messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Bảng Đánh Giá Phỏng Vấn Ngân Hàng Mới Nhất

Bảng đánh giá phỏng vấn Ngân hàng là một yếu tố được rất nhiều ứng viên quan tâm trước khi bước vào các buổi phỏng vấn trực tiếp với nhân sự ngân hàng. Bảng đánh giá này ở mỗi Ngân hàng sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên không quá nhiều. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo bảng đánh giá phỏng vấn dưới đây để có được sự chuẩn bị chu đáo nhất. 

Bảng đánh giá phỏng vấn Ngân hàng mới nhất

Mẫu bảng đánh giá phỏng vấn ứng viên chính là mẫu bảng điểm dành cho người phỏng vấn sử dụng để đánh giá người xin việc khi tham gia phỏng vấn. Mục đích của mẫu bảng này là giúp cho quy trình tuyển dụng và phỏng vấn chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Cụ thể, vai trò, ưu và nhược điểm của bảng đánh giá phỏng vấn này là gì? Tất cả sẽ được UB Academy bật mí chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Vai trò của bảng đánh giá ứng viên khi phỏng vấn

Bảng đánh giá phỏng vấn Ngân hàng mới nhất

Bảng đánh giá phỏng vấn

Trong quá trình tuyển dụng nhân sự, bảng đánh giá ứng viên khi phỏng vấn sẽ có vai trò giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận lại quá trình phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp vừa qua có hiệu quả hay không? Đồng thời, dựa vào những thông tin tổng hợp được, nhà tuyển dụng sẽ phân tích được thông tin cần thiết về tính cách, năng lực, học vấn, kinh nghiệm… Từ đó, góp phần cho việc đánh giá khách quan và chính xác hơn.

Nhiều ý kiến cho rằng, khi xây dựng bảng đánh giá phỏng vấn ứng viên này, cuộc phỏng vấn sẽ mất đi sự tương tác, linh hoạt cũng như sẽ tốn nhiều công sức hơn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, bảng đánh giá đó sẽ giúp cho các nhà tuyển dụng đưa ra được quyết định chính xác hơn, tạo sự công bằng cho tất cả các ứng viên. Các ứng viên khi tham gia phỏng vấn sẽ đều được đánh giá theo một thang điểm nhất định, thay vì sự “tùy hứng” hay “có cảm tình”.

Không những vậy, bảng đánh giá ứng viên còn đòi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu kỹ càng của nhà tuyển dụng. Dù có thể hơi mất thời gian nhưng nó sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được tình hình, văn hóa công ty một cách rõ ràng.

2. Bảng đánh giá phỏng vấn Ngân hàng

2.1 Thông tin trong bảng đánh giá phỏng vấn Ngân hàng

Bảng đánh giá phỏng vấn về cơ bản sẽ có những mục thông tin sau:

  • Tên ứng viên
  • Thời gian PV
  • Vị trí
  • Ngày phỏng vấn
  • Người phỏng vấn
  • Bộ phận sàng lọc
  • Các kỹ năng cần khai thác

2.2 Kỹ năng/ Kinh nghiệm

Nhà tuyển dụng sẽ mong muốn “khai thác” những thông tin như kỹ năng, kinh nghiệm từ bạn. Điều này nhằm đảm bảo bạn có thực sự hợp với vị trí Ngân hàng đang tuyển dụng hay không. Vì vậy, phía Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn cần chia sẻ thêm về những thông tin này. 

  • Kinh nghiệm làm việc
  • Kiến thức/ Kỹ năng Ngân hàng
  • Kỹ năng chuyên môn
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Tiềm năng phát triển
  • Tinh thần học hỏi, cầu tiến
  • Khả năng cải thiện hiệu quả công việc
  • Đạo đức nghề nghiệp
  • Trình độ ngoại ngữ, vi tính
  • Các thông tin khác
  • Lý do muốn gia nhập Ngân hàng
  • Mức lương hiện tại
  • Mức lương mong muốn
  • Tham vấn
  • Nhận xét chung

2.3 Đánh giá

Thang điểm đánh giá từ 0 – 10, mức độ hài lòng/ phù hợp tăng dần. 

  • 0: Không có biểu hiện cụ thể
  • 1-3: Có biểu hiện cụ thể rất yếu
  • 4-5: Có biểu hiện cụ thể
  • 6-8: Có biểu hiện cụ thể rõ ràng
  • 9-10: Có biểu hiện cụ thể rất mạnh

Trên đây là bảng đánh giá phỏng vấn Ngân hàng mới nhất bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, mỗi Ngân hàng sẽ có những thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của họ, bạn hãy đọc bài viết với tinh thần “tham khảo” và “áp dụng có chọn lọc”. 

