải thu của mình cho bên thứ ba là ngân hàng hoặc tổ chức. Đương nhiên giá của các khoản này sẽ thấp hơn giá trị thực đảm bảo có lợi cho bên thứ ba.

Hai bên mua bán sẽ thỏa thuận giá trị, hình thức trả lãi, chiết khấu theo mong muốn thống nhất của đôi bên. Đây được xem là một hình thức đầu tư của bên bao thanh toán tức bên thứ ba khi cung cấp nguồn vốn cho bên bán có thể phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh trong khi các khoản phải thu chưa đến đáo hạn.

2. Đặc điểm của bao thanh toán ở Việt Nam

Đặc điểm của bao thanh toán ở Việt Nam

Hình thức bao thanh toán phổ biến trên khắp thế giới nhưng ở thị trường Việt Nam hình thức này có những đặc điểm riêng. Ở nước ta, bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng ngắn hạn của tổ chức tín dụng mà theo đó các khoản phải thu phải đảm bảo điều kiện không quá 180 ngày.

Khi tiến hành bao thanh toán bên thứ ba tức tổ chức tín dụng sẽ ứng trước cho khách hàng của mình một khoản thấp hơn giá trị thực của khoản phải thu. Mức chênh lệch này chính là phí và lãi tín dụng mà khách hàng phải trả.

  • Hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam bắt buộc phải gắn với tổ chức tín dụng. Các nghiệp vụ như quản lý sổ sách, thu hồi nợ không được coi là chức năng độc lập trong bao thanh toán.
  • Tổ chức thực hiện hoạt động bao thanh toán phải đảm bảo thực hiện các điều kiện, thủ tục, hạn chế như cấp tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng để đảm bảo an toàn.
  • Tổ chức bao thanh toán nhận chuyển giao toàn bộ chứng từ và các giấy tờ khác liên quan đến giao dịch mua, bán để xác lập và chuyển quyền đòi nợ từ bên doanh nghiệp.
  • Ngân hàng hay tổ chức tín dụng phải tiến hành phân tích toàn diện và trực tiếp các giao dịch làm phát sinh khoản phải thu, tình hình tài chính và hoạt động của cả bên bán và bên mua hàng để đánh giá khả năng mang lại lợi ích.

Qua các đặc điểm này có thể thấy hình thức bao thanh toán ở Việt Nam cũng khá tương tự các hình thức tín dụng khác. Cũng cần đánh giá các rủi ro và cần có thế chấp, nhưng thay vì tài sản thì ở đây là quyền đòi nợ.

3. Các phương thức bao thanh toán

Phương thức bao thanh toán có rất đa dạng trong đó nổi bật nhất phải kể đến phương thức bao thanh toán mở và bao thanh toán đóng.

Bao thanh toán đóng thì ngân hàng chỉ phụ trách ứng tiền cho doanh nghiệp và doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm thu hồi nợ từ các khoản phải thu cho bên bao thanh toán. Ngược lại với hình thức bao thanh toán mở thì bên bao thanh toán trực tiếp thu hồi nợ từ các đơn vị thiếu nợ.

Đây là phương thức bao thanh toán được phân chia theo quan hệ hợp đồng giữa bên bao thanh toán và doanh nghiệp. Ngoài hình thức này chúng ta còn có các phương thức khác như: bao thanh toán có quyền truy đòi và bao thanh toán không có quyền truy đòi, bao thanh toán theo hạn mức và bao thanh toán từng lần,…

Mỗi phương thức khác nhau thì quy trình bao thanh toán cũng có sự khác biệt và có những ưu điểm riêng biệt.

 4. Lợi ích của bao thanh toán

Bạn có biết thực sự biết lợi ích của bao thanh toán là gì hay chưa? Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng thì lẽ đương nhiên sẽ giúp ích cho doanh nghiệp huy động vốn. Ngược lại với bên bao thanh toán là ngân hàng hay tổ chức tín dụng thì đây là một dịch vụ cung cấp đến khách hàng.

Như vậy bên doanh nghiệp sẽ thể xoay vòng vốn nhanh, có tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu về dòng tiền không mất nhiều thời gian chờ đợi. Còn bên ngân hàng tổ chức tín dụng sẽ có khách hàng tiêu thụ dịch vụ sẽ có phí và lãi suất đúng với công việc cơ bản của mình.

5. Quy định về bao thanh toán

Quy định về bao thanh toán bao gồm nhiều điều kiện khác nhau như đối tượng cho phép, thời hạn bao thanh toán, quy trình bao thanh toán, chi phí bao thanh toán,…

Chúng ta có thể nói sơ lược về các quy định này như sau:

  • Khách hàng phải đảm bảo điều kiện cụ thể mới có thể được xem xét, quyết định bao thanh toán như độ tuổi phải trên 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi nhân sự, có đủ khả năng tài chính, phương án sử dụng nguồn vốn khả thi,…
  • Đối với khách hàng nước ngoài phải là tổ chức công ty, mục đích sử dụng bao thanh toán hợp pháp. Chứng minh tài chính đủ năng lực để trả nợ, phương pháp sử dụng vốn hợp lý,…
  • Các sản phẩm bị cấm, khoản phải thu trên 180 ngày, các khoản phải thu phải trả đã được bao thanh toán hoặc thực hiện các nghĩa vụ nợ khác, các khoản nợ quá hạn, xảy ra tranh chấp,… thì sẽ không thể thực hiện hoạt động bao thanh toán.
  • Thời hạn bao thanh toán được tính từ ngày tiếp theo từ ngày doanh nghiệp ứng trước số tiền bao thanh toán từ ngân hàng đến khi nợ và lãi bao thanh toán được trả hết theo quy định trong hợp đồng. Nếu ngày cuối cùng rơi vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ được dời vào ngày tiếp theo, trong trường hợp trễ thanh toán sẽ được tính theo quy định trong hợp đồng.
  • Chi phí bao thanh toán là chi phí mà đơn vị tổ chức tín dụng nhận được thông qua hoạt động bao thanh toán theo quy định. Mức này sẽ được hai bên thương lượng và ký kết rõ ràng trong hợp đồng.
  • Trong trường hợp đến hạn mà khách hàng chưa thanh toán cho đơn vị bao thanh toán sẽ phải chịu thêm các lãi suất theo quy định đã quy định rõ trong hợp đồng.

Có thể thấy quy định bao thanh toán được đặt ra để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và giảm thiểu rủi ro cho trong quá trình giao dịch kinh doanh. Các quy định sẽ bảo vệ cả bên bán và bên mua chứ không thiên vị bên nào.

6. Quy trình bao thanh toán

Quy Trình Bao Thanh Toán

Bước 1: Thẩm định hồ sơ và ký Hợp đồng bao thanh toán

Trong bước này, các công việc cần tiến hành như sau:

  • Người bán ký Hợp đồng thương mại với người mua;
  • Người bán làm thủ tục xin tài trợ bao thanh toán;
  • Đơn tài trợ bao thanh toán làm theo mẫu và gửi cho Ngân hàng thương mại hoặc công ty Tài Chính mà mình tin cậy có uy tín.

Các tài liệu liên quan có thuyết minh liên quan như:

  • Hợp đồng thương mại
  • Tên, địa chỉ các bên liên quan

Thẩm định tài trợ:

Sau khi nhận được hồ sơ của khách hàng, Ngân hàng thương mại hoặc Công ty Tài chính tiến hành thẩm định theo nội dung sau:

  • Thẩm định người mua (Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, uy tín trong quan hệ giao dịch….);
  • Thẩm định tình hình người bán (Tính khả thi, Tính ổn định…).

Khi Hợp đồng bao thanh toán sau khi đã được thẩm định an toàn các doanh nghiệp nói trên; hai bên ký Hợp đồng bao thanh toán. Trong đó, bên bao thanh toán là Ngân hàng thương mại; hoặc công ty Tài chính (bên tài trợ) và bên bán (bên được tài trợ).

Bước 2: Người bán thực hiện hợp đồng thương mại

Người bán tiến hành giữ hàng đi cho người mua theo các điều kiện và điều khoản của hợp đồng giao dịch đã ký kết với người mua.

Bước 3: Người bán nộp bộ chứng từ xin tài trợ bao thanh toán

Người bán lập chứng từ hóa đơn và nộp trực tiếp cho đơn vị bao thanh toán.

Kèm theo những văn bản chuyển nhượng khoản nợ (chuyển nhượng quyền hưởng lợi) cho đơn vị bao thanh toán. Chỉ những khoản nợ có thời hạn không quá sáu tháng mới được bao thanh toán.

Bước 4: Đơn vị bao thanh toán thẩm định và thực hiện tài trợ

Nhận được bộ chứng từ và văn bản chuyển nhượng nợ của người bán; đơn vị bao thanh toán cần thẩm định lại tính trung thực chính xác của bộ chứng từ do người bán nộp vào; thẩm định người mua và có ý kiến phản hồi của người mua về hàng hóa dịch vụ mà người bán đã cung ứng.

Sau khi đã khẳng định hoàn toàn đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp; đơn vị bao thanh toán thực hiện việc thanh toán ngay cho người bán bằng việc ghi “Có” vào tài khoản tiền gửi của bên bán; đồng thời gửi bộ chứng từ cho bên mua.

Số tiền đơn vị bao thanh toán hoàn trả ngay cho người bán là số tiền ứng trước, từ 50% đến 80% giá trị bộ chứng từ.

Bước 5: Hoàn tất quy trình bao thanh toán

Khi chứng từ đến hạn bao thanh toán:

  • Đơn vị bao thanh toán gửi yêu cầu thanh toán cho người mua (thông qua ngân hàng của người mua);
  • Bên mua thanh toán toàn bộ số tiền theo bộ chứng từ cho đơn vị bao thanh toán;
  • Đơn vị bao thanh toán xác định số tiền phải thanh toán cho bên thanh toán để hoàn tất quy trình bao thanh toán.

Trên đây là quy trình bao thanh toán có thể bạn cần biết nhằm phục vụ công việc của mình. Hy vọng bài viết do UB Academy biên soạn đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về quy trình bao thanh toán. Đừng quên theo dõi chuyên mục Kiến thức UB Academy, Diễn đàn U&Bank va Blog LearnID để cập nhật nhiều kiến thức hay về ngành.