3. Ưu điểm và nhược điểm của bảng đánh giá ứng viên khi phỏng vấn

Bảng đánh giá phỏng vấn Ngân hàng mới nhất

Bảng đánh giá có khá nhiều ưu điểm

Đối với mẫu bảng đánh giá phỏng vấn ứng viên, sẽ có một số ưu điểm và nhược điểm như sau:

3.1 Ưu điểm:

  • Tạo sự công bằng. Tất cả các ứng viên khi tham gia phỏng vấn đều được đánh giá trên thang điểm cố định. Và đồng nghĩa mọi thành viên trong hội đồng tuyển dụng sẽ đều chấm trên bảng biểu cùng tiêu chí đó, giúp sự công bằng sẽ được đảm bảo hơn.
  • Giúp nhà tuyển dụng tập trung. Khi đã có một danh sách các tiêu chí và cách thức thực hiện, nhà tuyển dụng chỉ cần phổ biến, triển khai với phòng nhân sự theo đúng kế hoạch. Việc biết trước mình cần tìm kiếm điều gì ở ứng viên và việc không phải ứng biến nhiều sẽ giúp nhà tuyển dụng tập trung vào quá trình phỏng vấn.
  • Đảm bảo tính chính xác. Khi trực tiếp nghe ứng viên trả lời, hội đồng tuyển dụng sẽ có những đánh giá khách quan và chính xác hơn so với việc ngồi lại, bàn bạc sau phỏng vấn. Vì thế, việc nhanh chóng ghi lại các chi tiết ấn tượng, đánh giá kèm theo số điểm sẽ giúp quá trình sàng lọc ứng viên nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.
  • Cải thiện năng lực của nhà tuyển dụng. Để xây dựng bảng đánh giá phỏng vấn ứng viên hiệu quả và sát thực nhất, đòi hỏi trưởng ban bộ phận phải nắm được chuyên môn và năng lực của vị trí cần tuyển, nhà tuyển dụng phải hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp. Việc này, buộc nhà quản lý, nhà tuyển dụng phải đào sâu nghiên cứu, khai thác hết thông tin để phục vụ cho chiến dịch tuyển dụng. Nhờ đó, phần nào sẽ giúp nâng cao năng lực chuyên môn, quản trị.

3.2 Nhược điểm:

Bảng đánh giá phỏng vấn Ngân hàng mới nhất

Bảng đánh giá cũng có nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì bảng đánh giá năng lực của ứng viên trong quá trình phỏng vấn cũng có một số nhược điểm. Và đây cũng chính là lý do mà nhiều nhà tuyển dụng không sử dụng mẫu bảng này.

  • Mất thời gian và công sức. Đối với những KPI tuyển dụng số lượng lớn trong thời gian gấp rút thì nhà tuyển dụng sẽ phải làm việc hết công suất, mất nhiều thời gian để có thể vừa phỏng vấn, vừa ghi chép đánh giá, vừa thuyết phục trưởng bộ phận.
  • Thiếu sự linh hoạt. Nếu chỉ tập trung hỏi những câu hỏi trong bảng đánh giá phỏng vấn ứng viên thì vô hình chung, nhà tuyển dụng đã khiến cho buổi phỏng vấn mất đi tính tự nhiên, chủ động. Đồng thời, sẽ không có nhiều cơ hội tìm hiểu ứng viên.
  • Thiếu sự tương tác giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Vì phải chăm chăm chấm điểm và ghi chép nên nhà tuyển dụng sẽ rất khó để quan sát được cách trả lời, cử chỉ, phong thái của ứng viên. Dẫn đến việc đưa ra những nhận xét thiếu tính khách quan. Có một cách hữu hiệu để giải quyết khó khăn này là phân chia nhiệm vụ phỏng vấn. Người trưởng phòng chuyên môn sẽ có công việc phỏng vấn và đánh giá chuyên môn của các ứng viên. Còn trưởng phòng nhân sự sẽ giám sát và xem xét tính cách của ứng viên này. Sau đó, cuối mỗi buổi phỏng vấn sẽ có một thư ký giúp 2 người tổng hợp lại những ghi chép để chuẩn bị cho một cuộc thảo luận.

Trên đây là những thông tin chia sẻ chi tiết về vai trò cũng như ưu và nhược điểm của bảng đánh giá phỏng vấn ứng viên. Mong rằng qua bài viết trên, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức thú vị, hữu ích. Hãy theo dõi UB Academy  và Diễn đàn U&Bank để có thêm nhiều kiến thức mới mẻ, hay ho liên quan đến ngành bạn quan tâm nhé!

Đừng quên tham khảo những tips phỏng vấn hay ho để có thể vượt qua vòng phỏng vấn một cách thành công nhất. Chúc bạn có được những thông tin cần thiết để chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn sắp tới của mình!